Nếu là người thích phiêu lưu mạo hiểm, đây là những kỹ năng sinh tồn bạn phải nắm chắc
Bên cạnh quần áo và thức ăn mang theo, bạn còn cần trang bị một số kỹ năng sinh tồn cơ bản để có thể tránh những tai nạn ngoài ý muốn.
Các chuyên gia đã gợi ý rằng mọi người đều nên có kiến thức cơ bản về những điều cần làm khi gặp thảm họa thiên nhiên hoặc bị khủng bố tấn công. Hy vọng là, bạn sẽ chẳng bao giờ cần phải phải dùng đến những kỹ năng sinh tồn này, nhưng nếu gặp chuyện gì đó, bài viết này có thể cứu sống được bạn.
1. Lập kế hoạch
Để bắt đầu hành trình, bạn cần biết được những gì có khả năng xảy ra ở nơi mình định đến. Ví dụ như, bạn cần phải chuẩn bị cho một cơn phun trào của núi lửa nếu như có một vài ngọn núi lửa ở gần đó. Hay nói cách khác, hãy nhận biết được những thảm họa thiên nhiên tiềm tàng tại khu vực đó và chuẩn bị một kế hoạch những điều cần phải làm khi chúng xảy ra.
2. Định hướng
Hãy học cách sử dụng thiên nhiên xung quanh để định hướng, ví dụ như khoảng cách giữa mặt trời và đường chân trời có thể cho bạn biết về thời gian sắp tới của hoàng hôn. Hãy đặt tay bạn sao cho mặt trời nằm ở ngón trỏ và đếm xem khoảng cách giữa mặt trời và đường chân trời là bao nhiêu ngón tay. Mỗi ngón có thời gian tương đương với 15 phút. Kể cả khi nó không gần đúng cho lắm, biết được thời gian sẽ vô cùng quan trọng khi bạn cần phải sắp xếp thời gian và tìm chỗ ngủ qua đêm.
3. Thái độ
Thái độ cũng cực kỳ quan trọng trong tình huống khẩn cấp. Thực tế thì, suy nghĩ tích cực cũng có vai trò cần thiết không kém so với những kỹ năng thể chất. Cơ thể chúng ta đều có những khả năng phi thường, một thái độ tâm lý tích cực sẽ cho bạn sức mạnh mà bạn không hề biết mình có được.
Bạn có còn nhớ câu chuyện về hai chú chuột rơi vào bình sữa không? Một chú đã bỏ cuộc nhưng chú còn lại đã cố gắng bơi thật nhiều đến nỗi sữa trong bình biến thành bơ, thế là chú đã thoát ra được. Hãy trở thành chú chuột thứ hai bạn nhé!
4. Nước
Video đang HOT
Tất cả chúng ta đều biết rằng nước là yếu tố quan trọng nhất cho việc sinh tồn. Sự thiếu nước có thể giết bạn chỉ trong vài ngày. Việc tìm một nguồn nước sạch là cách giải quyết hoàn hảo nhưng nó không có vẻ khả thi cho lắm, tuy nhiên, bạn vẫn có thể tự tìm nước theo cách làm bên trên.
5. Thức ăn
Hy vọng là bạn đã có cho mình một ‘Bug Out Bag’ (bộ dụng cụ sinh tồn) được chuẩn bị đầy đủ, hãy bỏ vào đó những thứ cần thiết như thức ăn. Đầu tiên, hãy kiểm tra thức ăn mà bạn có và chia nhỏ chúng để ăn khi đói. Bạn cũng có thể kiểm tra xem những loại cây trái nào có thể ăn được xung quanh, một vài loại quả cũng có thể được tìm thấy. Tuy nhiên, bạn cần phải chuẩn bị cho mình những kiến thức về cây có độc để phòng tránh chúng.
6. Lửa
Lửa có thể làm cho tình huống sinh tồn của bạn trở nên khác đi. Lửa cung cấp cho bạn nhiệt độ và ánh sáng, bạn cũng có thể làm sạch nước và nấu ăn với lửa, hay là làm khô quần áo. Để tạo ra lửa bạn cần phải có ba yếu tố cần thiết: ôxy, nhiên liệu và nguồn đánh lửa.
Bạn có thể lấy ôxy từ không khí. Nhiên liệu là những thứ có thể đốt cháy được, củi khô luôn là lựa chọn tốt nhất. Nguồn đánh lửa có thể là diêm hay dụng cụ bật lửa. Bạn cũng có thể làm một ‘Hố lửa Dakota’ (như hình vẽ) vì nó có hiệu quả hơn so với việc chỉ đốt củi.
7. Sống sót khi rơi ở thác nước
Nếu bạn bị mắc kẹt trong một dòng nước chảy, cho dù đó là dòng nước mạnh của thác nước nhỏ hay là một con đập thấp, điều quan trọng nhất cần lưu ý đó là đừng hoảng loạn. Hãy cuộn người lại, thả mình xuống đáy và di chuyển xuống hạ lưu. Hãy nổi lên chỉ sau khi bạn đã thoát ra khỏi lực nước chảy mạnh. Thực sự rất khó để lặn, nhưng đó là cách duy nhất để bạn thoát khỏi đó một cách an toàn.
Theo tiin.vn
Môn Hóa THPT quốc gia: Phải học lực giỏi may ra mới đạt 8 điểm
Thầy giáo Phạm Thanh Tùng nhận định, đề thi Hóa học THPT quốc gia năm 2018, thí sinh phải đạt xếp loại học lực giỏi và hiểu bản chất vấn đề, biết đan xen giữa kiến thức cơ bản, vận dụng và vận dụng cao mới có thể đạt được điểm.
8 câu hỏi cuối là câu hỏi ở mức độ vận dụng cao, được đánh giá là lạ và rất khó.
Thầy giáo Phạm Thanh Tùng cho rằng,cũng như đề thi năm 2017, độ khó của các câu hỏi được xếp theo thứ tự tăng dần về độ khó, nhưng đề thi năm nay tính phân loại cao hơn.
Phạm vi ra đề bao gồm cả kiến thức lớp 11 và lớp 12, nhưng trọng tâm là kiến thức lớp 12 (chiếm khoảng 80%). Các câu hỏi lớp 11 (chiếm khoảng 20% phân bổ đều các chương. Ví dụ chương sự điện li có 1 câu, chương nito có 1 câu. Chương cacbon-silic 3 câu, chương hidrocacbon 2 câu và chương ancol-phenol 1 câu.
40 câu trong đề thi được phân bố 1 cách rất hợp lý theo mức độ từ dễ đến khó và rất khó như sau:
12 câu đầu dễ, ở mức độ nhận biết, tương đương 5 câu đầu trong "Ai là triệu phú". Học sinh nào không kiếm được đủ điểm ở phần này hoặc phải dùng "quyền trợ giúp" thì quả là hơi yếu.
20 câu tiếp theo vẫn còn dễ nhưng có thách thức hơn một chút, ở mức độ thông hiểu và tăng độ khó so với đề năm ngoái. Các câu hỏi vận dụng và câu hỏi thông hiểu xen kẽ nhau. Đây là phần lấy điểm chủ yếu của các bạn.
8 câu hỏi cuối là câu hỏi ở mức độ vận dụng cao, được đánh giá là lạ và rất khó. Ví dụ như câu 73, 74. Những câu hỏi chưa từng xuất hiện trong các đề thi. Nhưng câu hỏi tổng hợp về este, peptit, cũng như kim loại, H và NO3-. Các câu hỏi này chính là những câu hỏi để phân loại học sinh khá và giỏi. Phổ điển phổ biến năm nay sẽ rơi vào mức điểm 5-6. Sẽ hiếm có điểm 9,5-10.
Có thể đánh giá một cách tổng quan là đề thi THPT QG năm nay khó hơn đề năm ngoái. Tính toán nhiều hơn, cần phải cẩn thận đọc kỹ đề hơn, ko dùng nhiều máy tính Casio như đề năm trước. Năm nay học sinh hoàn toàn phải hiểu bản chất mới làm được bài. Các phương án gây nhiễu đáp án cũng khó phát hiện ra hơn, tránh khoanh bừa đáp án mà vẫn đạt điểm trong kỳ thi.
Thuận lợi cho việc xét tuyển đại học
Cô giáo Trịnh Thị Kim Thu - giáo viên Trường THPT Chu Văn An, Hà Nội cho rằng, đề thi Hóa bám sát chương trình giáo dục phổ thông, như đề thi tham khảo của Bộ. Đề thi có 20% kiến thức hóa học lớp 11, còn lại là lớp 12. Đề khá hay, nhưng không quá lạ, đảm bảo độ phân hóa tốt.
Có 20 câu đầu khá dễ, học sinh lực học trung bình có thể lấy điểm,12 câu tiếp theo dành cho học sinh có sức học khá hơn. Lượng câu hỏi lý thuyết (23 câu - 60%) và bài tập (17 câu - 40%) là khá hợp lý và nhìn chung không thay đổi so với đề thi 2017.
Nhìn chung, đề thi chủ yếu nằm trong chương trình Hóa 12 (khoảng 32 câu, chiếm 80%), có lồng ghép một phần kiến thức 11 (khoảng 8 câu, chiếm 20%) theo chương trình sách giáo khoa cơ bản hiện hành (đã giảm tải).
Đề thi có độ khó cao hơn năm 2017, đảm bảo độ phân hóa tốt hơn. Trong đó 20 câu đầu khá đơn giản, nhưng 20 câu sau có độ khó ngày một tăng dần, đặc biệt 8 câu cuối đề đều là những câu phân loại cao và là những bài tính toán phức tạp.
Với đề thi như vậy, đảm bảo tốt phân loại, các trường đại học, cao đẳng thuận lợi cho việc xét tuyển sinh.
Theo cô giáo Vũ Thị Phương Quế - giáo viên Hóa học Trường THPT chuyên Nguyễn Huệ, đề thi Hóa học (mã đề 209): Đề có tính phân loại tốt, đáp ứng yêu cầu vừa để xét tốt nghiệp, vừa lấy kết quả tuyển sinh vào đại học, cao đẳng. Nội dung kiến thức chủ yếu ở lớp 12, có khoảng 20% kiến thức lớp 11.
Ấn tượng với đề thi là kiến thức được phủ đều, cân đối giữa câu hỏi lý thuyết và bài tập, có một số câu liên hệ thực tế và thực hành hóa học. So với đề năm ngoái, độ khó tăng hơn, cách ra đề hay hơn. Học sinh thi để đáp ứng yêu cầu xét tốt nghiệp, đạt 5 điểm không khó.
Khoảng 12 câu đầu, hầu như học sinh đọc và có thể có đáp án luôn; bắt đầu có tính phân loại từ câu 21. Để đạt điểm 8 - 8,5, học sinh có kiến hóa học chắc chắn, chăm chỉ dễ đạt được. Tuy nhiên, để đạt đến điểm 9-10, ngoài kiến thức chắc chắn, đòi hỏi học sinh phải có kĩ năng làm bài rất tốt, phản ứng nhanh.
Đề năm nay có một số điểm mới nằm ở phần bài tập phân loại cao (thường là hỗn hợp nhiều phần, nhất là phần hưu cơ). Ví dụ, câu 73 là kiến thức tổng hợp 2 phần peptit và este; câu 74 là giữa aminoaxit và axit...
Gần 20% tổng số câu hỏi thuộc chương trình Hóa học 11
Giáo viên tổ Hóa học - Hệ thống giáo dục HOCMAI nhận định, nhìn chung đề thi được đánh giá tương đối hay, độ phân hóa ở mức chấp nhận được. Từ câu 61 của đề thi bắt đầu có sự phân hóa (tức là 50% tổng số câu hỏi được dùng để xét tốt nghiệp, 50% số câu hỏi được dùng để phân loại trình độ thí sinh).
Năm nay là năm đầu tiên có sự xuất hiện nội dung của chương trình Hóc học 11 trong đề thi THPT quốc gia. Tỉ lệ câu hỏi thuộc chương trình Hóa học 11 là 17,5 %, còn lại là các câu hỏi thuộc chương trình lớp 12. Các câu hỏi thuộc chương trình lớp 11 chủ yếu ở cấp độ Nhận biết; Thông hiểu và Vận dụng; không có câu hỏi Vận dụng cao đề thi gần như bao quát được các chuyên đề trọng tâm của chương trình Hóa học 11.
Đề thi vẫn sắp xếp theo thứ tự từ dễ đến khó nhưng ở mức tương đối. Các câu hỏi cực khó bắt đầu từ câu 73 đến 80 trong đó có sự móc nối kiến thức lớp 11 và 12 (câu 74 mã 209). Từ câu 41 đến 72 là câu Nhận biết; Thông hiểu và Vận dụng thấp.
Vẫn như mọi năm, đề thi xuất hiện câu hỏi giải bài tập Hóa học bằng phương pháp đồ thị (câu 64 mã đề 209 hay câu 72 - mã đề 202). Điểm mới của câu hỏi sơ đồ thí nghiệm năm nay là học sinh phải vận dụng kiến thức để trả lời thay vì chỉ ghi nhớ kiến thức như mọi năm. Ví dụ: (câu 55 - mã 209; câu 57 - mã 202, yêu cầu học sinh phải hiểu bản chất hóa học suy ra hiện tượng sau phản ứng.
Số câu hỏi đếm có xu hướng tăng (đếm số phát biểu đúng; đếm số thí nghiệm đúng). Đây là những câu hỏi yêu cầu học sinh nắm được đa dạng kiến thức mới có thể làm được. Đề thi cũng xuất hiện các câu hỏi gắn với thực tiễn (câu 51 mã 209) về tác hại của khí CO - một loại khí thường xuyên xuất hiện trong các đám cháy gây tác hại cho con người.
So với đề thi năm 2017, đề thi không xuất hiện thêm các dạng câu hỏi mới, lạ như thông lệ và tương tự đề thi tham khảo Bộ đã công bố hồi tháng 1/2018.
Thái Bình - Mỹ Hảo
Theo Dân trí
Thủ khoa khối C xinh đẹp của trường Báo và bí kíp luyện thi từ 3-6h sáng Theo Nông Hằng, sĩ tử không nên để bản thân rơi vào tình trạng học quá sức mà hãy học khi cảm thấy thoải mái, dễ tiếp thu nhất. Bất kỳ môn học nào muốn để đạt được kết quả tốt đều cần phải có phương pháp học tập phù hợp. Đặc biệt là với các môn học khối C - những bộ...