Nếu chỉ tra cứu thông tin thì không nên để học sinh dùng điện thoại trong giờ học

Theo dõi VGT trên

Việc Bộ Giáo dục và đào tạo (GD-ĐT) mới đây cho phép học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học với sự đồng ý của giáo viên, đến nay vẫn còn nhiều tranh cãi. Thậm chí một số chuyên gia đã thực nghiệm vấn đề này trong khi dạy học và rút ra kết luận: Không hề dễ dàng.

Nếu chỉ tra cứu thông tin thì không nên để học sinh dùng điện thoại trong giờ học - Hình 1

Cần quản lý tốt thay vì cấm hoàn toàn sử dụng điện thoại thông minh phục vụ học tập

Quan niệm cởi mở

Bộ GD-ĐT vừa công bố Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT với nhiều đổi mới về Điều lệ trường THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học. Nếu so với Thông tư 12/2011/TT-BGDĐT bị thay thế, thì thông tư mới này đã bỏ quy định cấm học sinh sử dụng điện thoại di động trong giờ học. Thông tin này ngay lập tức đã gây ra nhiều ý kiến trái chiều trong giáo viên, phụ huynh học sinh.

Ông Nguyễn Xuân Thành – Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học (Bộ GD-ĐT) cho biết, Điều 37 của Thông tư 32 vừa được ban hành quy định về các hành vi mà học sinh không được làm. Một trong số đó là “Sử dụng điện thoại di động khi đang học tập trên lớp mà không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho phép”. Theo Thông tư 12 trước đây, hành vi học sinh không được làm là “sử dụng điện thoại di động trong giờ học”, có nghĩa là cấm hoàn toàn việc sử dụng điện thoại trong giờ học.

Như vậy, thông tư mới sẽ áp dụng từ ngày 1-11 tới chỉ cấm sử dụng mà không phục vụ cho việc học tập và sử dụng sẽ có sự quản lý của giáo viên. Ông Nguyễn Xuân Thành giải thích, Bộ GD-ĐT đưa ra quy định này để hỗ trợ trong trường hợp học sinh cần truy cứu, tìm những nguồn học liệu để hỗ trợ cho bài học khi được sự cho phép của giáo viên. Việc đó nhằm đáp ứng xu hướng chuyển đổi số trong giáo dục với việc khuyến khích giáo viên, học sinh sử dụng và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học.

“Ở các quốc gia có điều kiện, học sinh khi đến lớp có thể vừa thực hiện các bài học trên lớp, vừa có thể tra cứu thông tin, truy cập các bài học ở trên mạng. Giáo viên tổ chức cho học sinh học tập theo cách như vậy để phát triển phẩm chất, năng lực. Hơn nữa, với những lớp chưa có điều kiện về máy tính mà học sinh cần phải tìm nguồn học liệu qua mạng LAN của trường thì có thể sử dụng điện thoại như là một công cụ để truy cập, phục vụ mục đích học tập” – ông Nguyễn Xuân Thành lý giải.

Lợi ích và hệ lụy

Video đang HOT

Trước quy định mới này, chị Hoàng Thu Minh, phụ huynh học sinh trường THCS Đoàn Thị Điểm cho biết, gia đình chị không trang bị điện thoại thông minh cho con vì lo con mải vào mạng xã hội, chơi game và mất tập trung học tập. Nay nếu có quy định được sử dụng điện thoại phục vụ học tập thì có khả năng gia đình sẽ phải mua điện thoại cho con, nhưng lại không có biện pháp kiểm soát. “Nhà trường có khẳng định sẽ quản lý học sinh chỉ sử dụng điện thoại để học mà không sa đà vào mạng xã hội hay các trang web độc hại hay không?” – chị Minh thắc mắc.

Lý giải về điều này, ông Nguyễn Xuân Thành cho biết, trong giờ học thì mọi hành động của học sinh phải được giáo viên kiểm soát. Ngoài ra, cần phải hiểu, việc giáo viên cho phép sử dụng điện thoại cho mục đích học tập cũng chỉ trong một giai đoạn ngắn, sau đó phải dừng lại chứ không thể có chuyện sử dụng điện thoại xuyên suốt giờ học. Có thể hình dung, trên lớp giáo viên sẽ giao cho học sinh bài tập, có những học sinh cần phải tra cứu thông tin trên mạng để làm bài. Tuy nhiên cũng có học sinh khác lại không cần đến việc tra cứu thông tin trên mạng mà vẫn có thể hoàn thành được bài tập của mình. Như vậy để thấy, Bộ GD-ĐT không cấm dùng điện thoại trong lớp nhưng cũng không có nghĩa là được dùng một cách thoải mái, không có sự kiểm soát.

TS Nguyễn Tùng Lâm – Chủ tịch Hội đồng Giáo dục trường THPT Đinh Tiên Hoàng (quận Ba Đình, HàNội) cho rằng, hiện nay các trường đang triển khai chương trình giáo dục mở và nguồn học liệu cũng rất phong phú. Do đó, không nên cấm mà làm sao để học sinh sử dụng điện thoại di động đúng mục đích phục vụ cho việc học. “Bộ GD-ĐT đã có quy định cởi mở. Giáo viên có quyền cho học sinh sử dụng điện thoại thông minh trong giờ học, nhưng phải có năng lực để quản lý. Phụ huynh cũng phải giáo dục con trong việc sử dụng điện thoại thay vì lo lắng” – TS Nguyễn Tùng Lâm phân tích.

Nếu chỉ tra cứu thông tin thì không nên để học sinh dùng điện thoại trong giờ học - Hình 2

Nhiều lo lắng về việc kiểm soát học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học

Không dễ quản lý

Theo ông Đoàn Minh Châu – Hiệu trưởng trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai (quận Bắc Từ Liêm, HàNội) thì việc học sinh sử dụng điện thoại di động cho một số môn học đòi hỏi phải tra cứu, tìm thông tin trên mạng, chụp lại bài giảng… là cần thiết. Tuy nhiên, cái khó là giáo viên phải kiểm soát được việc sử dụng điện thoại của học sinh trong giờ học, đặc biệt là trong giờ kiểm tra, nếu không sẽ dẫn đến những mặt trái như những lo lắng của phụ huynh học sinh hiện nay.

PGS.TS Chu Cẩm Thơ – Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam cho biết, kinh nghiệm từ mấy năm tổ chức thực nghiệm việc sử dụng điện thoại thông minh trong học Toán ở trường THCS và THPT cho thấy, việc giáo viên quyết định cho học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học không hề dễ dàng.

“Trong các giờ thực nghiệm, chúng tôi đã thiết kế hoạt động phải sử dụng điện thoại, điện thoại có cài phần mềm để hỗ trợ việc học, thế nhưng cả giáo viên và học sinh đều phải tuân thủ nội quy chặt chẽ. Quan trọng nhất là học sinh trong các giờ học đó có tâm thế tự học khá cao, các em được hướng dẫn và làm quen với điện thoại để nó trở thành phương tiện học tập. Ở các lớp tôi thực nghiệm, trường học đã là trường công nghệ rồi, nghĩa là các học sinh và giáo viên đều thành thạo vấn đề an ninh mạng.

Tất cả đều tuân thủ và được giám sát khi nhà trường đầu tư hạ tầng tốt. Năng lực kiểm soát nằm ở người giáo viên, nhà quản lý và hệ thống quản lý của nhà trường. Nhưng việc này không hề đơn giản, nó là một quá trình rèn giũa hành vi, thói quen, đồng thời là sự tuân thủ nghiêm ngặt các nội quy và trách nhiệm. Người giáo viên không những có thể tạo ra bài học “phải dùng công nghệ” mà còn đảm bảo được những tình huống phát sinh” – PGS.TS Chu Cẩm Thơ chia sẻ.

Cũng qua thực tế triển khai, PGS.TS Chu Cẩm Thơ cho rằng việc sử dụng điện thoại thông minh trong dạy và học là cần thiết, nhưng chỉ có thể triển khai khi có sự đồng bộ. “Trong một lớp học, em thì có điện thoại, em lại không có điện thoại, vậy mà vẫn tổ chức cho dùng thì không ổn. Đó là chưa kể các phần mềm trên những điện thoại đó có được cài đặt đồng bộ hay không. Vì chỉ cần sự khác biệt giữa các nền tảng đôi khi sẽ cho ra những kết quả khác nhau, gây tranh cãi, thì việc đi giải quyết nó còn nhọc hơn việc không dùng nó.

Tôi cũng cho rằng, nếu chỉ để tra cứu thông tin thì không nên dùng điện thoại. Trong học tập, thử thách nhớ và kết nối thông tin là việc đáng để học sinh trải nghiệm. Còn những thông tin phạm vi rộng thì có thể cho học sinh tự do đọc, tự do tìm kiếm ngoài giờ học mà không cần thiết phải thực hiện ngay trong lớp” – PGS.TS Chu Cẩm Thơ khẳng định.

Nếu chỉ tra cứu thông tin thì không nên để học sinh dùng điện thoại trong giờ học - Hình 3

“Trong một lớp học, em thì có điện thoại, em lại không có điện thoại, vậy mà vẫn tổ chức cho dùng thì không ổn. Đó là chưa kể các phần mềm trên những điện thoại đó có được cài đặt đồng bộ hay không. Vì chỉ cần sự khác biệt giữa các nền tảng đôi khi sẽ cho ra những kết quả khác nhau, gây tranh cãi, thì việc đi giải quyết nó còn nhọc hơn việc không dùng nó. Tôi cũng cho rằng, nếu chỉ để tra cứu thông tin thì không nên dùng điện thoại. Trong học tập, thử thách nhớ và kết nối thông tin là việc đáng để học sinh trải nghiệm. Còn những thông tin phạm vi rộng thì có thể cho học sinh tự do đọc, tự do tìm kiếm ngoài giờ học mà không cần thiết phải thực hiện ngay trong lớp”.

PGS.TS Chu Cẩm Thơ -Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam

Cho học sinh dùng điện thoại: Cần hướng dẫn cụ thể hơn

Với quy định mới cho phép học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học, nhiều giáo viên, nhà quản lý giáo dục cho rằng, phải có hướng dẫn cụ thể hơn, nếu không sẽ làm khó các trường.

Cho học sinh dùng điện thoại: Cần hướng dẫn cụ thể hơn - Hình 1

Học sinh được dùng điện thoại trong giờ học, thầy cô khó kiểm soát?

Tin tưởng mới giao điện thoại cho con

Điều 37, Thông tư 32 Ban hành Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học mà Bộ GD&ĐT vừa ban hành quy định những hành vi học sinh không được làm, trong đó có nội dung: "Sử dụng điện thoại di động, các thiết bị khác khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho phép". Như vậy, có thể hiểu, học sinh được sử dụng điện thoại trong giờ học nếu giáo viên cho phép. Đây là điểm mới, khác hoàn toàn với Thông tư 12 trước đây (cấm học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học).

Bà Phạm Thị Xuân Oanh, Hiệu trường Trường THCS Kim Giang (quận Thanh Xuân, Hà Nội), cho biết, khi được cho phép, những giờ học cần tra cứu thông tin, giáo viên cho học sinh dùng điện thoại để học tập, giờ không cần đến thì cất đi. Thực tế, thỉnh thoảng cũng có em táy máy nghịch trong giờ học nhưng sẽ bị giáo viên nhắc nhở. "Quy định học sinh được sử dụng điện thoại khiến phụ huynh lo ngại là đúng. Nếu gia đình giáo dục, tin tưởng, học sinh có ý thức thì cho dùng, còn cảm thấy con chưa ý thức tự giác cao thì chưa nên cho dùng", bà Oanh nói.

Thầy Trần Mạnh Tùng, giáo viên Trường THCS - THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội), cho rằng, quy định đơn giản nhưng thực hiện lại phức tạp cho các nhà trường, đặc biệt là giáo viên các bộ môn. Theo thầy Tùng, để làm được, mỗi nhà trường phải có bộ quy tắc quy định dùng điện thoại ra sao, trong đó cả giáo viên, học sinh đều phải được hướng dẫn sử dụng ra sao cho hiệu quả. "Bộ GD&ĐT cần có sự hướng dẫn cụ thể hơn, nếu không, các nhà trường sẽ rất khó khăn, lúng túng và đóng chặt cửa để đảm bảo an toàn", thầy nói.

Lấy ý kiến giáo viên, phụ huynh

Giám đốc Sở GD&ĐT Quảng Nam, ông Hà Thanh Quốc, cho rằng, quy định mới cho phép học sinh dùng điện thoại sẽ giúp các em tăng cường ứng dụng công nghệ vào học tập. Tuy nhiên, khi đi vào thực tế triển khai, cần hướng dẫn cụ thể để học sinh hiểu điện thoại di động chỉ là một phương tiện hỗ trợ tốt hơn. "Nói là vậy, nhưng học sinh THCS - THPT còn nhỏ, có em có ý thức sẽ chấp hành tốt, cũng có em lười học, thầy cô giảng bài sẽ lén lấy điện thoại nhắn tin, lướt web... Sẽ rất khó khăn cho các thầy cô trong tổ chức dạy học", ông Quốc nói.

"Quản lý điện thoại học sinh ra sao, sử dụng giờ nào, cần có sự đồng thuận giữa ban giám hiệu, phụ huynh và học sinh mới thực hiện được", Giám đốc Sở GD&ĐT Quảng Nam, ông Hà Thanh Quốc

Vì thế, Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Nam cho biết, địa phương không vội vàng áp dụng mà sẽ tổ chức hội nghị lấy ý kiến giáo viên, phụ huynh, từ đó có hướng dẫn cụ thể hơn để tránh các trường mỗi nơi làm một kiểu. Các trường cũng phải tổ chức các buổi sinh hoạt để trao đổi, hướng dẫn học sinh quy tắc sử dụng điện thoại. "Khi đó, quản lý điện thoại học sinh ra sao, sử dụng giờ nào có sự đồng thuận giữa ban giám hiệu, phụ huynh và học sinh mới thực hiện được", ông Quốc nói.

Lãnh đạo một Sở GD&ĐT khác nói rằng, nhiều người lầm tưởng Bộ GD&ĐT cho phép học sinh sử dụng điện thoại đồng nghĩa với việc gia đình phải trang bị điện thoại di động cho học sinh. "Các địa phương cần có hướng dẫn cụ thể dựa trên tình hình, điều kiện thực tế của mình. Theo đó, những vùng khó khăn, học sinh không có điều kiện khi được giao tìm học liệu qua mạng, qua sách báo, không bắt buộc em nào cũng phải có điện thoại", vị lãnh đạo này nói.

Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học (Bộ GD&ĐT), ông Nguyễn Xuân Thành, lý giải, Thông tư 12 không cấm học sinh mang điện thoại đến trường. "Vì đây là phương tiện để các em liên lạc với cha mẹ. Các nhà trường cần hướng dẫn, quản lý để các em sử dụng điện thoại và các thiết bị công nghệ khác một cách phù hợp, hỗ trợ việc học hiệu quả hơn", ông Thành nói. Theo ông Thành, hiện nay, Bộ GD&ĐT không có hướng dẫn cụ thể cho từng giáo viên thực hiện, bởi giáo viên được giao quyền chủ động tổ chức, quản lý lớp học. Vì thế, hơn ai hết, giáo viên biết giờ học nào cho phép học sinh sử dụng điện thoại, đồng thời có cách để giám sát các em. Cách làm như vậy cũng đảm bảo mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông mới khi chú trọng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh, trong đó khẳng định vai trò học sinh tự chủ, tự học là những năng lực cốt lõi.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Tóm dính cặp đôi Vbiz bí mật chờ nhau ra về ở sự kiện, "bà hàng xóm" khui tin đã về ra mắt gia đình?Tóm dính cặp đôi Vbiz bí mật chờ nhau ra về ở sự kiện, "bà hàng xóm" khui tin đã về ra mắt gia đình?
07:19:30 27/01/2025
Vụ 2 con theo bố lên rẫy rồi mất tích: Tìm thấy thi thể bé gáiVụ 2 con theo bố lên rẫy rồi mất tích: Tìm thấy thi thể bé gái
06:15:43 27/01/2025
Đôi nam nữ bị sát hại vào tối 27 Tết ở Nghệ AnĐôi nam nữ bị sát hại vào tối 27 Tết ở Nghệ An
07:44:26 27/01/2025
Sau 4 mối tình thất bại, Lý Băng Băng để lại tài sản khổng lồ cho cháu traiSau 4 mối tình thất bại, Lý Băng Băng để lại tài sản khổng lồ cho cháu trai
07:56:47 27/01/2025
Đi bộ 70km về quê ăn Tết trong 17 tiếng, cô gái quê Đồng Nai tiết lộ 2 ngày rợn người, không khuyến khích làm theoĐi bộ 70km về quê ăn Tết trong 17 tiếng, cô gái quê Đồng Nai tiết lộ 2 ngày rợn người, không khuyến khích làm theo
09:02:27 27/01/2025
Mối quan hệ của HIEUTHUHAI và Tăng Mỹ Hàn hiện thế nào?Mối quan hệ của HIEUTHUHAI và Tăng Mỹ Hàn hiện thế nào?
07:12:33 27/01/2025
Ô tô 5 chỗ nhưng chở 7 người sẽ bị phạt như thế nào?Ô tô 5 chỗ nhưng chở 7 người sẽ bị phạt như thế nào?
06:25:24 27/01/2025
Mỹ nhân cổ trang đẹp phong thần nhất màn ảnh Hoa ngữ hiện tại: 10 tạo hình hoàn mỹ biến phim trường thành sân khấu thời trangMỹ nhân cổ trang đẹp phong thần nhất màn ảnh Hoa ngữ hiện tại: 10 tạo hình hoàn mỹ biến phim trường thành sân khấu thời trang
05:58:30 27/01/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Xót xa cảnh Chu Thanh Huyền bị ốm nhập viện, Quang Hải một mình chăm vợ, giặt giũ ngày giáp tết

Xót xa cảnh Chu Thanh Huyền bị ốm nhập viện, Quang Hải một mình chăm vợ, giặt giũ ngày giáp tết

Sao thể thao

12:35:21 27/01/2025
Đêm 26/1 (tức ngày 27 Tết âm lịch), hot girl Chu Thanh Huyền - vợ tiền vệ ĐT Việt Nam Nguyễn Quang Hải gây lo lắng khi chia sẻ hình ảnh trong bệnh viện.
Thiên An tiếp tục "gặp biến" gây hoang mang ngày 28 Tết

Thiên An tiếp tục "gặp biến" gây hoang mang ngày 28 Tết

Sao việt

12:33:43 27/01/2025
Sáng ngày 27/1 (tức 28 Tết), cộng đồng mạng xôn xao khi phát hiện trang fanpage cá nhân được Thiên An sử dụng để đăng tải những bài tố căng nay đã bay màu .
Nóng: Chính thức bắt giữ, dẫn độ nam diễn viên lừa bán hàng trăm đồng nghiệp sang biên giới Thái Lan - Myanmar

Nóng: Chính thức bắt giữ, dẫn độ nam diễn viên lừa bán hàng trăm đồng nghiệp sang biên giới Thái Lan - Myanmar

Sao châu á

12:27:17 27/01/2025
Khi vụ việc lừa bán nam diễn viên Vương Tinh bại lộ, Nhan Tuấn Phong đã bỏ trốn khỏi Trung Quốc. Cảnh sát Trung Quốc liền phát lệnh truy nã quốc tế đối với y.
Thần đồng 10 tuổi vào đại học, 13 tuổi đã tốt nghiệp nhận lương 6,8 triệu đồng/ tháng nhưng vẫn chán nản vì đánh mất tuổi thơ hồn nhiên

Thần đồng 10 tuổi vào đại học, 13 tuổi đã tốt nghiệp nhận lương 6,8 triệu đồng/ tháng nhưng vẫn chán nản vì đánh mất tuổi thơ hồn nhiên

Netizen

12:26:34 27/01/2025
Tốt nghiệp đại học từ khi còn rất nhỏ, cô gái này đã rơi vào khủng hoảng, chật vật tìm việc và rồi phải làm công việc với mức lương ít ỏi.
Đây là món ăn cực dễ nấu mà rất ngon lại làm "bừng sáng", nâng cấp mâm cơm ngày Tết

Đây là món ăn cực dễ nấu mà rất ngon lại làm "bừng sáng", nâng cấp mâm cơm ngày Tết

Ẩm thực

11:36:20 27/01/2025
Chỉ cần bạn làm theo các bước hướng dẫn chi tiết dưới đây là sẽ có món ngon, đẹp mắt trong bữa cơm ngày Tết. Chế biến một lần, ăn được trong nhiều ngày.
Hoa cúc tốt đủ bề nhưng không dùng loại bán trưng Tết

Hoa cúc tốt đủ bề nhưng không dùng loại bán trưng Tết

Sức khỏe

11:33:23 27/01/2025
Theo tài liệu cổ, cúc hoa trắng có tác dụng tán phong thanh nhiệt, bình can, minh mục, giải sang độc. Cúc hoa vàng vị đắng cay, tính ôn, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, minh mục, hạ áp. Liều dùng có thể từ 10-15g dưới dạng thuốc sắc.
Huyền thoại game thế giới mở bất ngờ có khuyến mại "khủng", mức giá thấp nhất từ trước tới nay trên Steam

Huyền thoại game thế giới mở bất ngờ có khuyến mại "khủng", mức giá thấp nhất từ trước tới nay trên Steam

Mọt game

11:32:57 27/01/2025
Các game thủ không nên bỏ lỡ mất siêu phẩm đầy chất lượng này. Các tựa game thế giới mở luôn có tính chơi lại rất cao vì ở đó, có vô số những điều thú vị chờ đợi các game thủ khám phá.
6 món đồ tôi ưng "hết nước chấm", Tết năm sau xin hứa tiếp tục mua

6 món đồ tôi ưng "hết nước chấm", Tết năm sau xin hứa tiếp tục mua

Sáng tạo

11:32:18 27/01/2025
Dịp Tết năm nay, tôi thấy nhà nào cũng trang hoàng nhà cửa rất bắt mắt. Đây là cách mà đỗ nghèo khỉ là tôi trang trí nhà cửa chơi Tết: Đẹp ngất ngây lại còn rất sang!
Bắt giữ 7 đối tượng cưỡng đoạt tài sản dưới hình thức bảo kê bán đào Tết

Bắt giữ 7 đối tượng cưỡng đoạt tài sản dưới hình thức bảo kê bán đào Tết

Pháp luật

11:26:57 27/01/2025
Mỗi ngày các nhóm đối tượng thu được khoảng 500 - 1.000 trường hợp (tính trên đầu gốc đào). Tổng số tiền bọn chúng thu được khoảng 2 tỷ đồng.
Tử vi 12 cung hoàng đạo ngày 27/1: Kim Ngưu phát triển, Bọ Cạp thuận lợi

Tử vi 12 cung hoàng đạo ngày 27/1: Kim Ngưu phát triển, Bọ Cạp thuận lợi

Trắc nghiệm

10:52:47 27/01/2025
Xem tử vi 12 cung hoàng đạo hôm nay 27/1 về sự nghiệp, tài lộc, tình yêu. Hôm nay, Kim Ngưu hãy tự tin thể hiện khả năng, Bọ Cạp cần nhanh chóng nắm bắt cơ hội.
Va chạm với ô tô tải, xe chở khách lật nghiêng bên quốc lộ

Va chạm với ô tô tải, xe chở khách lật nghiêng bên quốc lộ

Tin nổi bật

10:34:51 27/01/2025
Vụ va chạm giữa xe khách và ô tô tải trên quốc lộ 1A đoạn qua Đèo Ngang (thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh) khiến tài xế và một số hành khách bị thương.