Nếu bố mẹ biết 6 điều này từ sớm thì sẽ vô cùng tốt cho quá trình dạy dỗ và phát triển tư duy của trẻ
Trong quá trình dạy dỗ trẻ, có những nguyên tắc bố mẹ cần ghi nhớ sẽ có ích cho sự hình thành và phát triển của trẻ sau này.
1. Đồ chơi càng ít, càng khiến trẻ thông minh
Ngay cả khi gia đình bạn có điều kiện về kinh tế, nhưng bạn cần ghi nhớ, không nên mua quá nhiều đồ chơi cho trẻ. Đồ chơi càng nhiều, đối với sự phát triển não bộ của trẻ càng không có lợi.
Tại sao như vậy? Bởi đồ chơi quá nhiều, trẻ sẽ sờ thứ này một chút, nhìn thứ kia một chút, hoàn toàn thiếu tinh thần tìm tòi, khám phá. Nếu trẻ không ham muốn tìm tòi một món đồ chơi, nghĩa là trẻ đối với mọi thứ đều không hứng thú. Chơi chưa đến 3 phút, trẻ liền vứt đồ chơi qua một bên, và đây là một thói quen không tốt.
Khi đồ chơi càng ít, trẻ sẽ động não càng nhiều. Trẻ sẽ đảo qua lại món đồ chơi theo nhiều cách, thậm chí yêu thích đến mức không buông tay. Khi trẻ chơi lâu với một món đồ chơi, sở thích đối với món đồ chơi ấy sẽ càng sâu đậm. Món đồ chơi sẽ khiến trẻ muốn khám phá, nghĩ ra vô số cách để chơi với nó, và đây cũng là cách bồi dưỡng trí thông minh cho trẻ.
2. Trẻ tự xúc cơm ăn, làm việc càng chuyên tâm
Trẻ tự xúc cơm ăn có thể là một chuyện rất bình thường, nhưng đây là cách rèn luyện thói quen sống, và tính cách cho trẻ. Khi trẻ được bố mẹ đút cơm, trẻ sẽ không chuyên tâm ăn cơm, thậm chí trở nên kén chọn đồ ăn.
Bố mẹ cần tạo thói quen để trẻ tự xúc cơm ngay từ khi còn nhỏ, bởi điều này giúp trẻ tập trung ăn cơm, phát triển kĩ năng sử dụng bàn tay linh hoạt. Khi trẻ tập trung ăn cơm, trẻ sẽ trở nên yêu thích thức ăn, không còn tâm lý kén chọn thức ăn.
3. Giấc ngủ ngon là nền tảng sức khỏe của trẻ
Nhiều phụ huynh nghĩ đơn giản rằng, chỉ cần trẻ ngủ đủ giấc, không nhất thiết phải tuân theo giờ giấc ngủ cố định. Có mẹ còn tạo thói quen bú đêm cho trẻ, hoặc cho phép trẻ chơi đến tận khuya, và đó là quan điểm sai lầm.
Khi trẻ ngủ ngon, vào một khung giờ cố định, trẻ sẽ trở nên khỏe mạnh, tinh thần vui vẻ, não bộ sẽ phát triển phát triển tối ưu nhất trong thời gian trẻ ngủ.
Video đang HOT
4. Gặp trở ngại trong cuộc sống, sẽ bồi dưỡng tính cách mạnh mẽ của trẻ
Nhiều bậc phụ huynh luôn có nỗi lo thường trực, họ sợ con vấp ngã, bị bệnh, chịu uất ức… Nhưng bạn có từng nghĩ, trở ngại nhỏ sẽ tác động thế nào đối với trẻ? Vấp ngã nhiều lần có thể khiến trẻ bị thương, sưng tấy, ra máu chân. Nhưng nếu bạn luôn túc trực, nâng đỡ không muốn trẻ vấp ngã, trẻ sẽ không bao giờ biết được nỗi sợ hãi khi bị thương, thậm chí trẻ sẽ không biết cách xử lý vết thương hay tránh tình trạng tương tự xảy ra. Sau này khi trẻ lớn lên, trẻ sẽ không có khả năng chống đỡ những biến cố lớn ập đến trong cuộc đời của trẻ.
5. Hướng trẻ bước ra thế giới bên ngoài là trải nghiệm vô cùng quý giá
Khi trẻ đi nhiều, trải nghiệm nhiều, khả năng lĩnh hội kiến thức và kĩ năng sống của trẻ sẽ tăng lên. Nhiều cha mẹ nghĩ rằng, trẻ nhỏ dưới 3 tuổi không có khả năng ghi nhớ, nên đi du lịch chỉ phí tiền và thời gian. Đây là quan điểm sai lầm.
Khi trẻ được trải nghiệm thế giới xung quanh, được tận mắt nhìn những sự việc khác nhau, những hình ảnh, âm thanh sẽ đi vào tiềm thức của trẻ. Sau này khi trẻ trưởng thành, chúng sẽ trở thành trải nghiệm quý giá đối với trẻ.
6. Mỗi ngày đều đặn đọc sách, cải thiện khả năng học và tư duy của trẻ
Ngay từ nhỏ, khi trẻ được tiếp xúc với sách, khả năng tư duy, sáng tạo, trí tưởng tượng sẽ trở nên phong phú. Những câu chuyện trong sách, sẽ giúp trẻ hiểu về thế giới, phát huy ham muốn học hành, tiếp thu tri thức. Trước khi ngủ, hãy bồi dưỡng trẻ thói quen đọc sách hoặc nghe vài câu chuyện, điều này sẽ giúp trẻ tĩnh tâm và dễ đi vào giấc ngủ.
Theo Cmoney
Tuyệt chiêu hiệu quả giúp trẻ chăm chỉ đọc sách hơn mà cha mẹ cần nhớ
Trẻ sẽ thiệt thòi nếu không có khả năng tự học, tự đúc kết những điều hay thông qua những cuốn sách đầy bổ ích.
Bố mẹ có thể dạy trẻ những kĩ năng bổ ích trong cuộc sống, nhưng điều đó vẫn chưa đủ, bởi trẻ sẽ thiệt thòi nếu không có khả năng tự học, tự đúc kết những điều hay thông qua kho tàng tri thức của nhân loại.
Để giúp trẻ hứng thú với việc đọc sách, có một số nguyên tắc bố mẹ cần nhớ:
1. Mỗi ngày, đọc sách cho trẻ nghe vào một khung giờ cố định. Điều này sẽ bồi dưỡng trẻ thói quen đọc sách và hứng thú với sách.
2. Trở thành tấm gương sáng cho trẻ noi theo. Hãy để trẻ thấy rằng bố mẹ cũng đang chăm chú đọc sách. Hành động khiến trẻ bắt chước làm theo bố mẹ là một biện pháp khôn ngoan, hiệu quả hơn nhiều so với việc nhồi nhét vào đầu trẻ những điều chúng phải làm.
3. Đọc sách tốt nhất là khi tâm trạng vui vẻ. Đừng khiến trẻ cảm thấy đọc sách như việc gặt hái công danh, lợi lộc, hoặc đọc sách để đạt một mục đích, chẳng hạn để vượt qua kì thi, bởi điều này sẽ khiến trẻ ngày càng xa rời việc đọc sách.
4. Đừng miễn cưỡng trẻ đọc sách theo một tư thế nhất định. Hãy cho phép trẻ đọc sách theo tư thế khiến trẻ cảm thấy thoải mái, tự do. Nếu trẻ thích đọc sách khi nằm trên ghế sofa, và bạn không tán thành, điều đó sẽ khiến trẻ mất dần hứng thú với việc đọc sách.
Ảnh minh họa
5. Trẻ đọc chậm cũng chẳng sao, không bắt buộc trẻ phải đọc hiểu, nhớ chữ, lý giải về những điều trẻ đã đọc.
6. Thường xuyên dẫn trẻ đến thư viện sách hoặc tiệm sách. Bắt đầu từ truyện tranh, sách tranh, sách chữ. Không nên vội vàng lựa sách có nội dung khó hiểu so với khả năng đọc hiểu của trẻ. Chỉ cần trẻ đọc nhiều thì "gu" đọc sách của trẻ cũng sẽ nâng cao.
7. Khi mua sách cho trẻ, cần đảm bảo mua nhiều sách, đảm bảo số sách ấy có thể đọc trong vòng 1 năm. Có thể chọn mua nhiều sách cùng một tác giả, trẻ có khả năng sẽ đọc lại một quyển sách của một tác giả yêu thích.
8. Người lớn đọc sách để thu nạp kiến thức, mở rộng thế giới quan. Nhưng trẻ con đọc sách và chọn sách khác biệt rất nhiều so với người lớn. Trẻ chọn sách không hẳn có nội dung hay, mà chỉ vì cảm thấy thích và điều này sẽ khiến tư duy của trẻ hạn hẹp trong một phạm vi nhất định. Bố mẹ có thể hướng dẫn trẻ chọn sách đa dạng về thể loại để mở rộng tri thức.
9. Không nên khiến trẻ cảm thấy đọc sách là một sự trừng phạt. Bố mẹ nên khuyến khích trẻ viết một bài văn, và tự hào chia sẻ với mọi người.
10. Tạo điều kiện cho trẻ tham gia hội nhóm đọc sách phù hợp với lứa tuổi. Khi trẻ ở cạnh những người đọc sách, trẻ sẽ càng yêu thích việc đọc sách.
11. Mua sách làm quà tặng bất ngờ, thay cho những món đồ chơi, hoặc thiết bị điện tử.
12. Nhắc trẻ về những quyển sách mà bố mẹ từng đọc thuở bé, điều này sẽ khiến trẻ hứng thú, tò mò, và muốn đọc quyển sách ấy. Đây là cách tạo ra điểm chung giữa bố mẹ và con cái, khi trẻ đọc xong, càng có nhiều điều để thảo luận.
Ảnh minh họa
13. Khi đọc sách cho trẻ, bố mẹ cần phối hợp với ngôn ngữ cơ thể. Đừng ngại mô phỏng giống nhân vật trong sách, bởi hình ảnh nhân vật càng sống động, chân thực càng khiến trẻ hứng thú với sách.
14. Không nhất thiết phải đọc hết một chương hoặc đoạn kết trong sách, có thể dừng ở những tình tiết cao trào, điều này sẽ khiến trẻ tò mò và nôn nóng muốn đọc hết quyển sách ấy.
15. Hãy kẹp những tấm ảnh kỉ niệm trong sách và lưu ý trẻ về điều đó, khi trẻ muốn xem ảnh kỉ niệm, trẻ chỉ còn cách là mở quyển sách ấy ra xem.
16. Tạo cơ hội để trẻ có thể đọc sách cho người khác nghe, chẳng hạn trẻ có thể đọc sách hoặc chia sẻ câu chuyện với cho anh chị em trong gia đình.
17. Không đánh giá thấp khả năng đọc sách và tự học của trẻ, khuyến khích trẻ đọc sách kinh điển và những quyển sách hay chọn lọc.
Khi trẻ gặp khó khăn trong cuộc sống, sách chính là người bạn và cũng là cánh cửa hướng trẻ ra thế giới bên ngoài. Tạo điều kiện cho trẻ đọc sách cũng là tạo cơ hội cho trẻ phát triển tư duy, phát huy sự sáng tạo, áp dụng những kiến thức trong sách vào ứng dụng thực tế để xử lý những tình huống khác nhau trong cuộc sống.
Theo Jianshu
Không quát mắng, cha mẹ cần học cách dạy con khôn khéo để không ảnh hưởng tâm lý trẻ Việc dạy trẻ không chỉ là nhiệm vụ của trường học mà cần phải có sự kết hợp của gia đình. Vì vậy, cha mẹ ngoài việc hướng dẫn phương pháp học tập cho trẻ cần phải khuyến khích, thúc đẩy con mình phát triển. Các bậc phụ huynh thường tự cho rằng mình đã có phương pháp dạy dỗ con đúng đắn,...