Nếu bị chóng mặt ngay khi vừa đứng dậy cần đi khám ngay kẻo quá muộn
Nếu bạn bị hoa mắt, chóng mặt sau khi đứng lên có thể là dấu hiệu cảnh báo thiếu chất, hoặc cũng có thể mắc bệnh này.
Thiếu máu não: Não bộ của chúng ta cần cung cấp đầy đủ máu và oxy để có thể hoạt động bình thường. Việc thiếu máu lên não gây ra tình trạng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, mất tập trung,…
Các bệnh về tim mạch: Nếu cơ thể mắc các bệnh về tim mạch, lượng máu và oxy không được bơm lên não do chức năng bơm máu của tim bị giảm, dẫn đến tình trạng bị hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, ù tai,…
Thoái hóa đốt sống: Ngồi sai tư thế trong thời gian dài dẫn đến tình trạng thoái hóa đốt sống cổ, khi đó những cơn đau kéo dài từ gáy lên đến đỉnh đầu hoặc xuống bả vai, có thể gây tê liệt tay, giảm lưu thông máu khiến bạn bị hoa mắt, chóng mặt.
Đừng chủ quan nếu bị hoa mắt, chóng mặt- Ảnh minh họa
Nếu tình trạng hoa mắt, chóng mặt diễn ra nhiều lần, hoặc bị mất nhận thức ngay khi đứng lên thì hãy đi khám ngay vì đó là dấu hiệu bộ phận trong cơ thể bạn đang có vấn đề. Nếu để lâu có thể dẫn đến suy tim, đột quỵ, nhồi máu cơ tim,…
Nếu bạn hay bị choáng váng hay chóng mặt, nguyên nhân có thể là triệu chứng của bệnh lý nghiêm trọng, phản ứng với thuốc….
Trước tiên hãy đi bác sĩ kiểm tra sau đó có thể thử một số cách chữa trị đơn giản dưới đây:
Tránh tắm nước nóng
Video đang HOT
Trong khi hầu hết chúng ta thích tắm nước nóng hơn, song thay đổi nội tiết khiến phụ nữ mang thai có thể dễ bị chóng mặt do nhiệt độ cao.
Theo Hướng dẫn thai nghén của Bệnh viện Mayo, những hoóc-môn này gây giãn mạch để tăng lượng máu đến em bé, có thể làm giảm huyết áp. Kết quả là người mẹ có thể dễ bị chóng mặt.
Để giữ huyết áp không bị tụt thấp hơn, các mẹ bầu không nên tắm bồn hoặc tắm vòi sen nước nóng, mà nên tắm với nước gần với nhiệt độ cơ thể hơn. Bạn sẽ cảm thấy ấm áp và nhẹ nhàng mà không bị nóng.
Uống trà gừng
Gừng có nhiều lợi ích đáng ngạc nhiên – trong một nghiên cứu năm 1982, các nhà nghiên cứu tại Đại học Brigham Young và Cao đẳng Mount Union ở Ohio đã chứng minh rằng bột củ gừng tốt hơn so với dramamin trong điều trị buồn nôn và chóng mặt do say sóng.
Uống trà gừng để cải thiện triệu chứng- Ảnh minh họa
Để điều trị triệu chứng chóng mặt, hãy thử cho nửa thìa cà phê bột gừng vào tách trà hoặc nước nóng. Tác dụng sẽ bắt đầu có trong vòng nửa giờ và kéo dài tới 4 giờ.
Ăn thực phẩm giàu vitamin C
Thực phẩm giàu vitamin là cách chữa trị tuyệt vời tại nhà cho người bị chóng mặt. Trong một nghiên cứu đăng trên tạp chí Acta Oto-Laryngologica, các nhà nghiên cứu thấy rằng những bệnh nhân bị nôn nao và chóng mặt sẽ có ít triệu chứng hơn khi họ ăn khẩu phần giàu vitamin C.
Theo MedlinePlus, trái cây họ cam quýt, dâu tây, dưa lưới, ớt xanh, cà chua, súp lơ xanh, khoai lang, các loại rau lá xanh đậm có lượng vitamin C cao nhất.
Những dấu hiệu đột quỵ chết người nếu bỏ qua
Trước cơn đột quỵ, cơ thể gửi những cảnh báo rất rõ ràng nhưng thường bị bỏ qua, dẫn đến tình trạng tử vong hoặc tàn phế suốt đời.
Cơn đột quỵ xảy ra đột ngột, tuy nhiên, trước đó, một tuần đến vài tháng, cơ thể đã phát ra các tín hiệu cảnh báo. Song vì chủ quan hoặc thiếu hiểu biết về đột quỵ và các dấu hiệu mà người dân thường bỏ lỡ cơ hội tự cứu chính mình.
Theo bác sĩ chuyên khoa 2 Trần Trung Thành, Trưởng khoa Thần kinh, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, dấu hiệu cảnh báo sớm và đặc trưng nhất của bệnh lý đột quỵ là cơn thiếu máu não thoáng qua. Tình trạng này xảy ra do sự ngừng tạm thời việc cung cấp máu lên não trong thời gian ngắn.
Các triệu chứng thiếu máu não thoáng qua là một cơn đột quỵ nhẹ, xảy ra nhanh chóng, chỉ một vài phút đến vài giờ. Bệnh nhân bất ngờ đau đầu, chóng mặt, tay chân tê bì, yếu nửa người, khó nói, khó đi lại, mặt rủ xuống một bên, miệng lệch... Sau đó, cơ thể tự hồi phục hoàn toàn trong 24 giờ. Vì sớm trở lại bình thường nên người bệnh nhầm lẫn với trúng gió hoặc hạ canxi.
Người đột quỵ có thể hồi phục, trở về cuộc sống bình thường nếu được phát hiện và điều trị kịp thời. Ảnh: Thư Anh
Bác sĩ Thành cho biết, khoảng 7% bệnh nhân bị cơn thiếu máu não thoáng qua sẽ bị đột quỵ trong vòng 1 tuần và trên 14% những bệnh nhân khác bị đột quỵ trong vòng 3 tháng sau đó.
"Bỏ qua dấu hiệu này, bạn khiến cái chết do đột quỵ đến gần mình hơn", bác sĩ Thành nói.
Do đó, khi thấy những bất thường, người bệnh cần ngay lập tức đến khám tại cơ sở y tế chuyên khoa để được tư vấn phòng ngừa bệnh đột quỵ trước khi mọi việc trở nên quá muộn. Các bác sĩ sẽ đưa ra các biện pháp phù hợp gồm, kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ, nếu bệnh nhân hút thuốc lá, nghiện rượu. Hoặc điều trị bệnh lý nền, là nguyên nhân gây ra đột quỵ như bệnh tăng huyết áp, bệnh tiểu đường, tăng cholesterol, bệnh tim mạch, bệnh lý tăng đông máu...
Đồng thời, người bệnh sẽ phải dùng các loại thuốc chống kết tập tiểu cầu, thuốc kháng đông máu để phòng ngừa đột quỵ tái phát thực sự.
Dấu hiệu thứ hai là tăng huyết áp. Bác sĩ Thành cho biết, nếu huyết áp một người ở mức 180 mmHg (người bình thường dưới 140/90 mmHg) là tình trạng sức khỏe ở mức "báo động đỏ". Hệ thần kinh, tim mạch, nội tạng đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Người bệnh nếu xuất hiện các tổn thương cơ quan đích như đau ngực, khó thở, đau lưng, yếu liệt chi, suy giảm ý thức, nói khó, nhìn mờ, buồn nôn hoặc nôn thì đột quỵ đã cận kề. Đây được coi là tăng huyết áp cấp cứu, cần cấp cứu ngay trong 1-2 giờ. Nếu bỏ lỡ, nguy cơ tử vong rất cao.
Bác sĩ Thành cảnh báo, tăng huyết áp là nguyên nhân chính gây ra đột quỵ: "9/10 người đột quỵ ở Việt Nam có liên quan đến tăng huyết áp. Bị tăng huyết áp mà không biết là sai lầm lớn nhất, nguy hiểm nhất của con người".
Sơ cứu sai làm tăng di chứng đột quỵ và tỷ lệ tử vong. Năm 2019 bệnh viện Nguyễn Tri Phương tiếp nhận 1025 ca đột quỵ, nhưng chỉ 93 trường hợp đến cấp cứu trong khung thời gian có thể tái thông mạch máu. Tức là có đến 90% bệnh nhân đến viện quá muộn, tình trạng đột quỵ đã nặng, bác sĩ không thể can thiệp được nhiều.
Thời gian vàng cứu sống bệnh nhân đột quỵ là từ 0-6 giờ sau khi khởi phát triệu chứng. Song vì thiếu kiến thức, thân nhân người bệnh thao tác sai, thừa. Có trường hợp người nhà cạo gió, bệnh nhân đến tím người, bấm huyệt, châm cứu không hiệu quả, tình trạng nguy kịch hơn mới đưa đến bệnh viện. Nhiều người nhầm lẫn đột quỵ với tụt đường huyết, cho người bệnh ăn uống khiến thức ăn trào ngược vào đường thở rất nguy hiểm.
Bác sĩ Thành khuyên người dân nên chủ động phòng ngừa và tìm hiểu các dấu hiệu đột quỵ để sơ cứu đúng. Quan trọng nhất, phải gọi cấp cứu, đưa vào viện càng nhanh càng tốt khi phát hiện người thân có dấu hiệu đột quỵ. Việc đưa bệnh nhân đến đúng cơ sở y tế có chuyên khoa điều trị đột quỵ ngay từ đầu sẽ rút ngắn thời gian não bị tổn thương.
Theo bác sĩ Thành, từ năm 2016, điều trị đột quỵ não bằng tái thông mạch máu đã rất phổ biến và được chứng minh hiệu quả cao. Phương pháp này bao gồm sử dụng thuốc tiêu sợi huyết tĩnh mạch và lấy huyết khối bằng dụng cụ, được áp dụng trong 6 giờ đầu tiên. Tất cả bệnh nhân đều hồi phục tốt, giảm thiểu di chứng đột quỵ tối đa.
Đột quỵ, hay tai biến mạch máu não là bệnh lý do tình trạng một phần não bị tổn thương đột ngột do mạch máu nuôi não bị tắc nghẽn hoặc bị vỡ. Tại nước ta, ước tính hàng năm có khoảng 200.000 người bị đột qụy, khoảng 50% trong số đó tử vong.
18 người cùng ngộ độc thực phẩm sau khi ăn cơm chiên trứng, bác sĩ chỉ ra nguyên do đến từ một sai lầm lúc chế biến trứng mà hầu như ai cũng mắc phải Cơm chiên trứng vốn là món ăn quen thuộc và dân dã của nhiều người. Nhưng ít ai ngờ nếu phạm phải sai lầm này, nó sẽ trở nên kịch độc và gây hại khi ăn phải. Vừa qua, tờ QQ đã đăng tải câu chuyện tại một bệnh viện tiếp nhận 18 người bị ngộ độc thực phẩm. Cụ thể, họ đều...