Nếu bạn lo lắng con mình có thể mắc tiểu đường, để ý 6 triệu chứng sau
Bệnh tiểu đường là bệnh mạn tính. Nếu không được điều trị, chứng bệnh này sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng lâu dài.
Bệnh tiểu đường loại 2 hiếm gặp ở trẻ em, gần đây đã tăng lên cùng với sự gia tăng tỷ lệ béo phì ở trẻ em.
Triệu chứng bệnh tiểu đường loại 2 ở trẻ
Các triệu chứng của bệnh tiểu đường loại 2 không phải lúc nào cũng dễ phát hiện. Thậm chí nhiều người không cảm thấy bất kỳ triệu chứng nào, theo chuyên trang sức khỏe Healthline.
Không ít trẻ mắc bệnh tiểu đường. Ảnh MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Nếu bạn lo lắng con mình có thể mắc bệnh tiểu đường, hãy để ý đến sáu triệu chứng sau:
1. Mệt mỏi quá mức
Nếu con bạn có vẻ mệt mỏi hoặc buồn ngủ lạ thường, những thay đổi về lượng đường trong máu có thể ảnh hưởng đến mức năng lượng của chúng.
Video đang HOT
2. Đi tiểu thường xuyên
Nồng độ đường quá cao trong máu có thể dẫn đến lượng đường dư thừa đi vào nước tiểu. Điều này có thể khiến con bạn đi tiểu thường xuyên.
3. Khát nước quá độ
Trẻ khát nước quá mức có thể có lượng đường trong máu cao.
4. Mau đói bụng
Trẻ em mắc bệnh tiểu đường không cung cấp nhiên liệu cho các tế bào của cơ thể. Vì vậy trẻ có thể cảm thấy đói thường xuyên hơn.
5. Vết thương lâu lành
Các vết thương hoặc nhiễm trùng lâu lành có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường loại 2.
6. Da sạm đen
Kháng insulin có thể khiến da bị sẫm màu, phổ biến nhất là ở nách và cổ. Nếu con bạn mắc bệnh tiểu đường loại 2, bạn có thể nhận thấy những vùng da sẫm màu, theo Healthline.
Ngoài 6 triệu chứng trên, trẻ bị tiểu đường cũng có thể có biểu hiện nhìn kém, sụt cân và dễ bị nhiễm trùng.
Khi nào nên đi khám bác sĩ?
Hãy cho trẻ đi khám ngay nếu bạn nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào kể trên.
Trẻ bắt đầu dậy thì hoặc ít nhất 10 tuổi, thừa cân hoặc béo phì và có ít nhất một yếu tố nguy cơ khác đối với bệnh tiểu đường loại 2 nên được kiểm tra bệnh tiểu đường hằng năm, theo Mayo Clinic .
Bệnh tiểu đường: Dùng insulin thì mất bao lâu mới có tác dụng?
Ở bệnh nhân tiểu đường, cơ thể sẽ không sản xuất đủ hoóc môn insulin. Tình trạng này khiến đường huyết tăng cao.
Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ kê insulin. Tùy thuộc từng loại mà thời gian phát huy tác dụng sẽ khác nhau.
Insulin là loại hoóc môn tự nhiên trong cơ thể do tuyến tụy tiết ra. Nhờ có insulin mà đường glucose trong máu được vận chuyển vào tế bào, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).
Tùy vào loại insulin sử dụng để biết khi nào thuốc bắt đầu có hiệu quả.Ảnh SHUTTERSTOCK
Khi tuyến tụy hoạt động bất thường thì lượng insulin tiết ra sẽ không đủ đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Tình trạng này dẫn đến bệnh tiểu đường. Nếu không điều trị, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như bệnh võng mạc, bệnh thận, lở loét bàn chân, tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.
Với bệnh nhân tiểu đường, bác sĩ có thể sẽ kê insulin để bù đắp lượng insulin mà cơ thể thiếu hụt. Khi đó, người dùng insulin sẽ cần biết mất bao lâu để thuốc có hiệu quả.
Loại insulin bác sĩ kê sẽ phụ thuộc vào loại tiểu đường và lượng đường trong máu bệnh nhân. Có nhiều thuốc insulin. Mỗi loại cũng sẽ có hiệu quả nhanh chậm khác nhau.
Loại insulin tác dụng nhanh còn được gọi là insulin lispro. Thuốc cần 5 đến 15 phút để phát huy hiệu quả và có thể kéo dài từ 3 đến 4 giờ.
Trong khi đó, loại insulin tác dụng ngắn thường sẽ có hiệu quả trong vòng 30 phút sau khi tiêm, kéo dài từ 5 đến 8 giờ. Insulin tác dụng trung gian thường có tác dụng trong vòng 1 đến 3 giờ, kéo dài từ 16 đến 24 giờ.
Loại cuối cùng là insulin tác dụng kéo dài. Thời gian để thuốc bắt đầu có tác dụng là từ 4 đến 6 giờ sau khi sử dụng, hiệu lực kéo dài từ 24 đến 28 giờ.
Bên cạnh đó, tốc độ hấp thụ thuốc insulin của mỗi người có thể khác nhau. Điều này phụ thuộc vào vị trí tiêm, nồng độ insulin và tần suất tiêm.
Insulin thường được tiêm vào cơ thể ở các vị trí như bụng, đùi và cánh tay. Tiêm ở bụng thì thuốc sẽ có tác dụng nhanh nhất, chậm hơn là ở cánh tay, cuối cùng là đùi.
Nguyên nhân chính khiến insulin chỉ có dạng tiêm, không có dạng uống là vì thuốc sẽ hấp thu kém hơn nếu đi vào cơ thể qua đường tiêu hóa. Hệ tiêu hóa sẽ phân hủy insulin trước khi chúng bắt đầu có hiệu lực, theo Healthline.
Dấu hiệu cảnh báo hình xăm bị nhiễm trùng Hiện tại, xăm hình được nhiều người sử dụng nhằm mục đích thẩm mỹ và tạo nét đặc trưng cho mình. Hình xăm vẫn có những rủi ro và đi liền với nguy cơ nhiễm trùng da. Xăm hình lên da sẽ kèm theo một số nguy cơ sức khỏe. Người xăm có thể bị dị ứng mực xăm, tăng nguy cơ bị...