Nên lắp đặt Camera giám sát trong trường học
Vu viêc cô giáo chủ nhiệm lớp 2/11 Trường tiểu học Phan Chu Trinh (Q.Tân Phú, TP.HCM) có hành vi bạo hành học sinh bị phat giac đã khiến nhiêu phu huynh bức xúc khi xem clip cô giáo chủ nhiệm véo tai, đánh vào đầu con mình.
Nêu không co chiêc camera “bí mật” cài trong lơp thi vu viêc co thê đa “chim xuồng”, giao viên co hanh vi bao hanh se chôi cai nêu bi truy hoi do thiêu chưng cư.
Cô giáo véo tai học sinh Ảnh cắt từ clip
Không chi vu viêc bạo hanh đôi vơi hoc sinh nêu trên ma thơi gian qua, tinh trạng bạo lực học đường, dâm ô, xâm hại tình dục đối với học sinh hoặc phụ huynh có hành vi xúc phạm, gây thương tích cho giáo viên thường xuyên xảy ra, đặc biệt, là tình trạng gây mất an ninh trật tự trong trường học như học sinh đánh nhau hoặc kéo người lạ vào trường đánh nhau… ảnh hưởng rất lớn đến công tác giáo dục, gây bức xúc trong dư luận. Sau những vụ việc xảy ra, báo chí vào cuộc, cơ quan chức năng tiến hành lấy lời khai hoặc giải trình của các bên có liên quan thì có một điểm chung, đó là rất khó kết luận vụ việc một cách chính xác. Lý do, những người liên quan trực tiếp đến vụ việc thì im lặng, né tránh hoặc nói không đúng sự thật; người làm chứng thì trình bày trước sau bất nhất… Do đó, rất khó xử lý vụ việc đúng người, đúng tội.
Trước sự phát triển của công nghệ thông tin như hiện nay thì việc lắp đặt camera giám sát làmột trong những lựa chọn tối ưu của các cá nhân, tổ chức để phục vụ cho các hoạt động quản lý trong các lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn giao thông, môi trường… Giúp cho cá nhân, tổ chức kịp thời xử lý các tình huống bất lợi có thể xảy ra, đề ra các giải pháp để khắc phục những hạn chế, bất cập, tiêu cực trong các lĩnh vực quản lý.
Trong trường học cũng vậy, việc lắp đặt camera giám sát là giải pháp quan trọng để giúp giáo viên vàhọc sinh tự điều chỉnh hành vi của mình, xử lý kịp thời, chính xác các vi phạm trong giáo dục và là nguồn chứng cứ quan trọng để cung cấp cho cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, kết luận vụ việc. Đồng thời, camera giám sát sẽ giúp phụ huynh yên tâm hơn vì có thể kiểm tra, giám sát việc học tập, sinh hoạt của con mình trong nhà trường.
Khi vụ việc tiêu cực xảy ra trong nhà trường thì việc trích xuất camera giám sát là nguồn chứng cứ khách quan để giải quyết vụ việc. Bên cạnh đó, khi lắp đặt camera giám sát trong nhà trường thìgiáo viên và học sinh sẽ thực hiện đầy đủ, nghiêm túc nội quy, quy chế của trường, của lớp. Hạn chế xảy ra các hành vi phản giáo dục như dâm ô, xâm hại tình dục đối với học sinh; giáo viên sẽ không dám tát học sinh hoặc cho học sinh uống nước giẻ lau bảng như thời gian qua… Bởi vì, nếu xảy ra hành vi này thìthông qua camera, người giám sát sẽ kịp thời xử lý, ngăn chặn ngay những hành động thiếu chuẩn mực đó để không xảy ra những hậu quả đáng tiếc.
Để đảm bảo an toàn cho học sinh trong trường học, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi thiếu chuẩn mực giáo viên, đồng thời đảm bảo niềm tin của phụ huynh đối với nhàtrường… thì việc lắp đặt camera giám sát trong nhàtrường là rất cần thiết, sẽ được đông đảo phụhuynh học sinh đồng tình ủng hộ. Về kinh phí lắp đặt camera giám sát phải được ngân sách nhà nước đảm bảo, nếu các địa phương có khó khăn về kinh phí thìcó thể xã hội hóa việc này bằng cách vận động sự đóng góp của phụ huynh học sinh hoặc các tổ chức, cá nhân khác. Nếu thực hiện đồng bộ vàquản lý hiệu quả hệ thống camera giám sát trong trường học thì sẽ không còn những vụviệc tiêu cực, phản giáo dục trong nhà trường, góp phần đảm bảo an toàn cho học sinh.
ĐỖ VĂN NHÂN
Theo baovanhoa
Video đang HOT
Nghi con bị đánh, phụ huynh lắp camera quay lén giáo viên được không?
Con mách cha mẹ rằng mình bị đánh, phụ huynh không có chứng cứ để tố cáo với nhà trường. Lắp camera quay lén trong lớp là một giải pháp. Thế nhưng, việc làm này có đúng luật?
Những ngày qua, nhiều phụ huynh và giáo viên dậy sóng vì đoạn video ghi lại hình ảnh một giáo viên trường Tiểu học Phan Chu Trinh (TP.HCM) đánh, mắng học sinh. Video được cho là do phụ huynh lén đặt camera trong lớp học ghi lại.
Hành động của cô giáo sai hoàn toàn. Nhưng nhiều phụ huynh thắc mắc nếu nghi ngờ, họ có được quyền lén đặt camera để thu thập chứng cứ trong các lớp học không?
Lén đặt camera là vi phạm pháp luật
Theo thạc sĩ Lưu Đức Quang, giảng viên khoa Luật, ĐH Kinh tế - Luật (ĐH Quốc gia TP.HCM), việc phụ huynh bí mật đặt camera ghi lại hình ảnh trong lớp học là trái luật.
Thạc sĩ Lưu Đức Quang, giảng viên ĐH Kinh tế - Luật (ĐH Quốc gia TP.HCM). Ảnh: NVCC.
Cụ thể, khoản 1 điều 20 Hiến pháp năm 2013 quy định: Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.
Khoản 1 điều 21 Hiến pháp 2013 nêu rõ: Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình. Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn.
"Quyền riêng tư, bí mật cá nhân, quyền bất khả xâm phạm về danh dự, nhân phẩm là hiến định, quyền cơ bản nhất của con người và bất cứ ai cũng được pháp luật bảo vệ những quyền này. Quyền riêng tư, bí mật cá nhân được quy định cụ thể hơn là quyền đối với hình ảnh cá nhân trong Bộ luật Dân sự. Lén gắn camera để ghi lại hình ảnh của người khác là xâm phạm đến bí mật đời tư, quyền sử dụng hình ảnh của họ, đó là vi phạm pháp luật", thạc sĩ Quang nói.
Theo giảng viên ĐH Kinh tế - Luật (ĐH Quốc gia TP.HCM), muốn sử dụng hình ảnh của người khác thì phải xin phép, trừ trường hợp việc đó liên quan lợi ích quốc gia, công cộng, cộng đồng. Trường hợp này, phụ huynh gắn camera mà không có sự đồng ý của cô giáo và học sinh là trái pháp luật. Đầu tiên có thể thấy quyền đối với hình ảnh bị xâm phạm, danh dự, nhân phẩm của những người có mặt trong video không được bảo vệ.
Nhiều ý kiến cho rằng không gian lớp, trường học cũng là công cộng, pháp luật không cấm việc quay phim, chụp ảnh ở không gian công cộng. Nhưng theo thạc sĩ Quang, lớp học là không gian công cộng có giới hạn, không giống quảng trường, công viên, trạm xe.
"Không gian công cộng nhưng con người là riêng tư, cái pháp luật bảo vệ là quyền bí mật đời tư của các cá nhân. Chưa kể lớp học là không gian công cộng hạn chế, nó chỉ là công cộng đối với 50 học sinh và cô giáo chứ không phải dành cho cả xã hội. Do đó, việc đặt máy quay phim ở nơi mà không có sự đồng ý của những người liên quan là sai", giảng viên này giải thích.
Ở đây đặt ra vấn đề giữa quyền đối với hình ảnh cá nhân và quyền giám sát. Nhưng theo thạc sĩ Quang, phụ huynh dù thực hiện quyền giám sát cũng phải tôn trọng quyền riêng tư của cá nhân giáo viên và học sinh. Giáo viên và học sinh có quyền được biết có camera. Tương tự các khu phố, trung tâm thương mại có camera quay hình đều có biển thông báo, được xem như là cách hỏi ý kiến người đi qua khu vực đó.
"Trường hợp cô giáo ở trường Tiểu học Phan Chu Trinh, do hành động của cô là sai hoàn toàn, vì lợi ích của 50 học sinh, chúng ta có thể bỏ qua quyền đối với hình ảnh của cô giáo. Nhưng quyền đối với hình ảnh của 50 học sinh này lại không được đảm bảo", thạc sĩ Quang nói.
Nên gắn camera trong lớp hay không?
Câu chuyện phụ huynh phải lén đặt camera mới có được hình ảnh chứng minh cô giáo sai đặt ra vấn đề liệu có nên đưa camera vào lớp học như "mắt thần" của phụ huynh hay không?
Là người trực tiếp làm việc trong môi trường có camera, cô Nguyễn Hạnh, giáo viên mầm non tại quận Gò Vấp, TP.HCM, cho rằng việc bị quay hình trong lớp học vừa có lợi nhưng cũng vừa có hại.
"Nhiều khi vấn đề xảy ra, có hình ảnh, cô giáo không bị đổ lỗi oan. Ban giám hiệu cũng nhìn và đánh giá được năng lực nghề nghiệp của giáo viên một cách công bằng. Nhưng phụ huynh quan sát lớp con mình bằng camera lại hay can thiệp thái quá, đôi khi những việc rất nhỏ cũng gọi ngay cho cô giáo và ban giám hiệu. Bản thân mình không thích sinh hoạt của mình bị người khác nhìn", cô Hạnh nói.
Ban giám hiệu, phụ huynh có thể giám sát giáo viên qua camera khiến giáo viên cảm thấy áp lực. Ảnh: Báo Hòa Bình.
TS Phan Thị Thanh Tú, Trưởng khoa Giáo dục tiểu học, ĐH Sài Gòn, cũng cho rằng lắp camera trong lớp không phải giải pháp tốt ở bậc tiểu học. Ở bậc mầm non, khi trẻ còn quá nhỏ, không biết cách diễn đạt những vấn đề chúng gặp phải trên lớp, việc lắp camera là cần thiết. Nhưng, học sinh tiểu học đã có thể diễn đạt được đầy đủ những vấn đề đó.
"Việc lắp camera tạo áp lực rất lớn cho giáo viên. Người thầy không cảm thấy được tôn trọng. Phụ huynh nào cũng xem con mình là số một, việc dạy và học của giáo viên khi bị can thiệp quá sâu sẽ không hay", TS Tú nêu ý kiến.
Bà Tô Thụy Diễm Quyên, chuyên gia giáo dục toàn cầu của Microsoft, cho rằng việc lắp camera chỉ là giải pháp phần ngọn, không giải quyết được câu chuyện bạo hành về lâu về dài.
"Có camera, giáo viên không trực tiếp đánh học sinh mà có những thái độ, lời nói gây tổn thương cho trẻ. Khi đó, camera nào có thể ghi được đầy đủ? Hơn nữa, khi có camera, giáo viên cảm thấy e dè như đang bị rình mò, vô tình không có thêm sự sáng tạo, say sưa với nghề", bà Diễm Quyên nói.
Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền hình ảnh cá nhân mỗi người như sau:
Điều 32. Quyền của cá nhân đối với hình ảnh
1. Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình. Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý. Việc sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại thì phải trả thù lao cho người có hình ảnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
2. Việc sử dụng hình ảnh trong trường hợp sau đây không cần có sự đồng ý của người có hình ảnh hoặc người đại diện theo pháp luật của họ:
a) Hình ảnh được sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng;
b) Hình ảnh được sử dụng từ các hoạt động công cộng, bao gồm hội nghị, hội thảo, hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động công cộng khác mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh.
3. Việc sử dụng hình ảnh mà vi phạm quy định tại điều này thì người có hình ảnh có quyền yêu cầu tòa án ra quyết định buộc người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật.
Theo Zing
Nhiều ý kiến trái chiều về lắp đặt camera học đường Vụ việc cô giáo chủ nhiệm lớp 2/11 Trường Tiểu học Phan Chu Trinh (quận Tân Phú, TP Hồ Chí Minh) đánh nhiều học sinh trong lớp được ghi lại bằng camera gây xôn xao dư luận những ngày vừa qua. Vấn đề lắp camera trong lớp học đã được đặt ra theo chủ trương của UBND TP Hồ Chí Minh từ năm...