Nem Phùng Hà Nội bình dị mà hấp dẫn
Nem Phùng Hà Nội là một trong những món ngon đặc sản ở huyện Đan Phượng tuy giản dị nhưng rất dễ thu phục thực khách.
Nào các bạn hãy cùng Thế Giới Ẩm Thực cùng tìm hiểu đôi nét về món Nem Phùng Hà Nội qua bài viết sau nhé!
Nem Phùng Hà Nội bình dị mà hấp dẫn
Đôi nét về món nem Phùng Hà Nội:
Đan Phượng nổi tiếng gắn bó với các điệu ca trù hay hát chèo khá phong phú. Sau những câu hát ca trù, những câu hát chèo đậm màu sắc nghệ thuật địa phương, thì nem Phùng chính là điểm nhấn thứ hai giúp cho Đan Phượng nói chung và thị trấn Phùng nói riêng đến gần với du khách thập phương hơn.
Món nem là một món ăn khá phổ biến mà bạn có thể tìm gặp khi đến bất cứ một địa phương nào, thế nhưng đến với thị trấn Phùng và huyện Đan Phượng, nem Phùng lại mang lại những cảm nhận khá khác biệt, trộn lẫn sự háo hức là những khoảnh khắc bồi hồi về một hương vị quê đậm đà riêng biệt.
Video đang HOT
Nguyên liệu làm món nem Phùng Hà Nội:
Thành phần chính của nem cũng làm từ thịt heo. Để nem ngon, người ta thường chọn những miếng thịt không quá nạc, cũng không quá mỡ và còn nguyên bì.
Cách làm món nem Phùng Hà Nội:
Thịt được đem luộc sau đó lọc mỡ, nạc, bì riêng rồi cắt sợi nhỏ. Riêng với phần bì thì cắt rất mỏng để bì không bị dai cứng.
Thịt và bì sau khi cắt mỏng sẽ được trộn gia vị gồm chút muối, chút tiêu, chút nước mắm rồi thêm chút ớt, chút chanh sao cho vừa ăn.
Trộn gia vị xong, cần phải để cho ngấm rồi tiếp tục trộn thính gạo vào. Đến đây, tưởng chừng như món nem đã hoàn tất, nhưng món nem Phùng sẽ không thực sự hoàn hảo nếu thiếu công đoạn cuối cùng là gói ghém nem lại hay thêm thắt trang trí bằng những lá ổi lá sung thật tươi từ vườn nhà.
Thưởng thức nem Phùng:
Người ta sẽ gói nem trong lá sung hay lá ổi từng cái nem nhỏ vừa ăn, có thể bọc thêm ra ngoài 1 lớp lá chuối, sao cho thật vuông vức, buộc lạt lại, đến khi nào thưởng thức mới mở nem ra.
Nếu như làm nem để thưởng thức luôn và không cần gói ghém, thì khi trình bày lên đĩa cũng cần lót một lớp lá ổi hay lá sung lên đĩa, rồi mới bỏ nem lên.
Xem chừng như việc gói ghém hay bày thêm lá sung lá ổi không quan trọng là mấy, nhưng chính những loại lá dân dã trong vườn nhà này lại là gia vị tạo thêm sự đậm đà cho món nem Phùng.
Vị ngon của nem Phùng không chỉ nằm ở kỹ thuật chế biến hay khâu chọn nguyên liệu, nhưng nó còn nằm ở sự khéo léo và điềm đạm của người Đan Phượng khi chế biến đã gửi gắm tâm tình của mình vào từng cái nem nhỏ vuông vức, thơm ngon.
Vì vậy nếu có dịp dừng chân trên mảnh đất Đan Phượng này bạn đừng quên thưởng thức món nem Phùng này nhé!
Món nem ăn với lá sung nức tiếng Hà Nội
Nem Phùng có xuất xứ từ Đan Phượng, là một trong những món nem thính được người dân Hà Nội yêu thích nhất.
"Nem Phùng ăn với lá sung/ Để người tứ xứ nhớ nhung một thời", đó là câu ca dao nói về độ gây "thương nhớ" của món nem với những du khách từng ăn thử. Không được bán phổ biến như các đặc sản nem thính khác, món nem Phùng dân dã vẫn len lỏi trong cuộc sống của người dân Hà thành, trên những mâm cỗ, bàn nhậu... Sở dĩ món ăn có tên là nem Phùng là do có xuất xứ từ thị trấn Phùng, nay thuộc huyện Đan Phượng, Hà Nội.
Món nem Phùng ăn kèm với lá sung. Phần nem được bện chặt trong lá chuối nên còn gọi là "quả nem". Ảnh: Facebook Chân gà Đăng Khoa HN
Bản chất nem Phùng là món ăn dân dã nên mọi nguyên liệu chế biến đều đơn giản, mộc mạc, song cách chế biến tỉ mỉ mới là chìa khoá thành công của đặc sản này.
Nguyên liệu làm nem gồm thịt và bì lợn, gạo nếp và tẻ, đậu tương, lá sung. Thịt được chọn làm nem phải là thịt mềm, có cả nạc và mỡ. Gạo được chọn làm thính cũng phải là loại tẻ ngon và một ít nếp cái hoa vàng. Thịt lợn được xắt thành từng thỏi rồi đem hấp cách thuỷ, lọc bì, mỡ và nạc riêng, sau đó thái chỉ. Thịt đun chín tái, sau đó dùng thính để chín ngấu. Thính được làm theo tỷ lệ bảy phần gạo tẻ, một phần gạo nếp và hai phần đậu tương, khi rang phải đều tay và đều lửa thì mới khô và có màu nâu sáng hấp dẫn. Gạo rang xong được đem vào cối xay nghiền cho mịn tơi, đến khi toả hương thơm lừng là đạt yêu cầu cho một mẻ thính.
Sau đó, người làm nem trộn thính với bì và thịt lợn đã lọc riêng và xắt nhỏ rồi đùm lại bằng lá sung, sau đó mới gói lá chuối ở ngoài rồi buộc lạt lại thành "quả nem". Vì vậy, khi bóc ra nem thường bện chặt với nhau, khi ăn tách dần ra để tơi.
Điều làm nên tên tuổi của món nem Phùng là sự kết hợp với lá sung. Hương vị của nem trở nên hoàn chỉnh hơn nếu cuốn cùng loại lá này, ăn thơm, chan chát và giòn tan. Lá sung cũng được lựa chọn cầu kỳ không kém. Lá quá nhỏ thì sẽ không đủ để bọc nem, lá già thì dai. Người làm nem thường chọn những lá sung to bằng nửa bàn tay, nếu có thêm những đốm sùi thì ăn càng bùi.
Khi bóc ra, "quả nem" sẽ từ từ tách rời. Ảnh: Trung Nghĩa
Nem Phùng được ví như một bông hoa đang hé nở vì khi bóc, lá chuối sẽ từ từ mở ra rồi đến lá sung, nhuỵ hoa là phần nem màu vàng đang bện chặt với nhau. Hương vị của nem là một sự kết hợp độc đáo giữa vị bùi của thịt, vị thơm của thính và vị chát của lá sung. Nem thường được chấm với tương vàng hoặc tương ớt.
Hiện nay, nem Phùng đã trở nên phổ biến hơn và không còn quá kiếm như trước, thậm chí được bán ở nhiều tỉnh thành, tại các quán nhậu như một món ăn vặt, khai vị. Thực khách muốn thưởng thức có thể đến Đan Phượng, nếu ở trong nội thành Hà Nội thì ghé qua cửa hàng nem ở Hàng Bún hoặc một số siêu thị, cửa hàng tiện lợi.
Ram tôm Hội An giòn rụm thơm ngon Ram tôm Hội An là một trong những món ngon xứ Quảng hấp dẫn thực khách. Gần giống với món nem của miền Bắc, tuy nhiên thực khách sẽ cảm nhận được hương vị đặc biệt, giòn tan của ram tôm với các nguyên liệu chính như: Thịt ba chỉ, tôm đồng, bánh đa nem và các loại gia vị khác. Ram tôm...