NATO tuyên bố phản ứng cứng rắn nếu đường ống ở Biển Baltic bị cố tình tấn công
Phần Lan cho biết thiệt hại có thể là do “hoạt động bên ngoài” gây ra. Điều đó đã làm dấy lên mối lo ngại về an ninh năng lượng trong khu vực và đẩy giá khí đốt lên cao.
Sơ đồ đường ống nối giữa Phần Lan và Estonia. Ảnh: Euractiv
Hãng tin Reuters ngày 12/10 dẫn lời Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết, liên minh này sẽ thảo luận về thiệt hại đối với đường ống dẫn khí đốt và cáp dữ liệu chạy giữa các quốc gia thành viên Phần Lan và Estonia, đồng thời sẽ đưa ra phản ứng “cứng rắn” nếu một cuộc tấn công có chủ ý được chứng minh.
Thiệt hại đối với đường ống Balticconnector và cáp viễn thông đã được xác nhận hôm 10/10 sau khi một trong hai nhà khai thác đường ống, Gasgrid của Phần Lan, ghi nhận áp suất giảm và có thể bị rò rỉ trước đó trong một cơn bão.
Chính phủ Phần Lan thông báo một đường ống dẫn khí đốt dưới biển và một tuyến cáp viễn thông nối Phần Lan và Estonia đều bị hư hại kéo dài và địa điểm xảy ra sự cố đã được xác định. Phần Lan, nơi đang tiến hành điều tra, cho biết thiệt hại có thể là do “hoạt động bên ngoài” gây ra. Điều đó đã làm dấy lên mối lo ngại về an ninh năng lượng trong khu vực và đẩy giá khí đốt lên cao.
“Điều quan trọng bây giờ là xác định điều gì đã xảy ra và xảy ra như thế nào. Nếu nó được chứng minh là một cuộc tấn công có chủ ý vào cơ sở hạ tầng quan trọng của NATO, thì điều này tất nhiên sẽ nghiêm trọng và phải chịu phản ứng thống nhất và quyết đoán từ NATO”, ông Stoltenberg nói với các phóng viên ở Brussels.
Cơ quan Điều tra Quốc gia Phần Lan cho biết “các dấu hiệu bên ngoài” đã được tìm thấy dưới đáy biển bên cạnh đường ống bị hư hỏng và cơ quan này đang xem xét chuyển động của các tàu thuyền trong khu vực vào thời điểm xảy ra sự cố.
Video đang HOT
Risto Lohi, trưởng điều tra viên của cơ quan trên, phát biểu trong một cuộc họp báo rằng không loại trừ khả năng hư hỏng do mỏ neo, đồng thời nói thêm: “Hiện tại, có vẻ như hư hỏng là do lực cơ học chứ không phải do một vụ nổ”.
Về phần mình, cựu Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko nhận định rằng “đây là một cuộc tấn công khủng bố với mục đích gây bất ổn cho tình hình năng lượng ở châu Âu”.
Đường ống trên chạy giữa Inkoo ở Phần Lan và Paldiski ở Estonia qua Vịnh Phần Lan, một phần của Biển Baltic kéo dài về phía Đông vào vùng biển của Nga và kết thúc tại cảng St Petersburg. Balticconnector được điều hành bởi nhà điều hành hệ thống điện và khí đốt Elering của Estonia và nhà điều hành hệ thống truyền tải khí đốt Phần Lan Gasgrid, mỗi bên sở hữu một nửa đường ống.
Bộ trưởng Quốc phòng Phần Lan Antti Hakkanen nói với các phóng viên rằng các bộ trưởng quốc phòng NATO sẽ thảo luận về thiệt hại vào ngày 12/10 khi họ tập trung trong ngày họp thứ hai tại Brussels. Bộ trưởng Hakkanen nói: “Chúng tôi biết rằng cơ sở hạ tầng dễ bị tổn thương và cần được bảo vệ tốt hơn”.
Các nhà điều hành cho biết trong một tuyên bố rằng việc lập kế hoạch và tiến hành sửa chữa đường ống sẽ mất ít nhất 5 tháng và việc vận chuyển khí đốt khó có thể tiếp tục trước tháng 4/2024.
Trong khi đó, người phát ngôn của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov mô tả vụ việc là “đáng lo ngại” và nói trong một cuộc họp báo thường kỳ rằng vụ tấn công vào tháng 9/2022 nhằm vào đường ống Dòng chảy phương Bắc đi qua Biển Baltic giữa Nga và Đức đã đặt ra một tiền lệ nguy hiểm.
Những tiết lộ mới nhất về vụ tấn công phá hủy đường ống Nord Stream của Nga
CIA đã gây sức ép với Ukraine nhiều tuần trước khi các vụ nổ phá hoại đường ống dẫn khí đốt tự nhiên của Nga đến châu Âu.
Bản đồ xảy ra các vụ nổ đường ống Nord Stream của Nga (chấm đỏ). Ảnh: WSJ
Theo tờ Wall Street Journal (WSJ) của Mỹ ngày 13/6, Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) đã từng cảnh báo chính phủ Ukraine không tấn công các đường ống dẫn khí đốt Nord Stream vào mùa Hè năm ngoái sau khi họ có được thông tin chi tiết về một âm mưu của Kiev nhằm phá hủy kết nối năng lượng chính giữa Nga và châu Âu.
Thông điệp trên được các quan chức CIA chuyển đi vào tháng 6, theo một nguồn tin mà CIA nhận được từ cơ quan tình báo quân sự của Hà Lan, WSJ dẫn lời các quan chức cấp cao Mỹ cho biết.
Theo các quan chức này, trong khi CIA cảnh báo một cách nghiêm túc, họ cũng nghi ngờ về việc liệu Ukraine có khả năng thực hiện một cuộc tấn công như vậy hay không, vốn đòi hỏi phải đặt chất nổ sâu dưới biển Baltic.
Thông tin tình báo ban đầu, từ tháng 6/2022, cho rằng nhóm tấn công đường ống Nord Stream đang thực hiện nhiệm vụ do Tướng Valeriy Zaluzhniy, Tổng Tham mưu trưởng quân đội Ukraine. Nhưng giả thuyết này sau đó đã bị các nhà điều tra ở ít nhất hai quốc gia châu Âu bác bỏ, những người cho rằng có thể một chỉ huy Ukraine khác cuối cùng đã chỉ đạo chiến dịch.
Vài tuần sau, vào ngày 26/9, các đường ống đã bị tấn công. Ukraine đã kịch liệt phủ nhận rằng họ có liên quan đến vụ phá hoại các đường ống.
Các quan chức tình báo quân đội Hà Lan nói với CIA rằng một nhóm người Ukraine từng tìm cách thuê một chiếc du thuyền trên bờ biển Baltic và sử dụng một nhóm thợ lặn để đặt chất nổ dọc theo bốn đường ống của Nord Stream 1 và 2.
Kế hoạch tấn công được dàn dựng sau cuộc tập trận của NATO mang tên Baltic Ops (BALTOPS) diễn ra ở khu vực phía trên các đường ống và kết thúc vào ngày 17/6, các quan chức tình báo châu Âu cho biết.
CIA đã nhanh chóng thông báo cho một nhóm các quốc gia đồng minh, bao gồm cả Đức. Các quốc gia khác dọc theo bờ biển Baltic cũng được cảnh báo. Các quan chức CIA đã hỏi những người đồng cấp của họ ở Kiev rằng liệu họ có đang tiến hành một cuộc tấn công hay không. Không thể xác định được phía Ukraine đã phản ứng như thế nào.
CIA sau đó nhận được thông tin rằng Ukraine đã hủy bỏ kế hoạch ban đầu, theo một quan chức Mỹ.
Vào cuối mùa Hè, CIA thông báo với Đức và các quốc gia đồng minh khác rằng mức độ đe dọa từ một hành động như vậy đã giảm đi vì Mỹ không còn tin rằng Kiev sẽ thực hiện một cuộc tấn công như vậy, các quan chức châu Âu nhận được hoặc được thông báo cho biết.
Nhưng chỉ 1 tháng sau, loạt vụ nổ mạnh dưới biển đã làm hư hại ba trong số bốn đường ống chính của Nord Stream. Andriy Chernyak, phát ngôn viên của cơ quan tình báo quân đội Ukraine, phủ nhận rằng Kiev có liên quan đến các vụ nổ khi được hỏi ngày 13/6.
Trong một cuộc phỏng vấn gần đây với tờ Bild của Đức, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết: "Tôi tin rằng quân đội và lực lượng tình báo của chúng tôi đã không làm điều đó, và khi bất kỳ ai tuyên bố điều ngược lại, tôi muốn họ đưa ra bằng chứng".
Nhưng tiết lộ trên dường như cho thấy rằng cơ quan tình báo Mỹ - cùng với một số chính phủ phương Tây - đã biết trong nhiều tháng rằng Chính phủ Ukraine đã lên kế hoạch phá hủy đường ống, một sự thật mà phương Tây đã giữ bí mật sau vụ tấn công.
Tại một cuộc họp với những người đồng cấp châu Âu vào tháng 10 năm ngoái, Giám đốc CIA William Burns nói rằng không có bằng chứng cho thấy Nga liên quan đến vụ việc. Theo một quan chức có mặt tại cuộc họp, khi được hỏi liệu đó có phải là Ukraine không, ông nói: "Tôi hy vọng là không".
Các quan chức phương Tây, bao gồm cả ở Mỹ và Đức, cho biết họ nghi ngờ một "nhóm thân Ukraine" đã lên kế hoạch và thực hiện vụ tấn công phá hoại. Tuần trước, WSJ đưa tin rằng các nhà điều tra Đức đang xem xét bằng chứng cho thấy một nhóm người Ukraine đã sử dụng Ba Lan, một nước láng giềng thuộc EU và đồng minh NATO, làm trung tâm hậu cần và hỗ trợ cho cuộc tấn công Nord Stream năm ngoái. Các nhà điều tra đã không cáo buộc chính phủ Ba Lan hoặc bất kỳ cá nhân Ba Lan nào có liên quan.
Canada tiết lộ lý do trả lại tuabin khí Nord Stream cho Đức Chính phủ Đức đã gây áp lực buộc Canada bàn giao lại một tuabin có vai trò quan trọng để duy trì đường ống Nord Stream 1 đưa khí đốt của Nga trực tiếp đến Đức qua Biển Baltic. Olaf Scholz của Đức và Justin Trudeau của Canada, được chụp trong một hội nghị thượng đỉnh G7. Ảnh: Euractiv.com Theo trang tin châu...