NATO kêu gọi giảm leo thang căng thẳng Nga-Ukraine
Ngày 16/12, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương ( NATO) kêu gọi giảm căng thẳng giữa Nga và Ukraine, đồng thời đề xuất đàm phán với Nga.
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg (phải) và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tại cuộc họp báo chung sau cuộc gặp ở Brussels, Bỉ, ngày 16/12/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong cuộc gặp với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tại Brussels (Bỉ), Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg nhấn mạnh con đường ngoại giao để chấm dứt khủng hoảng hiện nay giữa Moskva và Kiev. Ông cảnh báo bất cứ hành động leo thang nào cũng sẽ gây hậu quả nghiêm trọng.
Về phần mình, Tổng thống Zelensky khẳng định ủng hộ một giải pháp hòa bình, nhấn mạnh “đàm phán theo thể thức ngoại giao sẽ thành công”.
Video đang HOT
Lãnh đạo nhiều nước Liên minh châu Âu (EU) cũng đã bày tỏ sự ủng hộ đối với những tuyên bố trên. Phát biểu bên lề một hội nghị thượng đỉnh EU tại Brussels, Bỉ, Thủ tướng Luxembourg Xavier Bettel kêu gọi tiến hành một cuộc đối thoại mở giữa tất cả các bên liên quan nhằm làm dịu căng thẳng tại khu vực.
Trước đó, trong các cuộc điện đàm với Thủ tướng Anh Boris Johnson ngày 13/12 và Tổng thống Phần Lan Sauli Niinisto ngày 14/12, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nhấn mạnh sự cần thiết của việc tiến hành đàm phán ngay lập tức về các thỏa thuận pháp lý quốc tế rõ ràng đối với việc NATO mở rộng hiện diện về phía Đông và triển khai vũ khí ở các nước láng giềng của Nga, đặc biệt là Ukraine.
Nga cảnh báo triển khai tên lửa hạt nhân tầm trung ở châu Âu
Một quan chức ngoại giao cấp cao của Nga cảnh báo, Moscow có thể buộc phải triển khai tên lửa hạt nhân tầm trung ở châu Âu để đối phó động thái tương tự của NATO.
Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov. (Ảnh: Reuters).
Trả lời phỏng vấn hãng tin RIA Novosti ngày 13/12, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov cảnh báo, Nga sẽ buộc phải hành động nếu phương Tây từ chối tham gia Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) ở châu Âu.
"Không có tiến triển về giải pháp chính trị và ngoại giao sẽ buộc Nga phải đáp trả bằng biện pháp quân sự. Đó sẽ là một cuộc đối đầu", Thứ trưởng Nga Ryabkov cảnh báo, đề cập đến khả năng Nga buộc phải triển khai tên lửa hạt nhân tầm trung ở châu Âu.
Vũ khí hạt nhân tầm trung có tầm hoạt động từ 500 - 5.500 km bị cấm ở châu Âu theo hiệp ước năm 1987 ký kết giữa cựu lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev và cựu Tổng thống Mỹ Ronald Reagan - hiệp ước từng được đánh giá là dấu mốc quan trọng nhằm xoa dịu căng thẳng Chiến tranh lạnh. Tuân thủ hiệp ước, đến năm 1991, hai bên đã phá hủy gần 2.700 vũ khí loại này.
Tuy nhiên, Mỹ đã rút khỏi hiệp ước vào năm 2019 sau khi cáo buộc Nga vi phạm hiệp ước. Trong khi đó, hiện nay, Nga cáo buộc Mỹ và các đồng minh NATO đang tiến gần hơn đến việc tái triển khai các tên lửa tầm trung, trong đó có việc khôi phục Bộ Tư lệnh Pháo binh số 56 vào tháng trước. Đây là đơn vị từng vận hành tên lửa tầm trung Pershing, mang đầu đạn hạt nhân trong giai đoạn Chiến tranh lạnh.
Về phía NATO, liên minh này từng khẳng định, Mỹ sẽ không triển khai thêm tên lửa ở châu Âu và sẵn sàng đối phó Nga bằng những vũ khí thông thường. Mặc dù vậy, ông Ryabkov cho biết, Nga "hoàn toàn thiếu tin tưởng" vào NATO".
Cảnh báo trên được đưa ra trong bối cảnh quan hệ giữa Nga và phương Tây tiếp tục leo thang căng thẳng về hàng loạt vấn đề trong đó có vấn đề Ukraine. Tổng thống Nga Vladimir Putin mới đây cảnh báo, NATO đã quá xem nhẹ các "lằn ranh đỏ" của Nga.
Quan chức ngoại giao Mỹ sẽ tới Ukraine và Nga Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 11/12 thông báo sẽ cử Trợ lý Ngoại trưởng phụ trách Vụ các vấn đề châu Âu và Á-Âu Karen Donfried tới Nga và Ukraine để thảo luận về tình hình Ukraine, nhấn mạnh triển vọng tiến triển về mặt ngoại giao thông qua việc thực thi các thỏa thuận Minsk. Bộ Ngoại giao Mỹ nêu rõ: "Trợ...