Nâng chất lượng giáo dục đại học: Gắn học với hành

Theo dõi VGT trên

Chất lượng giáo dụcbậc đại học những năm gần đây được đánh giá có nhiều chuyển biến, song vẫn còn hạn chế, trong đó rõ nhất là “sản phẩm” đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu.

Để giải quyết thực trạng này, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa ban hành Đề án nâng cao chất lượng giáo dục đại học giai đoạn 2019-2025, trong đó xác định rõ giá trị yêu cầu của việc gắn kết giữa học tập và thực hành trong quá trình đào tạo.

Nâng chất lượng giáo dục đại học: Gắn học với hành - Hình 1

Sinh viên Trường Đại học Bách khoa Hà Nội tham gia giờ thực hành tại Viện Kỹ thuật hóa học.

Nâng chất lượng “sản phẩm” đào tạo

Quyết định số 69/QĐ-TTg phê duyệt Đề án nâng cao chất lượng giáo dục đại học giai đoạn 2019-2025 ban hành ngày 15-1-2019 đã trở thành sự kiện đáng chú ý nhất của lĩnh vực giáo dục ngay trong những ngày đầu năm 2019. Có thể nói, trước đây đã có khá nhiều đề án, kế hoạch… nhằm cải thiện chất lượng giáo dục đại học, song đây là lần đầu tiên, một đề án tổng thể về giáo dục đại học nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, thực chất và giải quyết căn cơ những hạn chế ở bậc học này được ban hành với một lộ trình dài.

Quan điểm xuyên suốt được xác định trong đề án là Nhà nước giữ vai trò kiến tạo và hỗ trợ thông qua việc xây dựng chính sách, tạo môi trường thuận lợi để phát triển giáo dục đại học; đẩy mạnh xã hội hóa, huy động và sử dụng mọi nguồn lực đầu tư cho giáo dục đại học.

Tiến sĩ Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết: Nâng cao chất lượng “sản phẩm” đào tạo, cụ thể là chất lượng sinh viên tốt nghiệp vừa là mục tiêu, vừa là giải pháp trọng tâm sẽ được tập trung triển khai trong giai đoạn từ nay tới năm 2025. Đến năm 2025, 100% sinh viên tốt nghiệp sẽ phải đạt chuẩn đầu ra về mọi mặt, trong đó có cả trình độ ngoại ngữ, tin học và kỹ năng mềm để sẵn sàng tham gia thị trường lao động.

Nhằm nâng cao chất lượng “sản phẩm” đào tạo, đáp ứng yêu cầu của nơi sử dụng lao động, đề án đề ra 7 giải pháp, như đẩy mạnh tự chủ, đổi mới quản trị giáo dục đại học theo hướng gắn cơ chế quản lý với giám sát; tăng cường các điều kiện bảo đảm chất lượng, trong đó có việc nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, ưu tiên đầu tư cho một số trường đại học sư phạm trọng điểm; tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ…

Thu hẹp khoảng cách giữa lý thuyết và thực hành

Theo đánh giá của Bộ Giáo dục và Đào tạo, những năm gần đây, đa phần sinh viên tốt nghiệp đại học đều có kiến thức vững vàng, song kỹ năng thực hành còn hạn chế nên chưa đáp ứng tốt yêu cầu của thị trường lao động. Bởi vậy, việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị được coi là một trong những giải pháp trọng tâm, cũng là nhu cầu cấp thiết của các cơ sở giáo dục đại học.

Trong điều kiện kinh phí còn hạn chế, Tiến sĩ Nguyễn Thị Kim Phụng cho biết, thời gian tới, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ xây dựng các trung tâm thực hành, thí nghiệm hiện đại dùng chung cho các cơ sở giáo dục đại học; thí điểm xây dựng một số làng đại học quốc tế nhằm thu hút các cơ sở có uy tín của nước ngoài tham gia đào tạo, chia sẻ tài nguyên và hợp tác nghiên cứu khoa học. Việc chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học của các cơ sở giáo dục đại học cho doanh nghiệp, cộng đồng và xã hội cũng sẽ được quan tâm đẩy mạnh trong giai đoạn này.

Nguyễn Hoàng Nam, sinh viên Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội hào hứng: “Việc được tiếp cận với doanh nghiệp ngay trong thời gian học tập sẽ là cơ hội để chúng em biết mình còn thiếu gì để đáp ứng yêu cầu công việc, từ đó có kế hoạch học tập, trau dồi kiến thức, kỹ năng. Chúng em rất mong được thực tập thường xuyên, thực hành trong quá trình học để trau dồi về chuyên môn và kỹ năng, từ đó tăng khả năng ứng dụng kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống”.

Nâng chất lượng giáo dục đại học: Gắn học với hành - Hình 2

Sinh viên Trường Đại học Kinh tế quốc dân chia sẻ ý tưởng khởi nghiệp.

Giáo sư, Tiến sĩ Trần Thọ Đạt, Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế quốc dân cho rằng, để nâng chất lượng giáo dục đại học, cần có các giải pháp đồng bộ và tổng thể, trong đó đội ngũ giảng viên là yếu tố then chốt. Để gắn học với hành một cách có chất lượng, đội ngũ giảng viên phải luôn năng động, cập nhật kiến thức chuyên môn, khả năng ngoại ngữ và tin học nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong quá trình hội nhập quốc tế, tạo ra những “sản phẩm” có chất lượng, đáp ứng thị trường lao động trong và ngoài nước.

Video đang HOT

Việc giảm khoảng cách giữa lý thuyết và thực hành trong quá trình đào tạo, trong đó có việc thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo ngay khi sinh viên còn ngồi trên ghế giảng đường đại học cũng là một giải pháp được kỳ vọng sẽ đem lại những chuyển biến về chất lượng sinh viên tốt nghiệp đại học.

Ông Trần Nam Tú, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, tỷ lệ sinh viên khởi nghiệp trong các nhà trường hiện chiếm khoảng 15% và đang có chiều hướng tăng về số lượng, cải thiện về chất lượng. Bộ Giáo dục và Đào tạo đang tiếp tục nghiên cứu để ban hành chính sách hỗ trợ sinh viên đẩy mạnh nghiên cứu khoa học.

Nhằm cụ thể hóa Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025″ của Thủ tướng Chính phủ, năm 2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chính thức khởi động đề án với những giải pháp, mục tiêu cụ thể cho từng chặng nhằm tạo môi trường thuận lợi để hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp.

Mới đây, ngày hội khởi nghiệp quốc gia dành cho học sinh, sinh viên đã được tổ chức lần đầu tiên, thu hút hàng trăm ý tưởng, dự án mang tiềm năng ứng dụng, đánh dấu bước chuyển mạnh về “chất” trong quá trình đào tạo, tạo nền tảng vững chắc nâng cao chất lượng giáo dục đại học giai đoạn tới.

Một số chỉ tiêu của Đề án nâng cao chất lượng giáo dục đại học giai đoạn 2019-2025: 100% số giảng viên đại học có trình độ thạc sĩ hoặc tương đương trở lên, trong đó ít nhất 35% có trình độ tiến sĩ; 100% số cơ sở giáo dục đại học thực hiện kiểm định chất lượng; 35% số chương trình đào tạo được kiểm định trong nước hoặc nước ngoài; 100% chương trình đào tạo giáo viên ở tất cả các trình độ được kiểm định.

Theo hanoimoi

Tự chủ tài chính giáo dục đại học và một số vấn đề đặt ra

Trao quyền tự chủ đầy đủ trong mối quan hệ xác định rõ quyền và nghĩa vụ cho các trường đại học công lập là giải pháp chiến lược và là thước đo trình độ quản lý, sự đổi mới của Chính phủ đối với sự phát triển bền vững và nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo đại học của Việt Nam.

Tự chủ tài chính giáo dục đại học và một số vấn đề đặt ra - Hình 1

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Trên cơ sở đánh giá thực trạng thực hiện quyền tự chủ tài chính tại các trường đại học công lập thời gian qua, bài viết đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy tính tự chủ tài chính của các trường đại học công lập ở Việt Nam.

Hành lang pháp lý đối với tự chủ tài chính giáo dục đại học

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách đối với tự chủ đại học. Quyền tự chủ của trường đại học được ghi nhận từ năm 2005 trong Luật Giáo dục với các nội dung tự chủ tương tự như ở các nước phát triển.

Tiếp đó, nhiều văn bản chính sách khác tiếp tục tái khẳng định các nội dung tự chủ đại học. Có thể kể đến như: Luật Giáo dục đại học (GDĐH) 2012; Nghị quyết số 77/NQ-CP ngày 24/10/2014 cuả Chính phủ về thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với các cơ sở GDĐH công lập giai đoạn 2014 - 2017.

Chính phủ đã ban hành: Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với cơ quan nhà nước; Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập (SNCL); Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị SNCL; đồng thời, nhiều chính sách, văn bản hướng dẫn khác cũng được các bộ, ngành ban hành.

Kể từ khi Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị SNCL được thực thi, đã có nhiều chuyển biến tích cực: Việc mở rộng trao quyền tự chủ cho đơn vị sự nghiệp đã góp phần nâng cao số lượng và chất lượng dịch vụ công; tạo điều kiện cho người dân có thêm cơ hội lựa chọn, tiếp cận các dịch vụ công với chất lượng ngày càng cao.

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện, Nghị định số 43/2006/NĐ-CP cũng đã bộc lộ những hạn chế, bất cập cần được sửa đổi: Các đơn vị sự nghiệp chưa được giao quyền tự chủ một cách đầy đủ; chưa thực sự khuyến khích các đơn vị có điều kiện vươn lên tự chủ ở mức cao hơn... Bên cạnh đó, trong quá trình hoạt động, nhiều đơn vị phát sinh các hoạt động liên doanh, liên kết, mở rộng cung ứng dịch vụ công chưa được điều chỉnh trong các văn bản pháp luật.

Do đó, việc ban hành Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị SNCL đã kịp thời đáp ứng yêu cầu đổi mới, phát triển của hoạt động sự nghiệp công trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Có thể thấy, cơ chế tự chủ đối với khu vực hành chính sự nghiệp nói chung và đối với GDĐH nói riêng đã liên tục được đổi mới về cơ bản theo hướng tiết kiệm và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực tài chính. Cơ chế tài chính trong việc cung cấp dịch vụ công theo hướng khuyến khích các tổ chức kinh tế và nhân dân đầu tư để thực hiện và cung cấp một số dịch vụ công, đẩy mạnh xã hội hóa một số lĩnh vực sự nghiệp, thu hút được nguồn nội lực đáng kể cho phát triển sự nghiệp.

Thực trạng thực hiện cơ chế tự chủ tài chính giáo dục đại học

Tổng kết sau 3 năm thực hiện Nghị quyết số 77/ NQ-CP về thí điểm tự chủ ở các cơ sở GDĐH cho thấy, tính đến cuối năm 2017, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định phê duyệt Đề án thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động giai đoạn 2015-2017 theo Nghị quyết số 77/NQ-CP cho 23 cơ sở GDĐH công lập trực thuộc các bộ, ngành Trung ương. Trong đó, 12 trường có thời gian tự chủ trên 2 năm, 3 trường có thời gian tự chủ từ 1 - 2 năm, 5 trường có thời gian tự chủ dưới 1 năm và 4 trường mới được giao quyết định tự chủ từ tháng 7/2017.

Kết quả thực hiện tự chủ tài chính của các trường cho thấy, phần lớn các trường đã đảm bảo tương đối tốt toàn bộ hoạt động chi thường xuyên, đồng thời thực hiện trách nhiệm xã hội đối với người học thông qua việc miễn giảm học phí cho các đối tượng chính sách, trích học bổng khuyến khích theo quy định và có chênh lệch thu lớn hơn chi, thu nhập bình quân của người lao động tăng lên so với giai đoạn trước.

Tổng nguồn thu của các trường có xu hướng tăng lên qua các năm, tuy nhiên cơ cấu nguồn thu chưa có sự thay đổi nhiều giữa giai đoạn trước và sau khi thực hiện tự chủ. Thu sự nghiệp (chủ yếu là thu từ học phí và lệ phí) vẫn chiếm tỷ trọng lớn (trên 70%) và còn phụ thuộc nhiều vào quy mô đào tạo và mức tăng học phí.

Thu từ dịch vụ, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và hợp đồng tư vấn... vẫn còn chiếm tỷ trọng nhỏ và có xu hướng giảm trong cơ cấu nguồn thu. Nguồn ngân sách nhà nước (NSNN) cấp cho các trường chủ yếu là nguồn kinh phí cho các dự án đang triển khai từ trước khi tự chủ, hỗ trợ miễn, giảm học phí đối với sinh viên thuộc đối tượng chính sách.

Cùng với đó, thực hiện tự chủ đã tạo điều kiện cho các trường chủ động trong quản lý, sử dụng các nguồn tài chính để thực hiện nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học trên cơ sở chấp hành quy chế thu - chi nội bộ của nhà trường và các quy định của Nhà nước.

Sau khi thực hiện tự chủ, cơ cấu chi thay đổi theo hướng tăng chi hoạt động sự nghiệp và giảm chi dịch vụ. Chi sự nghiệp tăng từ 70,6% giai đoạn trước tự chủ (2013 - 2014) lên 72,4% giai đoạn sau tự chủ (2015 - 2016) tập trung chủ yếu vào chi cho con người, chi học bổng sinh viên, chi nghiệp vụ chuyên môn, chi mua sắm.

Chi từ NSNN cấp vẫn ưu tiên cho các hoạt động đầu tư, xây dựng cơ bản và chi thường xuyên. Tốc độ tăng thu lớn hơn so với tăng chi, nguồn chênh lệch thu - chi được các trường trích lập các quỹ, đầu tư mua sắm trang thiết bị, chính sách học bổng cho sinh viên, đầu tư hoạt động tư vấn và nghiên cứu khoa học.

Nhìn chung, các chính sách của Nhà nước về tự chủ đại học nói chung và tự chủ tài chính nói riêng, thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả tích cực, giúp các trường chủ động hơn trong khai thác nguồn thu và quản lý chi tiêu, mở rộng và quảng bá chương trình đào tạo chất lượng cao, liên kết, đào tạo ngắn hạn, dịch vụ tư vấn nhằm nâng cao chất lượng và uy tín để thu hút sinh viên trong và ngoài nước. Các trường thực hiện thí điểm tự chủ tài chính cũng đã xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, xây dựng các quy chế, định mức chi tiêu phù hợp hơn. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn một số vấn đề đặt ra trong tự chủ tài chính đối với GDĐH.

Trong điều kiện nguồn ngân sách dành cho GDĐH còn hạn hẹp thì thực hiện tự chủ tài chính của các trường đại học công lập (ĐHCL) là tất yếu, để sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, đồng thời vận động các nguồn lực của xã hội cho phát triển GDĐH.

Việc trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính đối với các cơ sở giáo dục ĐHCL đã mở ra, tạo cơ hội cho các cơ sở giáo dục ĐHCL nâng cao tính tích cực chủ động, sáng tạo trong quản lý tài chính và tài sản của đơn vị, sử dụng NSNN được giao tiết kiệm, hiệu quả hơn.

Khi thực hiện chế độ giao, khoán mức chi như điện thoại, văn phòng, công tác phí... sẽ giảm đáng kể chứng từ, hóa đơn, các đơn vị sử dụng tiết kiệm các nguồn kinh phí để từ đó góp phần vào việc tăng thu nhập cho giảng viên và công nhân viên.

Thực tế cho thấy, nguồn tăng thu của các trường đại học hiện nay vẫn là tăng quy mô đào tạo chưa huy động được các nguồn thu từ các hoạt động dịch vụ chuyển giao khoa học công nghệ và dịch vụ tư vấn giáo dục đào tạo theo hợp đồng cho các tổ chức và cá nhân trong nước...

Một số trường đại học được tự chủ về mức chi nhưng tự chủ về thu chưa tương xứng, dẫn tới hiệu quả của việc thực hiện tự chủ không hơn là bao so với không tự chủ. Trong thời gian dài, do bị khống chế về trần học phí, mức trần học phí thường thấp, thu không đủ chi, cho nên một số cơ sở giáo dục ĐHCL xé rào, ban hành nhiều khoản thu ngoài quy định, dẫn đến thiếu công khai, minh bạch trong việc sử dụng nguồn thu.

Việc duy trì mức học phí thấp dẫn đến các cơ sở giáo dục ĐHCL không có đủ nguồn để cải thiện thu nhập cho giảng viên từ nguồn học phí chính quy, không thu hút và giữ được những giảng viên có trình độ tham gia giảng dạy. Để có nguồn bổ sung thu nhập, các trường phải khai thác từ các hoạt động đào tạo không chính quy, dẫn đến thời gian đứng lớp của giảng viên đại học phần lớn bị quá tải.

Hầu hết các giảng viên đại học đều vượt định mức giờ giảng theo quy định, có những trường hợp vượt tới 150% - 200% định mức giờ giảng. Điều này khiến cho việc giảng viên đại học không có thời gian để nghiên cứu khoa học, nâng cao trình độ nghiệp vụ, đổi mới nội dung bài giảng, phương pháp sư phạm... Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo.

Một số vấn đề đặt ra

Để nâng cao hiệu quả thực hiện cơ chế tự chủ tài chính của các trường ĐHCL, cần quan tâm đến một số nội dung sau:

- Các bộ, ngành, sớm ban hành các văn bản hướng dẫn, các tiêu chí đánh giá mức độ và chất lượng hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị được giao tự chủ nhằm tháo gỡ khó khăn về cơ chế, chính sách. Đồng thời, tăng cường kiểm tra, rà soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các tiêu chuẩn, định mức và mở rộng lĩnh vực giao quyền tự chủ cho các đơn vị; Sửa đổi chế độ khấu hao tài sản cố định (nhất là máy móc thiết bị phục vụ giảng dạy với thời gian 3 năm là hợp lý); Sửa đổi chính sách phí, lệ phí cho phù hợp với điều kiện thực tế.

- Trao nhiều quyền tự chủ về mức thu hơn nữa cho các trường ĐHCL, trước hết là thu học phí, lệ phí. Các cơ sở GDĐH công lập được phép tính đủ chi phí tiền lương và chi phí hoạt động thường xuyên trong giá dịch vụ của đơn vị SNCL trên cơ sở khung giá do Nhà nước quy định, chi phí khấu hao tài sản cố định trong học phí của cơ sở GDĐH công lập, đảm bảo nguyên tắc lấy thu đủ bù đắp chi phí đào tạo trong học phí. Nhà nước sẽ thực hiện các chính sách hỗ trợ đối với người nghèo, người dân tộc thiểu số, người ở vùng sâu, vùng xa về mức học phí... tạo điều kiện cho mọi người đều được tiếp cận GDĐH.

- Các trường cần tiếp tục đổi mới toàn diện: Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ mang tính chi tiết, đảm bảo tính công khai, dân chủ và công bằng; Xây dựng được hệ thống tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động của từng người lao động. Trong đó, chú trọng giải pháp chi trả thu nhập theo hiệu quả công việc, khuyến khích, hấp dẫn, thu hút người có năng lực, có trình độ.

Đặc biệt là phải xây dựng được chiến lược tài chính hợp lý cho đầu tư cơ sở vật chất trong ngắn hạn và dài hạn; Coi trọng và tích cực tìm kiếm, thu hút nguồn lực tài chính từ các nguồn dự án, nguồn vốn viện trợ nước ngoài. Cùng với đó, các trường cần xây dựng bộ máy, các chuyên gia, chuyên viên thực hiện các hoạt động tham mưu cho Ban Giám hiệu về nội dung, biện pháp thực hiện, cung cấp các thông tin, các phương án lựa chọn để người lãnh đạo có thể ban hành các quyết định kịp thời, cần thiết.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, yêu cầu tính công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình của các trường đại học nhằm đảm bảo các trường đại học hoạt động theo đúng luật pháp.

- Đổi mới phương pháp phân bổ kinh phí NSNN cho các cơ sở GDĐH theo kết quả đầu ra; giao ngân sách gắn với nhiệm vụ và sản phẩm cuối cùng. Nhà nước giao ngân sách gắn với các hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật trong đào tạo, định mức phân bổ chi phí đào tạo, có sự phân biệt giữa cơ sở hoạt động có chất lượng hiệu quả với cơ sở kém chất lượng, không hiệu quả. Nhà nước thực hiện cơ chế đặt hàng đối với đào tạo đại học. Tất cả các cơ sở GDĐH đều được tham gia vào quy trình tuyển chọn kinh phí đặt hàng đào tạo từ NSNN.

Tài liệu tham khảo:

Chính phủ, Nghị quyết số 77/NQ-CP ngày 24/10/2014 về thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với một số cơ sở GDĐH công lập giai đoạn 2014-2017;

Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017), Hội nghị Tổng kết thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với các cơ sở GDĐH công lập theo Nghị quyết số 77/NQ-CP ngày 24/10/2014 của Chính phủ giai đoạn 2014 - 2017;

Chính phủ, các nghị định: Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005; Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006; Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 16/2/2015;

Bộ Tài chính (2011), Đánh giá tình hình thực hiện tự chủ tài chính và định hướng đổi mới cơ chế tài chính đối với các trường ĐHCL giai đoạn 2012 - 2020.

Theo tapchitaichinh

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Xem nhiều
Bí mật về quê sau 11 năm ở Hàn Quốc, chàng trai tặng bố mẹ 'món quà' bất ngờBí mật về quê sau 11 năm ở Hàn Quốc, chàng trai tặng bố mẹ 'món quà' bất ngờ01:26Sau bữa nhậu tất niên, cảnh tượng lạ tại phòng khách lúc 21h tối khiến người vợ bất ngờSau bữa nhậu tất niên, cảnh tượng lạ tại phòng khách lúc 21h tối khiến người vợ bất ngờ00:585 thanh niên nằm ngủ giữa nhà và sự xuất hiện của người đàn ông lúc rạng sáng khiến tất cả vùng dậy5 thanh niên nằm ngủ giữa nhà và sự xuất hiện của người đàn ông lúc rạng sáng khiến tất cả vùng dậy01:08Éo le: Vô tư nhờ người lạ chụp ảnh trên Hồ Gươm nhưng không hề nhận ra đó là 1 sao nam nổi tiếng VbizÉo le: Vô tư nhờ người lạ chụp ảnh trên Hồ Gươm nhưng không hề nhận ra đó là 1 sao nam nổi tiếng Vbiz00:42Phương Nhi đang nhặt rác ở biển thì được mai mối, con dâu tỷ phú có màn đối đáp được khen EQ kịch trầnPhương Nhi đang nhặt rác ở biển thì được mai mối, con dâu tỷ phú có màn đối đáp được khen EQ kịch trần00:23Clip thanh niên tông người phụ nữ văng ra đường rồi lên xe bỏ chạy, dân mạng tìm ra chi tiết khó thoátClip thanh niên tông người phụ nữ văng ra đường rồi lên xe bỏ chạy, dân mạng tìm ra chi tiết khó thoát00:35Sự thật bất ngờ về clip "thầy tặng mỗi học sinh 1 triệu đồng để ăn Tết"Sự thật bất ngờ về clip "thầy tặng mỗi học sinh 1 triệu đồng để ăn Tết"00:38Chuyến bay delay 3 tiếng khiến người phụ nữ tình cờ chứng kiến cảnh tượng kì lạ: Đây là ông bố bà mẹ hiếm có!Chuyến bay delay 3 tiếng khiến người phụ nữ tình cờ chứng kiến cảnh tượng kì lạ: Đây là ông bố bà mẹ hiếm có!00:32Clip ghi lại hành vi khó tin của người phụ nữ đeo vàng kín tay trong quán bánh ngọt tại Hà Nội: Gần tết ai cũng cần đề phòng!Clip ghi lại hành vi khó tin của người phụ nữ đeo vàng kín tay trong quán bánh ngọt tại Hà Nội: Gần tết ai cũng cần đề phòng!00:28Camera ghi cảnh đôi vợ chồng làm ngân hàng ngã ra sàn nhà sau khi nhận thưởng Tết, biết con số mà thèmCamera ghi cảnh đôi vợ chồng làm ngân hàng ngã ra sàn nhà sau khi nhận thưởng Tết, biết con số mà thèm00:45Lên TikTok thấy tất cả đều hỏi 1 câu "Tại sao anh Pakistan lại gọi cho Ny bằng số điện thoại": Chuyện gì đang xảy ra?Lên TikTok thấy tất cả đều hỏi 1 câu "Tại sao anh Pakistan lại gọi cho Ny bằng số điện thoại": Chuyện gì đang xảy ra?00:16

Tin đang nóng

Ngày mẹ chồng nhập viện, em dâu vẫn bận rộn đi du lịch nhưng chỉ một câu nói của cậu con trai 16 tuổi, em ấy liền tỉnh ngộNgày mẹ chồng nhập viện, em dâu vẫn bận rộn đi du lịch nhưng chỉ một câu nói của cậu con trai 16 tuổi, em ấy liền tỉnh ngộ
09:51:07 23/01/2025
Chuyến bay delay 3 tiếng khiến người phụ nữ tình cờ chứng kiến cảnh tượng kì lạ: Đây là ông bố bà mẹ hiếm có!Chuyến bay delay 3 tiếng khiến người phụ nữ tình cờ chứng kiến cảnh tượng kì lạ: Đây là ông bố bà mẹ hiếm có!
08:37:32 23/01/2025
Viral nhất MXH: Trấn Thành nói 1 câu về Minh Hằng làm Hồ Ngọc Hà "sượng trân đứng hình"Viral nhất MXH: Trấn Thành nói 1 câu về Minh Hằng làm Hồ Ngọc Hà "sượng trân đứng hình"
07:46:53 23/01/2025
Lý do hoa hậu Ngô Mỹ Uyên bất ngờ bán villa 1.000m2 trước TếtLý do hoa hậu Ngô Mỹ Uyên bất ngờ bán villa 1.000m2 trước Tết
07:32:26 23/01/2025
HOT: Lưu Diệc Phi bị "tóm sống" hẹn hò trai đẹp lúc nửa đêm, danh tính đối phương gây xôn xaoHOT: Lưu Diệc Phi bị "tóm sống" hẹn hò trai đẹp lúc nửa đêm, danh tính đối phương gây xôn xao
10:29:47 23/01/2025
Giáp Tết Lý Hùng vào thăm Trung tâm Dưỡng lão, lặng đi trước những mất mátGiáp Tết Lý Hùng vào thăm Trung tâm Dưỡng lão, lặng đi trước những mất mát
07:27:24 23/01/2025
Đưa mẹ chồng 10 triệu mua sắm Tết, chồng chê ít còn tỏ thái độ mỉa mai, tôi bình thản hỏi một câu mà anh cứng họngĐưa mẹ chồng 10 triệu mua sắm Tết, chồng chê ít còn tỏ thái độ mỉa mai, tôi bình thản hỏi một câu mà anh cứng họng
10:08:12 23/01/2025
Mẹ tôi trao thưởng 1 tỷ nếu em dâu chịu sinh con, ngờ đâu một tờ xét nghiệm khiến cả nhà suy sụpMẹ tôi trao thưởng 1 tỷ nếu em dâu chịu sinh con, ngờ đâu một tờ xét nghiệm khiến cả nhà suy sụp
09:56:53 23/01/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

"Á hậu từng bị đế chế Samsung ruồng bỏ" lộ mặt mộc sau phẫu thuật, gây xôn xao với lời thừa nhận về tuổi tác

"Á hậu từng bị đế chế Samsung ruồng bỏ" lộ mặt mộc sau phẫu thuật, gây xôn xao với lời thừa nhận về tuổi tác

Sao việt

14:09:08 23/01/2025
Tối 22/1 vừa qua, Á hậu bị đế chế Samsung ruồng bỏ Go Hyun Jung có đăng tải lên Instagram cá nhân nhiều khoảnh khắc đời thường khác nhau.
4 loại rau 'bán đầy chợ', tốt cho tim mạch

4 loại rau 'bán đầy chợ', tốt cho tim mạch

Sức khỏe

14:05:28 23/01/2025
Đây là loại rau gia vị rất tốt cho sức khỏe. Rau diếp cá được coi là thực phẩm quét cục máu đông tốt. Những người có cục máu đông hoặc lipid máu cao nên ăn nhiều hơn.
"Thua đời 1-0" khi quãng đường 5km đi mất 40 phút, họp online ngay trên yên xe ôm công nghệ

"Thua đời 1-0" khi quãng đường 5km đi mất 40 phút, họp online ngay trên yên xe ôm công nghệ

Netizen

14:05:22 23/01/2025
Hay là mình nghỉ Tết luôn không? Chứ thân thể này không hợp đi làm nữa. 5km từ nhà đến công ty mất 40 phút để di chuyển thì làm kiểu gì? , Ngọc Lan bất lực giữa đám đông đang cố nhích qua ngã tư, ở lần đèn đỏ thứ 2.
Một sai lầm khi bảo quản thực phẩm nhiều người Việt hay mắc

Một sai lầm khi bảo quản thực phẩm nhiều người Việt hay mắc

Thế giới

14:02:39 23/01/2025
Để hạn chế những nguy cơ này, các chuyên gia từ WHO và UNEP khuyến nghị sử dụng các giải pháp thay thế thân thiện như hộp thủy tinh, hộp nhựa an toàn thực phẩm hoặc túi vải tái sử dụng.
Một ngôi sao hạng A quỳ gối, xin Jisoo (BLACKPINK) tha thứ

Một ngôi sao hạng A quỳ gối, xin Jisoo (BLACKPINK) tha thứ

Nhạc quốc tế

14:00:48 23/01/2025
Ngôi sao hạng A trở thành tâm điểm chú ý khi quỳ gối xin lỗi trên sóng truyền hình quốc gia vì Jisoo (BLACKPINK).
Bellingham sánh ngang Messi ở Champions League

Bellingham sánh ngang Messi ở Champions League

Sao thể thao

13:58:29 23/01/2025
Jude Bellingham tiếp tục chứng tỏ đẳng cấp khi góp công lớn trong chiến thắng 5-1 của Real Madrid trước RB Salzburg ở vòng phân hạng Champions League rạng sáng 23/1.
Son Ye Jin thăng hạng vẻ ngoài với chân váy ngắn, nhưng 1 khuyết điểm lại chiếm "spotlight"

Son Ye Jin thăng hạng vẻ ngoài với chân váy ngắn, nhưng 1 khuyết điểm lại chiếm "spotlight"

Sao châu á

13:30:10 23/01/2025
Thời gian qua, Son Ye Jin rất tích cực hoạt động trở lại trên mạng xã hội khi liên tục đăng tải hình ảnh mới lên trang cá nhân.
Hai nhóm trẻ trâu hỗn chiến sau màn combat trên mạng

Hai nhóm trẻ trâu hỗn chiến sau màn combat trên mạng

Pháp luật

13:29:12 23/01/2025
Âm thanh đó được tạo nên bởi 31 nam thanh niên trong độ tuổi từ 16 đến 21 tuổi thuộc 2 nhóm khác nhau tổ chức giải quyết mâu thuẫn bằng hung khí.
Đi về miền có nắng - Tập 13: Dương bị bạn trai cũ đe dọa, bắt giao lại con trai

Đi về miền có nắng - Tập 13: Dương bị bạn trai cũ đe dọa, bắt giao lại con trai

Phim việt

12:56:40 23/01/2025
Sau cuộc gặp lại tại sân bay, Khoa thường xuyên gọi điện thoại gây phiền nhiễu với Dương. Có lần, hắn còn chặn đường cô gây sự. May lần đó Dương được Phong trợ giúp, giải thoát cho cô.
5 cung hoàng đạo được Thần Tài chiếu mệnh trước thềm Tết Nguyên đán 2025

5 cung hoàng đạo được Thần Tài chiếu mệnh trước thềm Tết Nguyên đán 2025

Trắc nghiệm

12:13:53 23/01/2025
Trong thời khắc chuẩn bị khép lại năm cũ, dường như các cung hoàng đạo này được Thần Tài ưu ái, mang đến cho họ vận may và cơ hội tài chính chưa từng có.
Khán giả yêu cầu "phong sát" huyền thoại LPL sau màn "gáy khét"

Khán giả yêu cầu "phong sát" huyền thoại LPL sau màn "gáy khét"

Mọt game

11:17:10 23/01/2025
Một huyền thoại LPL và LMHT thế giới đang nhận về những ý kiến trái chiều sau màn trashtalk cực căng. Huyền thoại LPL lại gây tranh cãi