Nâng chất giáo dục dân tộc: Đòi hỏi tất yếu từ đội ngũ
Việc bồi dưỡng phát triển đội ngũ GV người dân tộc cần được đặt ra như nhiệm vụ trọng tâm để phù hợp với giáo dục vùng miền, đồng thời đáp ứng yêu cầu giáo dục hiện đại.
Cần nâng cao hơn nữa chất lượng đội ngũ GV người DTTS.
Khó bó khôn
Có thể thấy ngoài những đặc điểm chung của đội ngũ GV, giáo viên tiểu học dân tộc thiểu số (GVTH DTTS), mang những đặc điểm khác biệt bởi tính chất đặc thù.
Tại Hội thảo Quốc tế “Phát triển đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông” do Trường ĐHSP Hà Nội tổ chức, TS Trần Thị Yến – Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam đã có tham luận và chỉ ra rằng: Về cơ bản, GVTH người DTTS đạt chuẩn đào tạo theo cấp học nên họ là đội ngũ có tri thức, kiến thức, hiểu biết về phong tục tập quán, truyền thống, văn hóa của dân tộc mình và dân tộc khác trong cộng đồng dân tộc Việt Nam. Sự hiểu biết này giúp ích cho họ rất nhiều trong chuyên môn và dạy học. Tuy nhiên, trình độ đào tạo ban đầu của GVTH người DTTS với phương thức tuyển sinh sư phạm khác nhau nên kết quả đầu ra thiếu tương đồng về chất lượng.
Mặt khác, những năm 80 – 90 của thế kỷ trước, để đáp ứng mục tiêu phổ cập giáo dục tiểu học, xóa mù chữ trên toàn quốc, ở vùng DTTS xuất hiện nhiều hình thức đào tạo cấp tốc, “cắm bản” như: Các hệ đào tạo 5 3 tháng; 9 3 tháng; 12 6 tháng… Đây là khó khăn cho việc hoàn thành sứ mệnh giáo dục thế hệ trẻ ở vùng DTTS.
Cùng đó, vùng DTTS và miền núi thường có địa hình hiểm trở, khí hậu khắc nghiệt, với thiên tai khôn lường… Dân cư thưa thớt khiến các lớp học điểm lẻ quá sâu, quá xa so với điểm trường chính. Các GVTH người DTTS thường đảm trách những lớp học điểm lẻ này và như vậy làm hạn chế việc học hỏi nâng cao năng lực nghề nghiệp.
Nhiệm vụ bồi dưỡng đội ngũ, yêu cầu chuẩn hóa được ngành Giáo dục quan tâm rất nhiều. Song vẫn thật khó để đạt được sự tương ứng giữa chuẩn trình độ đào tạo và chuẩn nghề nghiệp. Mặc dù chính sách ưu tiên của Đảng và Nhà nước tạo cơ hội và điều kiện để phát triển GVTH người DTTS song sự chênh lệch về kiến thức và năng lực đầu vào (đào tạo) và đầu ra (sau đào tạo trở thành GV) của GV là khác nhau; trình độ đào tạo ban đầu, điều kiện môi trường giáo dục khác nhau sẽ là những thách thức đối với chất lượng GVTH DTTS.
Ảnh minh họa/ Internet
Video đang HOT
Đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
Hiệu quả tự học phụ thuộc nhiều vào việc tạo điều kiện cần thiết về cơ sở vật chất, tài liệu, bầu không khí sư phạm tập thể; đặc biệt là vai trò định hướng về nội dung cần học cho GV người DTTS của CBQL, là nhu cầu tự bồi dưỡng và hình thành động lực tự bồi dưỡng của GV người DTTS…
Để quá trình đổi mới giáo dục diễn ra hiệu quả và nâng cao chất lượng giáo dục vùng DTTS, việc phát triển đội ngũ GVTH người DTTS đạt chuẩn về chất lượng là đòi hỏi tất yếu. Và chỉ thông qua đào tạo và bồi dưỡng mới có thể nâng cao chất lượng đội ngũ.
Nhìn nhận về vấn đề này, TS Trần Thị Yến đưa ra một số đề xuất. Trước hết, đào tạo GVTH người DTTS cần được nâng chuẩn về nội dung, đồng thời căn cứ vào chuẩn nghề nghiệp để đào tạo phù hợp, tương xứng. Mặt khác, các trường sư phạm cần nghiên cứu đưa vào nội dung, chương trình đào tạo đặc thù như: Dạy học trong môi trường đa văn hóa; tiếng dân tộc; chuyên đề phương pháp dạy học đặc thù cho HS dân tộc…
Nội dung đào tạo đối với GV dạy ở vùng DTTS trong các trường sư phạm cần phản ánh những vấn đề trên trong mối liên hệ với thực tiễn giáo dục ở từng vùng DTTS.
Người làm công tác đào tạo GV và đội ngũ CBQL cũng cần được đào tạo và cần sự trợ giúp trong cách tiếp cận với những nội dung giáo dục đặc thù.
Phương pháp và hình thức đào tạo cần gắn với nhà trường và tăng tính thực hành trong các nhà trường. Vì đối tượng GV người DTTS được đào tạo là những người đang thực hiện giảng dạy ở các nhà trường tiểu học, do đó thời gian đào tạo cũng được đặc biệt quan tâm. Cần sử dụng các hình thức đào tạo phù hợp.
Theo TS Trần Thị Yến, trong việc bồi dưỡng lĩnh vực kiến thức theo chuẩn nghề nghiệp đáp ứng đủ 5 yêu cầu và 20 tiêu chí được quy định ở lĩnh vực này. Chú trọng bồi dưỡng các kiến thức về dạy học tích hợp ở một số môn học; văn hóa dân tộc; dạy học trong môi trường đa văn hóa; đồng thời bồi dưỡng kiến thức ở một số môn học tự chọn (tiếng Anh, tiếng dân tộc…), bồi dưỡng kiến thức tâm lý sư phạm; quan tâm đến tâm lý HS người DTTS vừa đáp ứng theo chuẩn nghề nghiệp vừa đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục….
Phương pháp và hình thức bồi dưỡng hiệu quả nhất đối với GVTH người DTTS đó là “nghiên cứu bài học”. Đây là hình thức bồi dưỡng tại chỗ theo đơn vị trường học lấy tập thể sư phạm từng trường TH làm nòng cốt, như là “tế bào” của hoạt động bồi dưỡng GV.
Mặt khác, với những GV mới ra trường và GV còn yếu có thể bồi dưỡng qua kèm cặp, rèn nghề. BGH các nhà trường cùng với tổ/khối trường sẽ phân công GV cốt cán có tay nghề vững vàng, có kinh nghiệm trực tiếp hướng dẫn từ soạn bài đến lên lớp.
TS Trần Thị Yến cũng khẳng định: Do yêu cầu đổi mới giáo dục đòi hỏi người GV phải tự bồi dưỡng là chính, tự thân vận động chiếm lĩnh tri thức để có thể giải quyết hiệu quả những vấn đề đặt ra trong công tác của mình.
Tuy nhiên, với đội ngũ GVTH người DTTS, vấn đề tự bồi dưỡng còn khó khăn. GV còn thiếu thông tin, sách báo và ít có cơ hội giao tiếp với bên ngoài hoặc trong cộng đồng… Do vậy, hình thức GV tự học, tự bồi dưỡng nên bắt đầu từ việc tổ chức giải đáp những thắc mắc qua thực tế dạy học theo nhóm và từng GV.
Đức Trí
Theo Dân trí
Điểm tựa vững chắc của học sinh "vùng khó"
Các huyện vùng cao phía Tây Nghệ An, địa bàn định cư chủ yếu của đồng bào các dân tộc thiểu số, cuộc sống còn rất khó khăn. Nhiều năm về trước, việc học tập của con em họ gặp muôn vàn trắc trở.
Có một số lượng không nhỏ học sinh người dân tộc thiểu số đã bỏ lỡ giấc mơ, quyền lợi được đến trường. Trường học bán trú được thành lập đã trở thành điểm tựa vững chắc để con em đồng bào dân tộc thiểu số ở "vùng khó" vươn lên học tập tốt. Qua đó, tạo cơ sở cân bằng về chất lượng giáo dục giữa các vùng miền của tỉnh Nghệ An.
Bài 1: Chặn đứng "cơn lốc" bỏ học
Trước đây, hiện tượng học sinh con em đồng bào các dân tộc thiểu số ở các huyện vùng cao phía Tây Nghệ An bỏ học giữa chừng diễn ra rất phổ biến. Suốt nhiều năm liền, đó là "bài toán" mà ngành giáo dục địa phương không thể tìm được đáp án. Chỉ đến khi các trường học theo hình thức bán trú được thành lập ở những huyện vùng cao, biên giới với những chính sách ưu việt đã nhanh chóng chặn đứng "cơn lốc" học sinh bỏ học.
Học sinh Trường PTDTBT THCS Mai Sơn háo hức trở lại trường sau kì nghỉ hè. Ảnh: Viết Lam
Theo chủ trương chung, ngày 19-8-2019, tất cả trường học trên địa bàn tỉnh Nghệ An chính thức tổ chức học sinh tựu trường, ôn tập kiến thức chuẩn bị bước vào năm học mới. Một vài ngày trước đó, trên những trục đường ở các bản làng xa xôi thuộc các huyện miền núi phía Tây Nghệ An đã bắt gặp các nhóm học trò băng rừng, lội suối trở lại trường sau kì nghỉ hè kéo dài. Khi sương mù còn bao phủ núi rừng, Lỳ Bá Dê, học sinh lớp 9A3, Trường Phổ thông dân tộc bán trú Trung học cơ sở (PTDTBT THCS) Tri Lễ cùng đám bạn ở bản biên giới Nậm Tột, xã Tri Lễ, huyện Quế Phong đã í ới gọi nhau rời nhà chuẩn bị cho hành trình dài trở lại trường.
Nậm Tột cách trung tâm xã Tri Lễ hơn 20km đường rừng núi, nơi có 100% hộ gia đình đồng bào dân tộc Mông sinh sống. Tất cả học sinh con em trong bản sau khi hoàn thành bậc tiểu học ở các điểm trường lẻ, đều được ra trung tâm xã theo học bậc trung học cơ sở với chế độ học sinh bán trú. Ở đó, các em được thầy, cô giáo chăm lo từ chỗ ăn, ở, sinh hoạt học tập hàng ngày và thỉnh thoảng mới về thăm gia đình.
Những ngày chuẩn bị tựu trường, thời tiết ở xã biên giới Tri Lễ có mưa to, không một phương tiện nào có thể di chuyển được, học sinh các bản vùng cao chỉ còn cách đi bộ trở lại lớp. Năm học mới này, Lỳ Bá Dê có thêm nhiệm vụ đưa em gái mình nhập học vào lớp 6 cùng trường. Trên vai mang chiếc ba lô đựng quần áo, Lỳ Bá Dê nắm chặt bàn tay em gái Lỳ Y Sáu men theo con đường dốc trơn trượt dưới những tán cây rừng già. Đây là lần đầu tiên Lỳ Y Sáu đi xa nên vừa buồn, vừa mệt, thỉnh thoảng cậu học trò lớp 9 lại cõng em đi một đoạn đường dài. Phải đến quá trưa, nhóm bạn và anh em Lỳ Bá Dê mới đến được khu bán trú nhà trường khi quần áo lấm lem bùn đất, mồ hôi ướt đẫm. Và ở đây, các em được thầy cô chào đón, dẫn về phòng ở đã được dọn sạch sẽ trước đó để nghỉ ngơi.
Trường PTDTBT THCS Tri Lễ được công nhận đạt chuẩn bán trú từ năm học 2012-2013, trung bình mỗi năm có 756 học sinh, chủ yếu là con em đồng bào dân tộc Mông, Thái, Khơ Mú và Kinh theo học, trong đó, có khoảng 320 học sinh thuộc diện bán trú, ăn ở, sinh hoạt, học tập thường xuyên tại trường.
Thầy giáo Hoàng Ngọc Thanh, Hiệu trưởng Trường PTDTBT THCS Tri Lễ cho biết: "Thời gian trước, trường chúng tôi là một trong những "điểm nóng" về tình trạng học sinh bỏ học, với khoảng 40 em/năm. Thế nhưng mọi thứ đã thay đổi tích cực kể từ năm 2012-2013 khi bước vào thực hiện tổ chức bán trú, tỉ lệ học sinh bỏ học giảm xuống rất nhanh, giờ chỉ còn 5-7 em/năm. Trong ngày tập trung đầu tiên, tổ chức ôn luyện, toàn trường chỉ còn thiếu 5 em học sinh. Đây là một tín hiệu rất vui".
Cách Tri Lễ khoảng 35km, nằm trên trục đường Tây Nghệ An, Trường PTDTBT THCS Mai Sơn, huyện Tương Dương có 197 học sinh, với 127 em thuộc diện bán trú. Trong ngày đầu tiên tập trung học sinh tổ chức ôn luyện, Ban giám hiệu nhà trường đã chỉ đạo duy trì mọi nề nếp chung, ưu tiên việc nấu ăn cho toàn bộ học sinh bán trú. Đến giờ quy định, tất cả khu nhà ăn đều được bố trí học sinh ngồi kín hết, trong sự trật tự, các em ăn bữa cơm rất ngon lành cùng bạn bè, anh chị. Ở mâm cơm gần sát với mép sân, Cụt Mai Sáu, học sinh lớp 6B phải sử dụng tay trái khó nhọc xúc từng thìa cơm đưa lên miệng. Ngồi cạnh bên, Cụt Văn Thương, học sinh lớp 9B thường xuyên để ý gắp cá cho vào bát cậu em mới vào đầu cấp học. Hỏi ra mới biết, Sáu bị dị tật từ nhỏ, bố dính vào ma túy, mẹ làm nương rẫy nên bữa ăn của anh em Sáu ở nhà lúc no, lúc đói.
Khi được hỏi về việc đến trường, khóe mắt ngấn nước, Cụt Văn Sáu chia sẻ: "Cháu muốn đến trường, vừa được học chữ và được ăn ngon". Chăm chú theo dõi bữa cơm trưa của học sinh ngay từ đầu, thầy giáo Nguyễn Trường Giang, Phó Hiệu trưởng Trường PTDTBT THCS Mai Sơn cho biết: "Từ khi nhà trường được công nhận và triển khai thực hiện chế độ bán trú, hiện tượng học sinh bỏ học sau kì nghỉ hè, nghỉ Tết, bỏ học giữa chừng đã giảm hẳn. Những năm gần đây, trường chúng tôi chỉ còn 1-2 trường hợp học sinh bỏ học, nguyên nhân chủ yếu do bố mẹ di cư đi nơi khác".
Bị tàn tật, Cụt Mai Sáu, học sinh lớp 6B, Trường PTDTBT THCS Mai Sơn phải nhờ đến sự giúp đỡ của các anh trong bữa ăn hàng ngày tại trường. Ảnh: Viết Lam
Nằm bên cạnh Quốc lộ 7A, Trường PTDTBT THCS Hữu Kiệm, huyện Kỳ Sơn có 424 học sinh con em đồng bào dân tộc Thái, Mông, Khơ Mú và Kinh thuộc 2 xã Hữu Kiệm và Hữu Lập theo học, trong đó có 240 em thuộc diện bán trú. Hai xã vùng cao Hữu Lập và Hữu Kiệm có người nghiện ma túy chiếm tỉ lệ cao, có không ít học sinh của nhà trường cả bố và mẹ đều nghiện nên ảnh hưởng rất lớn đến việc học tập. "Ngoài chính sách chung của Nhà nước, nhà trường cũng thực hiện đồng bộ các biện pháp để giữ học sinh. Trong đó, chú trọng tạo điều kiện tốt nhất cho các em ăn, ở học tập tại trường, đặc biệt thường xuyên quan tâm đến những em học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Trong năm học 2018-2019, trường chúng tôi chỉ có 1 học sinh duy nhất bỏ học giữa chừng".
Nói về hình thức trường học bán trú ở khu vực phía Tây Nghệ An, thầy giáo Thái Văn Thành, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nghệ An khẳng định: "Cùng với các trường nội trú, hình thức trường học bán trú đang khẳng định được tính ưu việt của Đảng, Nhà nước, Chính phủ đối với sự nghiệp giáo dục ở những địa bàn khó khăn của cả nước nói chung và phía Tây Nghệ An nói riêng. Với việc hỗ trợ chỗ ăn, ở, sinh hoạt, tình trạng học sinh bỏ học đã được kéo giảm nhanh chóng, chất lượng giảng dạy, học tập ở những "vùng khó" đang được nâng lên".
Ngày 21-12-2010, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 85/2010/QĐ-TTg ban hành một số chính sách hỗ trợ học sinh bán trú và trường phổ thông dân tộc bán trú. Theo Quyết định này, học sinh bán trú được hỗ trợ tiền ăn mỗi tháng bằng 40% mức lương tối thiểu chung và 15kg gạo, được ở trong khu bán trú của nhà trường; đối với những học sinh phải tự lo chỗ ở, mỗi tháng được hỗ trợ bằng 10% mức lương tối thiểu chung và được hưởng không quá 9 tháng/năm học/học sinh. Nghệ An là một trong những địa phương có số lượng học sinh được hưởng chế độ bán trú đông nhất của cả nước, tập trung chủ yếu ở các huyện phía Tây.
Theo bienphong.com
Nhận diện lạm thu Lợi dụng sự thật thà và ít hiểu biết của một số phụ huynh, không ít hiệu trưởng đã nhẫn tâm móc hầu bao của họ một cách không thương tiếc. Cứ vào đầu năm học, câu chuyện lạm thu luôn là đề tài nóng hổi trên các diễn đàn. Vấn nạn lạm thu trong trường học (Ảnh minh họa: baoquangninh.com.vn). Thế nhưng...