Nâng cao vị thế nhà giáo từ việc giáo dục đạo đức học sinh dân tộc thiểu số
“ Giáo dục đạo đức, lối sống tốt cho học sinh mới có thể làm nên những người tử tế. Muốn vậy, nhà giáo phải là tấm gương. Đó là cách để nâng cao vị thế của nhà giáo”.
Hội thi “Giữ gìn nét đẹp bản sắc văn hóa dân tộc lần thứ II” do đoàn trường PTDTNT tỉnh Điện Biên tổ chức.
Quan điểm trên được trường Phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Điện Biên nghiêm túc thực hiện trong suốt nhiều năm qua.
Tôn trọng sự khác biệt
Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú (PTDTNT) tỉnh Điện Biện (TP. Điện Biên Phủ, Điện Biên) có 77 cán bộ, giáo viên, nhân viên. Mỗi năm trường tuyển sinh và đào tạo hệ THPT với chỉ tiêu 500 học sinh. Đó là con em dân tộc thiểu số (DTTS) ở khắp các địa phương trên địa bàn toàn tỉnh.
Cùng với việc truyền dạy kiến thức, nhà trường luôn xác định giáo dục đạo đức, lối sống học sinh là nhiệm vụ hết sức quan trọng. Bởi thế, nhà trường luôn quán triệt và thực hiện nghiêm túc công tác này.
“Ở môi trường giáo dục của chúng tôi có nét đặc thù riêng, học sinh hoàn toàn xa nhà và ở lại tại trường để ăn, học. Còn giáo viên thì tiếp xúc với học sinh bằng phần lớn thời gian trong ngày. Bởi thế, sẽ có sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa thầy cô và học trò. Nếu như thầy cô mà không giữ được chuẩn mực thì học trò sẽ dễ bị ảnh hưởng tiêu cực.
Vì lẽ đó, chúng tôi luôn quan tâm, quán triệt thực hiện tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức đối với mỗi giáo viên. Nhìn chung, đội ngũ nhà giáo luôn gương mẫu trong lời nói và hành động để làm gương cho trò”, cô Nguyễn Thị Huệ – Phó hiệu trưởng nhà trường bày tỏ.
“Học sinh của chúng tôi đang ở giai đoạn chuẩn bị trưởng thành nên tâm sinh lí sẽ có nhiều thay đổi. Chính vì vậy, thông qua các buổi sinh hoạt ngoại khóa, nhà trường cũng tuyên truyền, giáo dục cho học sinh về giới tính, lối sống và kĩ năng bảo vệ quyền lợi cá nhân,… Qua đó, giúp cho học sinh phát triển và ngày càng hoàn thiện bản thân để sẵn sàng cho giai đoạn tự lập phía sau”, cô Nguyễn Thị Huệ.
Theo cô Huệ, học sinh từ vùng sâu, vùng xa về đây học còn nhiều bỡ ngỡ trước môi trường mới. Hơn thế, trước tác động tiêu cực của sự phát triển kinh tế – xã hội, các em dễ không làm chủ được bản thân. Do đó, việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh lại cần thiết hơn bao giờ hết.
Từ lẽ đó, công tác này được tập thể nhà trường thực hiện đa dạng với nhiều hình thức phong phú. Điển hình như việc tổ chức các hoạt động tư vấn tâm lí sức khỏe, thi tìm hiểu lịch sử dân tộc, lịch sử Đảng, Đoàn, Hội. Nhà trường còn tổ chức các buổi tình nguyện với chủ đề: “Chủ nhật xanh”. Tham gia hoạt động này, học sinh toàn trường thực hiện lao động dọn dẹp vệ sinh môi trường, cải tạo cảnh quan khu công cộng trên địa bàn thành phố.
CLB nhạc cụ dân tộc của Trường PTDTNT tỉnh Điện Biên giao lưu với nghệ nhân đàn tính
Video đang HOT
Học sinh trường PTDTNT tỉnh Điện Biên là con em từ xa về học tập. Gửi gắm con em ở lại trường đồng nghĩa với việc phụ huynh tin tưởng, giao phó hết cho nhà trường. Ý thức được trách nhiệm của bản thân, mỗi nhà giáo trong ngôi trường này đều dành nhiều tình cảm cho học sinh. Họ coi học trò như con em trong nhà. Bởi thế, giữa cô – trò ngoài những giờ học vui vẻ, thoải mái vẫn phải nghiêm khắc trong công tác quản lý, thực hiện nội quy.
“Học sinh được ra khỏi khuôn viên nhà trường chỉ trong trường hợp có việc thực sự cần thiết và được nhà trường cấp giấy đồng ý. Các em là con em của gần 20 dân tộc khác nhau nên quá trình sinh hoạt sẽ nảy sinh các vấn đề không đồng nhất. Vì thế, chúng tôi giáo dục các em rằng: Nếu như sự khác biệt của bạn mà không trái với chuẩn mực đạo đức, trái với đạo lý thì chúng ta phải tôn trọng. Từ lẽ đó, học sinh ở đây đều tôn trọng phong tục, tập quán của các bạn khác”, cô Huệ nói.
Vừa “chân ướt chân ráo” từ huyện Mường Nhé xa xôi về đây học tập được hơn một năm, Lỳ Thủy Ngân (dân tộc Si La, lớp 11B5) gần như đã “lột xác” khi em không còn nhút nhát như trước. Ngân coi thầy, cô và trường học như ngôi nhà thứ hai để em học hỏi kiến thức và tìm hiểu văn hóa các dân tộc khác.
“Lúc mới vào trường em còn lạ lẫm, không có người quen, lại không tìm được bạn nào là người Si La giống mình nên càng cảm thấy lạc lõng. Nhưng sau khi tham gia lớp tư vấn tâm lý của các thầy cô thì em cảm thấy tự tin hơn. Ở đây, ngoài việc được quảng bá văn hóa của dân tộc mình đến thầy cô, em còn có cơ hội để tìm hiểu nhiều nét văn hóa từ các bạn dân tộc khác nữa”, Lỳ Thủy Ngân tự thổ lộ.
Hoạt động ôn lại truyền thống lịch sử do trường tổ chức
Nêu gương và làm gương
“Về phía Đoàn trường, chúng tôi duy trì chương trình phát thanh vào giờ ra chơi giữa tiết 2 mỗi ngày theo chủ đề của từng tháng. Trong mỗi buổi phát thanh đều nêu lên tấm gương tiêu biểu về thầy cô, tuyên dương các hành động tốt của học sinh… Qua đó, giúp học sinh trong trường học tập và noi theo. Hành động này dù rất nhỏ song phải khẳng định đã có sức lan tỏa rất lớn”, cô Vũ Phương Thanh – Phó bí thư Đoàn trường cho biết.
Ngoài ra, Trường PTDTNT tỉnh Điện Biên đã thành lập nhiều câu lạc bộ (CLB), tạo môi trường gắn kết học sinh với nhau. Từ đó, các em tự điều chỉnh hành vi, ý thức và rèn luyện bản thân.
Một trong những CLB đặc biệt nhất của trường là “Dân ca – Dân vũ – Nhạc cụ dân tộc – Trang phục dân tộc”. CLB này do giáo viên tổ Toán – Lý phụ trách. Đây là nơi tổ chức các hoạt động cho nhóm yêu thích và mong muốn được bảo tồn, phát huy các làn điệu dân ca, nhạc cụ dân tộc, nét đẹp trong trang phục các dân tộc thiểu số Việt Nam.
Học trò thay đổi tích cực trong nhận thức và hành động có sự đóng góp rất lớn của đội ngũ nhà giáo. Họ là những tấm gương phản chiếu để học sinh noi theo.
“Đã ở môi trường giáo dục thì rõ ràng nhà giáo phải là tấm gương để các em học tập. Ngược lại, khi tiếp xúc, nhìn vào học sinh thì đó là môi trường tốt để đội ngũ nhà giáo của chúng tôi nhìn vào để kiểm soát cảm xúc, điều chỉnh hành vi làm sao cho chuẩn mực. Đó là quan hệ hai chiều giữa thầy và trò. Ngoài dạy chữ, việc giáo dục, định hướng cho các em có lối sống lành mạnh, đạo đức trong sáng đồng nghĩa với việc chúng ta đang nâng cao vị thế của nhà giáo”, cô Huệ bày tỏ.
Thầy cô dày công bù đắp thiếu hụt kỹ năng cho học sinh dân tộc thiểu số
Để bù đắp những thiếu hụt, khó khăn của học trò dân tộc thiểu số, nhà trường không chỉ dày công dạy kiến thức, mà còn tăng cường hoạt động giáo dục đạo đức, lối sống, rèn kỹ năng cho các em.
Học sinh Trường Phổ thông DTBT THCS Lưu Kiền, huyện Tương Dương (Nghệ An) hỗ trợ nhau trong học tập.
Bài học từ bước đầu bỡ ngỡ
Dù không có nhiều thời gian chuẩn bị cho năm học mới, nhưng đến nay hơn 300 học sinh Trường Phổ thông DTBT THCS Lưu Kiền, huyện Tương Dương (Nghệ An) đã quen với giờ giấc học tập, sinh hoạt tập thể.
Theo cô Nguyễn Thị Nhung - Hiệu trưởng nhà trường, khó khăn nhất là các em người Thái, Mông mới vào lớp 6, thuộc diện bán trú. Lần đầu xa gia đình, nhiều em chưa biết tự chăm sóc bản thân, chưa quen sử dụng các trang bị hiện đại, kỹ năng Tiếng Việt chưa thành thạo, ngại giao tiếp.
Học sinh Trường Phổ thông DTBT THCS Lưu Kiền, huyện Tương Dương (Nghệ An) năm nay được ở trong khu nhà bán trú mới khang trang, sạch đẹp
Trước thực tế đó, nhà trường đã giao giáo viên phụ trách từng lớp lồng ghép các hoạt động giáo dục nội quy, kỹ năng cho học sinh. Đồng thời, dành thời gian dạy các em những điều cơ bản, nhỏ nhất. Từ cách vệ sinh cá nhân, gấp chăn màn, giặt quần áo, chào hỏi, giao tiếp và ý thức sinh hoạt tập thể....
Năm nay, Trường Phổ thông DTBT THCS Lưu Kiền được nhận cơ sở vật chất mới bao gồm trường lớp và khu nhà ở bán trú kiên cố, khang trang cho học sinh. Vì vậy, các em không còn phải chịu cảnh ở và sinh hoạt trong những gian nhà lợp tạm bằng tranh tre.
"Chúng tôi cũng dành thời gian để hướng dẫn các em sử dụng phòng ở mới, nhà vệ sinh, khu vực tắm giặt. Nhắc nhở học sinh bán trú ý thức giữ gìn vệ sinh chung, bảo quản đồ dùng sinh hoạt cá nhân, tập thể. Dù có những bỡ ngỡ, mới lạ, nhưng học sinh của trường nhìn chung rất ngoan, biết vâng lời thầy cô, và tiếp thu nhanh những thay đổi trong môi trường bán trú mới", cô Nhung cho hay.
Học sinh tập thói quen sử dụng, bảo quản thiết bị và giữ gìn vệ sinh chung khi ở bán trú tại trường.
Theo cô Nguyễn Thị Nhung, học sinh DTTS còn nhiều thiệt thòi so với các bạn vùng thuận lợi. Trước hết do hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn, nhiều em bố mẹ đi làm ăn xa, ở nhà cùng ông bà. Có em lại mồ côi hoặc có người thân dính vào ma túy. Vì vậy, nhà trường càng phải quan tâm, hỗ trợ, động viên các em. Mỗi dịp đầu năm học, giáo viên đều đến từng bản, vào tận nhà tặng sách vở, đồ dùng học tập, khích lệ tinh thần học sinh. Mặt khác vận động phụ huynh cho con đi học đầy đủ.
Khi các em đã vào học ở trường, công tác giáo dục kỹ năng cho học sinh trong suốt 4 năm THCS được tăng cường. Mỗi tháng, nhà trường tổ chức sinh hoạt ngoại khóa theo chủ đề. Tổ chức tuyên truyền giáo dục pháp luật, tuyên truyền cách phòng chống dịch bệnh theo mùa, giáo dục giới tính... Tổ chức các cuộc thi vẽ, thi kể chuyện, giới thiệu sách... để phát triển năng khiếu, tăng kỹ năng tiếng Việt, giao tiếp cho học sinh.
Hình thành phương pháp học tập mới
Trường Phổ thông DTNT THCS Quế Phong (Quế Phong, Nghệ An) vừa được bàn giao lại cơ sở vật chất sau thời gian trưng dụng làm khu cách ly.
Trước đó, do địa phương này có ổ dịch, thực hiện chỉ thị 15, 16 nên học sinh chưa thể đến trường trở lại, mà học trực tuyến. Riêng Trường Phổ thông DTNT THCS huyện lại càng vất vả do học sinh nằm rải rác ở 13 xã.
Tuy nhiên, qua thống kê của nhà trường, tỷ lệ học sinh tham gia liên tục các buổi học đều đạt trên 90%. Theo cô Nguyễn Thị Ngân, Phó hiệu trưởng nhà trường, đây là tỷ lệ đáng mừng và bất ngờ với ngôi trường huyện biên giới. Đặc biệt, trong tuần đầu tiên, khối 6 lại có tỷ lệ tham gia học đông đủ nhất.
Xồng Bá Dần và Xồng Y Thành học trực tuyến ở lán tạm tại bản Mường Lống, xã Tri Lễ, Quế Phong, Nghệ An.
Có được kết quả này, là sự nỗ lực, cố gắng gấp hàng chục lần của giáo viên. Mỗi thầy cô đã tìm mọi cách liên lạc với học sinh ở từng bản làng vùng sâu, vùng xa. Gửi sách giáo khoa, tặng vở mới để động viện học sinh trở lại trường, không nản chí vì dịch bệnh. Trong khi chỉ có 50% giáo viên nhà trường ở Quế Phong, số còn lại đang mắc kẹt ở các vùng dịch khác, chưa thể tập trung tại trường.
Cô Nguyễn Thị Ngân chia sẻ thêm, chính học sinh, phụ huynh cũng rất quyết tâm theo học. Như trường hợp em Xồng Bá Dần, Xồng Y Thành ở bản Mường Lống, xã Tri Lễ được bố mẹ dựng lán cho ở trên núi để hứng sóng. Hay em em Hà Thị Ngọc ở bản Na Sành (xã Tiền Phong) và Na Tình (xã Nậm Giải) được bố mẹ chở đến nhà anh em để có sóng học trực tuyến.
Phó hiệu trưởng Trường Phổ thông DTNT THCS Quế Phong cũng khẳng định, với những kiến thức nâng cao, mở rộng hơn, ngay khi trường học hoạt động bình thường, nhà trường sẽ bù đắp cho các em. Cùng với đó, hoạt động giáo dục kỹ năng cũng sẽ được triển khai. Kể cả dạy 2 - 3 ca/ngày hay trực 24/24 tại trường, thì giáo viên cũng không quản ngại.
Trường Phổ thông DTNT THCS Quế Phong (Nghệ An) tặng quà động viên học sinh đầu năm học mới.
Trường Phổ thông DTNT THPT tỉnh Nghệ An cũng đang thực hiện phương án giảng dạy từ xa do học sinh từ các huyện miền núi chưa thể tập trung về TP Vinh. Khó khăn nhất là học sinh dân tộc thiểu số đang ở nhà tại Quế Phong, Quỳ Châu, Kỳ Sơn, Tương Dương... có hoàn cảnh khó khăn, hạn chế về sóng điện thoại, mạng Internet.
Trước khai giảng, nhà trường đã giao giáo viên chủ nhiệm liên lạc, lập nhóm, và hướng dẫn cách học trực tuyến qua ứng dụng zoom, Gg meet... Theo lãnh đạo nhà trường, hoạt động dạy học trực tuyến đã từng được nhà trường triển khai trong năm 2020, vào thời điểm việc dạy học bị gián đoạn do dịch bệnh. Bên cạnh đó, các em đã được rèn kỹ năng tự học, tự lập ở trường. Nên khi ở nhà, trong bản, dù khó khăn, thiếu thốn, các em vẫn sắp xếp thời gian, tìm nơi có sóng, có mạng để học bài.
Khó khăn nhất là học sinh lớp 10, chưa có thời gian làm quen với trường mới, thầy cô, bạn bè. Nhưng giáo viên đã tìm cách liên lạc, hướng dẫn, trao đổi với từng em một. Nhờ vậy đến nay, các bạn đã được gặp và khá quen mặt nhau trên lớp học trực tuyến. Với cách làm đó, đến nay tỷ lệ học sinh nhà trường tham gia học trực tuyến duy trì 80 - 90%. Đây cũng là kỹ năng quan trọng, có ý nghĩa với học sinh kể cả khi các trường trở lại hoạt động bình thường.
Lan tỏa yêu thương nâng bước học sinh vùng khó khăn Kon Tum đến trường Kon Tum có trên 92.000 học sinh dân tộc thiểu số. Nhiều em không có sách vở, quần áo và đồ dùng học tập khi đến trường. Trường Tiểu học Nguyễn Văn Cừ, ở xã đặc biệt khó khăn Đăk Pxi, huyện Đăk Hà, các thầy cô giáo đã có cách làm hiệu quả lan tỏa tình yêu thương nâng bước học sinh...





Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Quách Phú Thành rời quê vợ trong đêm vì bị khán giả vây kín
Sao châu á
22:16:12 22/02/2025
Hamas thả thêm 5 con tin tại Gaza
Thế giới
22:14:27 22/02/2025
Trang Nhung tuổi 39: Mang thai lần 3, chồng đạo diễn chăm lo từng chút
Sao việt
22:12:15 22/02/2025
Kim Kardashian hậu ly hôn Kanye West: Là tỷ phú USD, ngày càng quyến rũ
Sao âu mỹ
22:05:38 22/02/2025
Lý do tiền vệ kỳ cựu Kevin De Bruyne chia tay Man City
Sao thể thao
22:04:18 22/02/2025
Đã xuất hiện những mặt trái: fan sờ soạng, bám đuôi và có hành vi đầu độc nghệ sĩ - Giới hạn nào cho "văn hoá thần tượng quốc nội"?
Nhạc việt
21:43:25 22/02/2025
Tình thế nguy hiểm của nhóm nữ không có "lỗ hổng visual"
Nhạc quốc tế
21:40:16 22/02/2025
"Thần đồng" học xong chương trình tiểu học trong 1,5 ngày, 10 tuổi thi đỗ ĐH nhưng nhanh chóng lâm vào bi kịch: Chuyện gì đã xảy ra?
Netizen
21:01:39 22/02/2025
Chó dại thả rông chạy vào chợ cắn 3 người ở Bình Thuận
Sức khỏe
20:06:11 22/02/2025
Kinh hoàng clip nữ diễn viên bị xe đụng, hoảng loạn nhưng phản ứng của ekip mới gây phẫn nộ
Hậu trường phim
19:49:08 22/02/2025