Nâng cao nhận thức, giảm hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của sinh viên
Việc cho sinh viên tiếp xúc nhiều hơn với các kiến thức về quyền sở hữu trí tuệ sẽ góp phần nâng cao nhận thức, giảm hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của sinh viên trong môi trường đại học.
Ngày 18/4, Cục Sở hữu trí tuệ (SHTT) phối hợp với Học viện Phụ nữ và các bên liên quan tổ chức Hội thảo với chủ đề: Tôn trọng quyền SHTT và bình đẳng giới trong văn hóa đọc của sinh viên Việt Nam.
Ông Đinh Hữu Phí, Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ phát biểu tại hội thảo
Hội thảo được tổ chức trong một thời điểm rất có ý nghĩa với việc chào mừng ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam – 21/4. Sự kiện này cũng nằm trong chuỗi các hoạt động mà Việt Nam và các nước trên thế giới hưởng ứng Ngày Đổi mới sáng tạo thế giới 21/4 và Ngày SHTT thế giới 26/4.
Ông Đinh Hữu Phí, Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ cho biết, hằng năm, Tổ chức SHTT Thế giới (WIPO) đều lựa chọn một chủ đề riêng để chào mừng Ngày SHTT Thế giới, năm nay chủ đề được chọn là “Sở hữu trí tuệ và thế hệ trẻ: Đổi mới sáng tạo vì một tương lại tốt đẹp hơn”. Những thanh niên, những người trẻ tuổi là những nhà đổi mới, sáng tạo sẽ là chủ nhân tương lai.
Bằng sự sáng tạo và khéo léo của mình, những người trẻ tuổi ở Việt Nam và trên toàn thế giới đang thúc đẩy sự thay đổi và tạo ra những con đường đến một tương lại tốt đẹp hơn. Ngày SHTT thế giới 2022 ghi nhận tiềm năng to lớn của giới trẻ trong việc tìm ra các giải pháp mới tốt hơn, hỗ trợ sự chuyển đổi đến một tương lai bền vững.
Nói đến tương lai chúng ta không thể không quan tâm đến thế hệ trẻ, tương lai của chúng ta có bền vững hay không cũng sẽ phụ thuộc vào ý thức và sức sáng tạo của thế hệ trẻ.
“Với chủ đề này, các hoạt động chào mừng Ngày SHTT năm nay được Cục SHTT chúng tôi chú trọng triển khai tại các trường đại học – cái nôi nuôi dưỡng, ươm mầm tài năng của đất nước” - ông Đinh Hữu Phí nhấn mạnh, đồng thời bày tỏ, chủ đề của hội thảo hôm nay rất đặc biệt và có nhiều ý nghĩa khi lồng ghép được vai trò của bình đẳng giới trong hoạt động bảo hộ quyền SHTT ở phương diện văn hóa đọc của sinh viên Việt Nam.
Theo ông Đinh Hữu Phí, sẽ không thể có được những nhà sáng tạo, những doanh nhân trẻ tài ba, nếu như từ khi ngồi trên ghế giảng đường, sinh viên không tìm hiểu, nghiên cứu và nghiền ngẫm tài liệu với sự hiểu biết và tôn trọng quyền SHTT của người khác.
Video đang HOT
Cũng không thể có những sinh viên, thế hệ thanh niên xuất sắc nếu không có sự hiểu biết và tôn trọng quyền bình đẳng giới. Bởi lẽ , bình đẳng giới là một trong những mục tiêu phấn đấu của Việt Nam và các quốc gia trên thế giới nhằm hướng đến một xã hội văn minh, tiến bộ và phát triển bền vững.
“Hơn ai hết, những người trẻ tuổi chính là những người thổi hồn tiên phong thực hiện các hoạt động bình đẳng giới và tôn trọng quyền SHTT trong mọi lĩnh vực, trong đó có việc tôn trọng văn hóa đọc dưới mọi hình thức” - ông Đinh Hữu Phí nhấn mạnh.
SHTT ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển khoa học công nghệ nói riêng và kinh tế xã hội nói chung, đặc biệt là đối với nền kinh tế tri thức mà Việt Nam và nhiều nước khác đang hướng tới. Trong khi đó, bình đẳng giới cũng đang là vấn đề được cả thế giới quan tâm.
Việc lồng ghép của quyền SHTT trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội… trong đó có nội dung về bình đẳng giới cũng đang được các nước trên thế giới và tổ chức SHTT thế giới (WIPO) quan tâm nhiều hơn.
Do vậy, việc tổ chức hội thảo là một hoạt động nhằm khơi dậy và khuyến khích sinh viên Việt Nam tích cực nghiên cứu khoa học trên tinh thần tôn trọng quyền SHTT và bình đẳng giới, đồng thời cũng là cơ hội để sinh viên bày tỏ quan điểm và mối quan tâm của mình đối với các lĩnh vực này.
Chia sẻ tại hội thảo, Luật sư Lê Xuân Lộc (thành viên Công ty Luật T&G) cho rằng, trường đại học là nơi hội tụ của tinh hoa trí tuệ, của những sáng tạo của tuổi trẻ. Vì vậy, SHTT trong môi trường đại học có rất nhiều nhưng trong mỗi trường đại học, trung tâm nghiên cứu lại có những loại hình SHTT khác nhau.
Các loại tài sản trí tuệ trong trường đại học thường bao gồm: tài sản trí tuệ từ hoạt động dạy và học của giảng viên và sinh viên; tài sản trí tuệ từ hoạt động nghiên cứu khoa học; tài sản trí tuệ từ các hoạt động chuyên môn và ngoại khóa khác; tài sản trí tuệ từ hoạt động hợp tác với các đối tác bên ngoài trường.
Luật sư Lê Xuân Lộc cũng chỉ ra một số hành vi xâm phạm quyền SHTT phổ biến của sinh viên là sao chép tác phẩm; sử dụng sách/truyện/hàng hóa khác là hàng giả; sử dụng phần mềm không có bản quyền; xem phim, nghe nhạc từ các trang web lậu. Theo đó, việc cho sinh viên tiếp xúc nhiều hơn với các kiến thức về quyền SHTT sẽ góp phần nâng cao nhận thức, giảm hành vi xâm phạm quyền SHTT của sinh viên trong môi trường đại học.
Diễn đàn du học CH Séc 2022: Kết nối ước mơ - chinh phục tri thức cho sinh viên Việt Nam
Trong bối cảnh tình hình dịch bệnh đã được kiểm soát tương đối tốt, ngày 26/2, tại thủ đô Praha, Hội Thanh niên Sinh viên Việt Nam tại Cộng hòa Séc phối hợp với Hội Du học sinh Việt Nam tại Cộng hòa Séc đã tổ chức " Diễn đàn du học Cộng hòa Séc 2022" dưới hình thức trực tuyến.
Chương trình đã thu hút được gần 100 học sinh sinh viên Việt Nam tham gia trao đổi và học hỏi kinh nghiệm của các chuyên gia đang học tập và làm việc tại Cộng hòa Séc. Tham dự còn có đại diện Đại sứ quán Việt Nam và lãnh đạo Hội người Việt Nam tại Cộng hòa Séc.
Anh Phạm Ngọc Khánh, Chủ tịch Hội du học sinh Việt Nam tại CH Séc.
Phát biểu khai mạc chương trình, chị Nguyễn Thị Diệu Linh, chủ tịch Hội thanh niên sinh viên Việt Nam tại Cộng hòa Séc bày tỏ sự vui mừng khi nhận được sự tham gia đông đảo của các bạn thanh niên sinh viên tại Việt Nam. Chương trình nhằm mục đích chia sẻ kinh nghiệm, hiểu biết cho các bạn thanh niên sinh viên đang nuôi dưỡng ước mơ và hoài bão muốn du học tại Cộng hòa Séc. Diễn đàn này cũng là nhịp cầu kết nối giữa thanh niên sinh viên Việt Nam và các bạn trẻ ở quê hương để các bạn có thêm động lực, bay cao, vươn xa trên bầu trời thế giới.
Thay mặt ban tổ chức, anh Phạm Ngọc Khánh, Chủ tịch Hội du học sinh Việt Nam tại Cộng hòa Séc cho biết: "Chúng tôi tổ chức diễn đàn du học CH séc 2022 với mong muốn đưa đến cho các bạn học sinh sinh viên tại CH Séc nói riêng và Việt Nam nói chung một cái nhìn toàn cảnh về du học Séc. Trong chương trình này, chúng tôi cũng đã mời những diễn giả có kinh nghiệm học tập và làm việc tại Séc để chia sẻ cho các bạn về những vấn đề cần thiết cho du học Séc cũng như hệ thống giáo dục tại Séc, chương trình học tập, học bổng và cuộc sống của du học sinh tại Séc, và các hoạt động thanh niên sinh viên tại Séc ,mà các bạn có thể tham gia, cũng như cách nộp hồ sơ xin visa. Hy vọng chương trình cung cấp đầy đủ cho các bạn thông tin bổ ích và định hướng cho các bạn du học CH Séc trong tương lai".
Nghiên cứu sinh Lê Thỵ Hà Vân.
Là một trong những nghiên cứu sinh tại Trung tâm nghiên cứu và đào tạo sau đại học, Viện kinh tế Cộng hòa Séc, chị Lê Thỵ Hà Vân cho rằng khó khăn hiện nay đối với du học sinh sang Séc chủ yếu là vấn đề ngôn ngữ do đó các bạn có nguyện vọng sang du học cần có sự trau dồi thêm về ngôn ngữ bản địa.
"Khi du học ở séc thì có thể lựa chọn 2 loại ngôn ngữ là tiếng Anh và tiếng Séc. Như em thì lựa chọn chương trình bằng tiếng Anh còn gặp nhiều khó khăn về việc giao tiếp với người dân bản địa, nên cần học thêm các câu giao tiếp cơ bản bằng tiếng bản địa, còn nếu đã học bằng tiếng Séc thì có thể thích ứng rất tốt cuộc sống bên Séc".
Thạc sĩ Diệu Huyền - người có nhiều năm hỗ trợ giúp đỡ người Việt tại Séc về thủ tục pháp lý, visa.
Chia sẻ với phóng viên VOV, thạc sĩ Diệu Huyền cho rằng một số các bạn sinh viên Việt Nam gặp nhiều khó khăn trong quá trình xin học bổng, visa do việc tiếp cận nguồn thông tin chưa chính xác do đó cần có sự tìm hiểu kỹ lưỡng từ các trang chính thống của cơ quan chức năng hoặc những chuyên gia trong lĩnh vực này.
"Trong các trường hợp khó khăn tôi thấy các bạn sinh viên chưa tìm hiểu, kiểm tra thông tin trên các trang web chính thức của cơ quan chức năng mà chỉ dựa vào sự chia sẻ, kinh nghiệm người đi trước do đó khi không hiểu rõ thủ tục pháp lý thì cần tìm kiếm các chuyên gia để tư vấn".
Tại hội thảo trực tuyến, các diễn giả cũng đã trao đổi, hướng dẫn trực tiếp các thanh niên, sinh viên Việt Nam về các vấn đề như tìm kiếm các học bổng, làm thủ tục, hồ sơ, lựa chọn ngành học và chương trình đào tạo phù hợp. Bên cạnh đó, cộng đồng người Việt tại Séc có truyền thống lâu đời và cũng được công nhận là dân tộc thiểu số ở CH Séc, do đó đây cũng là điều kiện thuận lợi cho các thế hệ thanh niên, sinh viên, tri thức có cơ hội học tập tốt và có nhiều đóng góp hơn cho quê hương đất nước./.
Một số hình ảnh hội thảo:
Các diễn giả chia sẻ các thông tin về vấn đề du học tại Séc với thanh niên, sinh viên Việt Nam
Hình ảnh Diễn đàn du học CH Séc 2022 tại Praha, CH Séc.
Các diễn giả trả lời những thắc mắc của thanh niên sinh viên Việt Nam
Quỹ Đồng Hành đã trao hơn 4.500 suất học bổng cho sinh viên Việt Nam Trong bối cảnh đại dịch COVID-19, Quỹ Đồng Hành đã triển khai chương trình "Đồng hành cùng sinh viên vượt qua mùa dịch" kéo dài 3 tuần, quyên góp được 1,271 tỷ đồng để hỗ trợ cho 1.271 sinh viên. Em Lê Thị Trang từ Hà Nội chia sẻ cảm nhận tại buổi lễ trao học bổng trực tuyến. Sau 20 năm hoạt...