Nâng cao giá trị hàng Việt Nam trong lòng người tiêu dùng
Theo thống kê, đến nay hàng Việt luôn đạt tỷ lệ trên 90% tại hệ thống siêu thị trong nước. Với kênh bán lẻ truyền thống, hàng Việt tại các chợ cửa hàng tiện lợi chiếm trên 60%.
Qua thực hiện Cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam đã củng cố năng lực sản xuất của nền kinh tế, tạo ra một diện mạo mới cho thị trường trong nước trong những năm qua.
Vị thế hàng hóa Việt Nam
Năm 2020 là năm thứ 11 triển khai Cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam. Nhờ các hoạt động thiết thực và hiệu quả của Cuộc vận động mà hàng Việt Nam ngày càng khẳng định được vị thế của mình tại thị trường trong nước với sự tin yêu của người tiêu dùng đến nay tại hệ thống siêu thị trong nước hàng Việt luôn đạt tỷ lệ trên 90 % đối với kênh bán lẻ truyền thống, tỷ lệ hàng Việt tại các chợ cửa hàng tiện lợi chiếm trên 60 %.
Chị Nguyễn Thị Tâm, tại ngõ 36, An Hòa, quận Hà Đông – Hà Nội, cho biết: “Là người lo bữa ăn hằng ngày cho gia đình và mua sắm đồ dùng cho cả nhà, tôi vẫn chú ý, ưu tiên lựa chọn hàng trong nước sản xuất. Qua thời gian, nhiều mặt hàng Việt Nam sản xuất có chất lượng tốt, mẫu mã ngày càng đẹp hơn; đặc biệt là đã hình thành các thương hiệu nổi tiếng, được chị em tin tưởng sử dụng như hàng sữa, đồ may mặc, các mặt hàng lương thực, thực phẩm…
“Bản thân tôi mua hàng Việt bởi cũng muốn ủng hộ các doanh nghiệp sản xuất trong nước. Mỗi doanh nghiệp nội phát triển vững mạnh thì hàng hóa mới phát triển, kinh tế xã hôi cũng phát triển”, chị Tâm nói.
Những năm qua, Cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam được triển khai sâu rộng, đã khẳng định được chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước khi đã khơi dậy niềm tự hào tự tôn dân tộc trong mỗi người Việt Nam. Theo đánh giá của UB TƯ MTTQVN, Cuộc vận động đã tạo chuyển biến tích cực trên cả 2 lĩnh vực sản xuất và tiêu dùng.
Video đang HOT
Trong đó Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam giai đoạn 2014 -2020 theo Quyết định số 634/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã được các cấp, các ngành tích cực triển khai; đồng thời xem đó là “Kim chỉ nam” trong hoạt động thực hiện hiệu quả Cuộc vận động trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế xã hội.
Bà Trương Thị Ngọc Ánh, Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQVN, nhấn mạnh: Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam do Bộ Công Thương chủ trì tham mưu cho Chính phủ để phối hợp với các bộ, ngành triển khai thực hiện, đã có tác động rất lớn trong việc củng cố năng lực sản xuất của nền kinh tế Việt Nam tạo ra một diện mạo mới cho thị trường trong nước. Đặc biệt là đã chú trọng đến việc đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng.
Hàng hóa Việt Nam ngày càng được người tiêu dùng tin tưởng, lựa chọn
Tiếp tục nâng cao giá trị hàng Việt trong lòng người tiêu dùng
Trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam đang đứng trước những thách thức vô cùng to lớn khi kinh tế Việt Nam và các nước trên thế giới đã và sẽ tiếp tục trải qua những khó khăn do đại dịch Covid-19 gây ra. Theo nhiều chuyên gia, việc tiếp tục nâng cao chất lượng trong triển khai thực hiện Cuộc vận động góp phần phục hồi nhanh và phát triển nền kinh tế sau đại dịch đang là vấn đề được các cấp bộ, ngành, đặc biệt chú trọng.
Tại các tỉnh, thành phố, các doanh nghiệp đã nỗ lực tổ chức xây dựng các nhóm điểm bán hàng Việt cố định với nhiều sáng tạo phù hợp với các địa phương trong cả nước. Nhóm điểm bán hàng Việt Nam tại vùng sâu, vùng xa những điểm bán hàng Việt Nam gắn với quảng bá đặc sản vùng miền địa phương. Nhóm điểm bán hàng Việt Nam tại các siêu thị.
Ông Nguyễn Đại Huệ, Tổng giám đốc Công ty Bảo Hưng Food, chia sẻ: Để đưa hàng hóa đến gần hơn với người tiêu dùng, Công ty tích cực trong các hoạt động giao thương các hoạt động hội chợ, triển lãm các hoạt động kết nối doanh nghiệp hoạt động hỗ trợ. “Chúng tôi rất nhiều trong việc tiếp cận đông đảo người tiêu dùng và đặc biệt là phát triển các hệ thống phân phối rộng khắp tới các vùng sâu, vùng xa, vùng nông thôn, đặc biệt là vùng khó khăn rất là tốt cho người dân”.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để hàng hóa sản xuất trong nước thực sự chiếm lĩnh thị trường và Cuộc vận động phát huy hiệu quả cao hơn nữa thì vẫn còn nhiều việc phải làm. Trong đó yếu tố quan trọng là chất lượng và thương hiệu của hàng Việt phải được đặt lên hàng đầu. Cùng với đó, việc tăng cường kết nối giữa các doanh nghiệp trong sản xuất gắn; kết nối doanh nghiệp với đơn vị phân phối và người tiêu dùng thông qua triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại trong nước có ý nghĩa rất quan trọng.
Đặc biệt là xây dựng các mối liên kết trao đổi trong sản xuất, giới thiệu sản phẩm của các doanh nghiệp tại các hội chợ triển lãm là những giải pháp cơ bản để phát huy hơn nữa vai trò liên kết gắn sản xuất với kinh doanh của các doanh nghiệp. Đồng thời đây cũng là những giải pháp thiết thực để nâng cao giá trị hàng Việt trong lòng người tiêu dùng.
Hà Nội: Dừa xiêm bán "giá rẻ như cho", người bán tiết lộ nguyên nhân
Chỉ 6.000 đồng, người tiêu dùng đã mua được một quả dừa xiêm nặng khoảng hơn 1kg. Với giá bán này, không ít người nghi ngại về chất lượng cũng như nguồn gốc của loại dừa này?
Vài tuần trở lại đây, hàng loạt xe chở dừa đứng bán ở vía hè trên đường Võ Chí Công (Hồ Tây, Hà Nội). Nhìn bề ngoài, những quả dừa vẫn còn khá tươi. Kích thước của chúng khá to, nặng khoảng 1-1,2kg/quả hoặc nhỏ hơn một chút. Nước lại khá nhiều, ngọt thanh và phần cùi ăn rất thơm.
Chị Thu Hoài (Nam Từ Liêm, Hà Nội) cho biết: "Ở Hà Nội cũng vài năm, tôi thường mua dừa với giá từ 10.000 - 12.000 đồng/quả nhưng bé hơn như thế này. Đây là lần đầu thấy dừa giá rẻ mà quả lại to. Thấy vậy, tôi liền ghé vào mua và uống thử. Tôi không ngờ nước lại ngon và ngọt đến vậy, phần cùi ăn cũng rất ngậy. Tôi liền mua chục quả về cho gia đình".
Không chỉ chị Hoài, nhiều người tiêu dùng cũng thấy dừa giá rẻ mà ngon nên mua nhiều về uống dần. Điều đáng nói ở đây là giá mỗi quả chỉ dao động từ 5.000 - 6.000 đồng. Không ít người thắc mắc không biết nguyên nhân nào khiến giá dừa rẻ như vậy?
Dừa xiêm 6.000 đồng/quả được bày bán đầy đường Võ Chí Công (Tây Hồ, Hà Nội).
Lý giải về điều này, anh Huy, một người bán dừa trên đường Võ Chí Công, cho biết: "Người trồng dừa bắt buộc phải bán giá rẻ để đẩy hết đi vì mùa mưa bão sắp đến. Và người bán cũng không lời lãi gì nhiều, một quả dừa vận chuyển chi phí khoảng 2.600 đồng, cộng với giá mua tại vườn, chúng tôi bán chẳng lời lãi là bao".
Anh cũng chia sẻ thêm mặt hàng này không để được lâu. Vì thời gian vận chuyển đã mất 2-3 ngày, nếu không bán hết nhanh, những quả bị dập qua quá trình vận chuyển cũng sẽ thối, hỏng. "Đây là loại dừa tươi chứ không phải dừa khô nên không thể để lâu được. Để càng lâu, chất lượng càng kém, thậm chí có thể bị hỏng phải vứt đi. Vì vậy, chúng tôi phải bán giá rẻ để tiêu thụ cho nhanh", anh chia sẻ.
Một người bán khác tại Võ Chí Công cũng giải thích một phần là thời điểm này chuẩn bị bước vào mùa mưa bão nên người trồng dừa thu hoạch hết sợ chúng rụng. Phần khác, dịch Covid năm nay khiến thu nhập mọi người đều giảm nên giá cũng phải giảm theo để phục vụ nhu cầu. "Với giá này, người mua được hưởng lợi, còn người trồng dừa thì thua lỗ vì giá mua tại vườn còn rẻ hơn rất nhiều", anh cho hay.
Vì giá rẻ, có những khách mua chục quả dừa một lần.
Nói thêm về vấn đề này, anh Châu - một người chuyên buôn dừa xiêm từ Nam ra Bắc, cho biết: "Những quả dừa này bán này đều là dừa xiêm nhưng họ vận chuyển lâu nên cũ rồi, nhìn cuống bị héo là biết. Nếu họ không bán giá rẻ, để một vài hôm nữa sẽ phải vứt đi. Và thời điểm này đang chuẩn bị mưa bão nên xả hàng, bán rẻ".
"Dừa xiêm thường chia làm 3 loại: loại 1 là hàng to từ 1,3kg trở lên, loại 2 là hàng xổ tầm 1-1,2kg; loại 3 là hàng bi tầm 0,7-1kg. Đây là họ đang xả dừa cũ, nếu là hàng xổ thì bán là giá được, còn hàng bi thì đắt, còn hàng loại 1 thì không có giá này", anh nói tiếp.
Hàng giả, hàng nhái trên chợ mạng làm mất lòng tin người tiêu dùng Vấn nạn hàng giả, hàng hóa kém chất lượng trên môi trường thương mại điện tử có dấu hiệu gia tăng đang làm mất lòng tin người tiêu dùng. Hiện nay, các sàn giao dịch thương mại điện tử (TMĐT) là nơi tập trung phần lớn giao dịch TMĐT B2C và C2C, nhưng đây cũng là nơi mà vấn nạn hàng giả, hàng...