Nâng cao chất lượng đào tạo và giải quyết việc làm cho học sinh, sinh viên
Năm 2022, Ban Giám hiệu trường tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện kịp thời các chủ trương của ảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước cho cán bộ, viên chức, học sinh, sinh viên (HSSV); thực hiện phong trào thi đua dạy tốt học tốt. Công tác nghiên cứu khoa học được cán bộ, viên chức trường quan tâm thực hiện tốt.
Lãnh đạo trường tăng cường liên kết đào tạo với các đơn vị, nhằm đa dạng hóa các phương thức đào tạo, giúp người học nâng cao trình độ. Năm học 2021-2022, trường phối hợp và tổ chức cho 601 HSSV hệ cao đẳng, trung cấp thực tập tốt nghiệp tại 161 cơ quan, doanh nghiệp; phối hợp cùng các trung tâm giới thiệu việc làm cho HSSV sau khi tốt nghiệp ra trường. Lãnh đạo trường quan tâm thực hiện các chế độ chính sách cho HSSV như miễn, giảm học phí; học bổng…
Đồng chí Nguyễn Thực Hiện, Thành ủy viên, Phó Chủ tịch UBND thành phố, phát biểu tại hội nghị kiểm điểm tập thể lãnh đạo quản lý Trường Cao đẳng Nghề Cần Thơ. Ảnh: NGỌC QUYÊN
Ban Giám hiệu Trường Cao đẳng Nghề cũng nhìn nhận hạn chế, khuyết điểm, như công tác tuyển sinh năm học 2022-2023 chưa đạt chỉ tiêu đề ra; việc thực hiện chỉ tiêu bảo hiểm y tế cho HSSV chưa đạt so với yêu cầu; hoạt động giảng dạy chậm tiến độ so với kế hoạch; một số nghề đào tạo còn thiếu giáo viên cơ hữu, việc thỉnh giảng giáo viên gặp nhiều khó khăn…
Video đang HOT
Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Nguyễn Thực Hiện ghi nhận những kết quả đạt được của Ban Giám hiệu Trường Cao đẳng Nghề Cần Thơ. ồng chí đề nghị lãnh đạo trường tuyên truyền quảng bá về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo nghề của trường đạt chuẩn để thu hút HSSV, nhằm thực hiện đạt chỉ tiêu tuyển sinh. Lãnh đạo trường thực hiện tốt việc đầu tư công đúng quy định và công khai minh bạch trong quá trình đầu tư; phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp để thực hiện tốt công tác đào tạo cũng như giải quyết việc làm cho HSSV sau khi ra trường; khi xây dựng kế hoạch đào tạo cần lưu ý thực trạng của TP Cần Thơ, vùng BSCL để đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu của lao động địa phương; quan tâm thực hiện chuyển đổi số trong đào tạo; phát huy tinh thần đoàn kết, hỗ trợ cùng nhau hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Tăng cường hợp tác quốc tế trong đào tạo nhân lực
Trong xu thế toàn cầu hóa, việc nâng cao chất lượng đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế là xu hướng tất yếu của các cơ sở đào tạo.
Tại TP. Cần Thơ, các trường đại học, cao đẳng đã, đang tăng cường phối hợp với các trường đối tác nước ngoài để thực hiện những chương trình đào tạo theo chuẩn quốc tế, tạo diện mạo mới trong giáo dục và đào tạo trên đất Tây Đô.
Đại học Cần Thơ đi tiên phong
Từ năm học 2006 - 2007, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chọn Trường Đại học Cần Thơ là một trong các trường đại học trên cả nước triển khai thí điểm chương trình đạo tạo tiên tiến ngành Công nghệ sinh học, năm 2008 mở thêm chương trình đào tạo tiên tiến ngành Nuôi trồng thủy sản. Cả hai chương trình đào tạo này được phát triển trên cơ sở áp dụng chương trình đào tạo của hai trường đại học ở Hoa Kỳ. Sau 3 khóa học, dự án thí điểm kết thúc, trường tiếp tục duy trì hai ngành đào tạo này.
Một buổi học của các sinh viên chương trình chất lượng cao Trường Đại học Cần Thơ. Nguồn: ITN
Năm học 2016 - 2017, trường phối hợp với các trường đại học tiên tiến trên thế giới triển khai đào tạo chương trình chất lượng cao và nay có 11 ngành đào tạo chất lượng cao thuộc một số lĩnh vực như: kinh tế, kỹ thuật, công nghệ... Bình quân mỗi khóa có khoảng 450 sinh viên theo học chương trình đào tạo từ các trường ở nước đối tác nhưng có sự thay đổi phù hợp với sinh viên Việt Nam. Theo PGS.TS Phan Anh Tú, Phó trưởng Khoa Kinh tế, Trường Đại học Cần Thơ, trong chương trình đào tạo chất lượng cao, bên cạnh chuyên môn, ngoại ngữ, các sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học; được học nhóm kỹ năng mềm, được đào tạo bởi các chuyên gia như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xin việc làm... Hành trang quý cho các sinh viên sau khi tốt nghiệp.
Thực tế kết quả tuyển sinh những năm qua của Trường Đại học Cần Thơ cho thấy, số lượng thí sinh đăng ký xét tuyển vào các chương trình trên tăng lên hàng năm. Điều này minh chứng cho sự quan tâm của thí sinh và phụ huynh tin tưởng vào chất lượng đào tạo của trường. PGS.TS Trần Trung Tính, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Cần Thơ cho biết: "các ưu điểm mà các chương trình trên mang lại, trình độ tiếng Anh chuyên ngành của sinh viên đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng trong và ngoài nước. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên đều có việc làm tốt, tỷ lệ việc làm ở các doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài cao hơn...". Hiện tại, trường Đại học Cần Thơ đang xây dựng chiến lược phát triển đến năm 2025 và tầm nhìn 2030, trong đó rất chú trọng vai trò đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao tiếp cận chuẩn mực quốc tế đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội vùng ĐBSCL và cả nước.
Xu thế tất yếu
Trong xu thế hội nhập toàn cầu hóa hiện nay, các trường đại học, cao đẳng ở TP. Cần Thơ ngoài đào tạo những ngành, nghề đại trà còn tăng cường phối hợp các trường đối tác nước ngoài để đào tạo những ngành nghề chuẩn quốc tế, nhằm tạo môi trường giúp sinh viên hội nhập.
Ở bậc cao đẳng, thực hiện Chiến lược Phát triển Dạy nghề giai đoạn 2011 - 2020 của Thủ tướng Chính phủ, TP. Cần Thơ có 8 trường được Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ, TB và XH) giao nhiệm vụ đào tạo các ngành, nghề trọng điểm các cấp. Trong đó, có một số trường được giao đào tạo ngành nghề cấp quốc tế, khu vực ASEAN như: Trường Cao đẳng Nghề Cần Thơ có 5 nghề trọng điểm cấp quốc tế, 3 nghề cấp khu vực ASEAN; Trường Cao đẳng Du lịch Cần Thơ có 5 nghề cấp quốc tế, 2 nghề cấp khu vực ASEAN; Trường Cao đẳng Y tế Cần Thơ có 1 nghề cấp khu vực ASEAN và 4 nghề cấp quốc gia... Riêng Trường Cao đẳng Nghề Cần Thơ, từ năm 2018, được Bộ LĐ, TB và XH chọn để đào tạo nghề quốc tế. Trường đã phối hợp với các nước như Đức, Hàn Quốc, Úc đào tạo các nghề: công nghệ ô tô, cơ khí, ứng dụng phần mềm, quản trị mạng. Mỗi lớp có khoảng 35 sinh viên theo học. Đến nay, đã có 3 lớp ra trường. Học chương trình này, sinh viên được tăng cường học tiếng Anh, trau dồi kỹ năng thực hành và các kỹ năng mềm bổ trợ...
Theo khảo sát của các trường, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp những ngành chất lượng cao, tiên tiến và nghề quốc tế tìm được việc làm khá cao, đạt trên 90%, ngoài ra các em còn có thể tiếp tục du học để nâng cao trình độ. Ths. Phạm Quang Trung, Phó Hiệu trưởng Trường cao đẳng Nghề Cần Thơ, cho biết, bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay đòi hỏi các trường phải nỗ lực nâng cao chất lượng đào tạo. Sinh viên tốt nghiệp cần có trình độ chuyên môn tay nghề, ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu hội nhập. Ông Phạm Quang Trung nhấn mạnh: "sắp tới, trường tiếp tục tham mưu UBND thành phố nhân rộng mô hình đào tạo theo chuẩn quốc tế. Cụ thể, hỗ trợ trường đào tạo những ngành nghề đã thí điểm và đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị để đáp ứng bộ chương trình đào tạo. Đồng thời tham mưu UBND thành phố đề xuất Bộ LĐ, TB và XH cho trường tiếp tục đào tạo những ngành nghề trọng điểm".
Trong thời kỳ hội nhập quốc tế hiện nay, việc duy trì, mở rộng đào tạo, hợp tác đào tạo những ngành nghề theo tiêu chuẩn quốc tế ở các trường đại học, cao đẳng là xu hướng tất yếu, nhằm góp phần tạo ra những lao động chất lượng cao, những công dân toàn cầu. Đây còn là nhiệm vụ chính trị nhằm góp phần thực hiện hiệu quả Nghị quyết 59-NQ/TW của Bộ Chính trị về việc xây dựng và phát triển TP. Cần Thơ đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045.
Quy chế đào tạo mới, ĐHQGHN dùng chứng chỉ VSTEP để xét chuẩn đầu ra ngoại ngữ Quy chế mới cập nhật những điểm mới trong Quy chế của Bộ, đồng thời có nhiều điểm mới nhằm nâng cao chất lượng và tạo điều kiện thuận lợi cho người học. Mới đây, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội đã ký Quyết định số 3626/QĐ-ĐHQGHN về việc ban hành Quy chế đào tạo bậc Đại học tại Đại học...