Nạ.n nhâ.n vụ cháy quán cà phê ở Hà Nội nguy cơ nặng lên, phải chuyển viện
TS.BS Nguyễn Công Hựu, Giám đốc Bệnh viện E cho biết, đã huy động tối đa các nguồn lực, trang thiết bị, hội chẩn các chuyên gia hàng đầu để cứu chữa các bệnh nhân may mắn sống sót trong vụ cháy.
Chiều 19/12, Bệnh viện E có báo cáo nhanh gửi Cục quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) về công tác cấp cứu vụ cháy quán cà phê ở Hà Nội khiến 11 người t.ử von.g, 4 người bị thương.
Khoảng 23h24 ngày 18/12, Bệnh viện E nhận được cuộc gọi từ Trung tâm cấp cứu 115 về vụ cháy tại địa chỉ Phạm Văn Đồng, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
4 nạ.n nhâ.n vụ cháy quán cà phê được chuyển đến Bệnh viện E cấp cứu (Ảnh: T.X)
Bệnh viện E đã điều động xe cứu thương và đội cấp cứu ngoại viện đến ngay hiện trường vụ cháy, đồng thời báo động đỏ toàn bệnh viện, tất cả các nhân viện trực tại bệnh viện sẵn sàng tập trung cấp cứu tại phòng khám cấp cứu cho các nạ.n nhâ.n được chuyển đến.
“Mọi công tác cấp cứu sẵn sàng để tiếp nhận bệnh nhân. Có 4 nạ.n nhâ.n (2 nam và 2 nữ) được đưa vào Bệnh viện E cấp cứu trong tình trạng hoảng loạn, nhiều vết xây xát và bỏng nông ngoài da.
Cả 4 bệnh nhân đều trong độ tuổ.i lao động, trong đó có 2 nữ giới thương tổn nặng được chuyển khoa Hồi sức tích cực và chống độc điều trị”, TS Hựu thông tin.
Video đang HOT
Giám đốc Bệnh viện E cho biết, bệnh viện cũng đã hội chẩn các chuyên gia trong lĩnh vực hồi sức cấp cứu từ các bệnh viện đầu ngành tập trung cứu chữa các nạ.n nhâ.n may mắn sống sót trong vụ cháy.
Diễn biến người bệnh ngạt khói, nhiệt trong các vụ cháy có thể đột ngột nặng lên, bất lợi, nên các bệnh nhân được chuyển tới Bệnh viện Bạch Mai (Ảnh: T.X).
Theo TS Hựu, khi tiến hành hội chẩn các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực hồi sức chống độc, các chuyên gia nhận định, đặc điểm bệnh nhân ngạt khói, nhiệt trong các đám cháy thường có nguy cơ diễn biến theo chiều hướng bất lợi trong những ngày tiếp theo.
“Diễn biến của người bệnh có thể xảy ra rất nhanh, đột ngột cần sự theo dõi và các phương tiện chuyên sâu đặc thù nên đã thống nhất chuyển các nạ.n nhâ.n về Trung tâm Hồi sức tích cực và Trung tâm chống độc Bệnh viện Bạch Mai để tiếp tục theo dõi, điều trị, đảm bảo tập trung tối đa chuyên môn, phương tiện điều trị tốt nhất cho người bệnh”, TS Hựu cho biết.
Trưa nay, Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan và Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, TS Hà Anh Đức đã đến bệnh viện thăm hỏi các nạ.n nhâ.n và gia đình bệnh nhân.
Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan thăm các bệnh nhân (Ảnh: T.X).
Bộ trưởng tham dự họp hội chẩn giữa Bệnh viện E, các chuyên gia đến từ Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác, GS Nguyễn Gia Bình (Chủ tịch Hội hồi sức cấp cứu và Chống độc Việt Nam) để tìm hướng điều trị tích cực nhất cho người bệnh.
Trước đó, sáng 19/12, Phó Thủ tướng Lê Thành Long đã thăm hỏi các nạ.n nhâ.n vụ cháy đang điều trị tại Bệnh viện E.
Ông Lê Thành Long mong bệnh nhân đang điều trị hãy bình tĩnh, tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ, mong các bệnh nhân sớm hồi phục.
Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan chia sẻ, vụ cháy xảy ra gần Tết gây nên những thiệt hại nghiêm trọng về người vô cùng đa.u xó.t.
“Bệnh viện E đã kịp thời cùng các lực lượng đến hiện trường thực hiện công tác cấp cứu, vận chuyển điều trị hồi sức cấp cứu ban đầu cho người bệnh được an toàn. Bệnh viện E tập trung nhân lực, phương tiện; hội chẩn với các chuyên gia đầu ngành… để có phác đồ điều trị tốt nhất cho người bệnh”, Bộ trưởng Đào Hồng Lan chỉ đạo.
Na.m sin.h đi cấp cứu sau khi biết điểm thi vào lớp 10
Na.m sin.h vừa thi xong lớp 10 nhưng điểm số không như kỳ vọng nên đã có hành động t.ự sá.t, gia đình phải đưa em vào cấp cứu tại Bệnh viện E (Hà Nội).
Mới đây, Khoa Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện E, đã tiếp nhận một na.m sin.h tại Hà Nội vào khám vì các rối loạn tâm thần do áp lực thi cử. Người nhà cho biết sau kỳ thi vào lớp 10, học sinh này chán nản, không dám về nhà vì điểm số không như kỳ vọng.
Sau đó, na.m sin.h dùng dao cắ.t ta.y và cổ để t.ự sá.t, gia đình phát hiện nên đưa em vào bệnh viện cấp cứu. Khi sức khỏe thể chất ổn định, bệnh nhân được chuyển qua điều trị sức khỏe tâm thần.
Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Viết Chung, Trưởng khoa Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện E, cho biết na.m sin.h này bị rối loạn cảm xúc.
Những trường hợp như học sinh trên không hiếm. Sau mỗi kỳ thi, Khoa Sức khỏe Tâm thần đều tiếp nhận các ca bệnh rối loạn tâm thần như vậy. Các học sinh đã phải chịu áp lực, căng thẳng trong suốt qua trình ôn thi. Khi kết quả thi không như mong đợi, các em sẽ chán nản hơn và có các phản ứng cấp như stress, lo âu, mất ngủ, suy nhược thần kinh.
Trường hợp nặng hơn sẽ có những rối loạn trầm cảm, thậm chí t.ự sá.t. Một số học sinh có thể tìm tới các chất kích thích như bóng cười, cần sa, chất hướng thần, đồ uống có cồn... để giải tỏa tâm lý.
Bác sĩ Chung khuyến cáo sau mỗi kỳ thi, con có điểm số không như kỳ vọng, gia đình nên chấp nhận thực tế. Cha mẹ tuyệt đối không phán xét, so sánh kết quả điểm số của con với các bạn khác.
Gia đình cần phát hiện sớm trẻ có những biểu hiện rối loạn cảm xúc để hỗ trợ các em. Với trường hợp cần can thiệp tâm lý, khám sức khỏe tâm thần, phụ huynh nhanh chóng đưa con đi khám.
Theo Thạc sĩ Chung, dưới đây là các biểu hiện trẻ bị rối loạn cảm xúc:
- Thay đổi tính cách như trầm tính hơn, buồn vô cớ, hay khóc, thích ở một mình.
- Có dấu hiệu bất an, bồn chồn, dễ cáu gắt, đi lại nhiều, đứng ngồi không yên.
- Mất ngủ, mệt mỏi, chán ăn.
Nhiều chị em hỏng mặt, vỡ mộng đẹp cấp tốc đón Tết Theo bác sĩ, số lượng bệnh nhân gặp biến chứng do sử dụng các dịch vụ làm đẹp cấp tốc trong thời gian qua đã tăng gấp 2-3 lần so với bình thường. Tiề.n mất tật mang vì làm đẹp vội đón Tết Để tiết kiệm thời gian di chuyển và mong muốn nhanh chóng sở hữu làn da sáng mịn đón Tết,...