Nặn mụn thế nào để da không bị sẹo?
Nặn mụn không đúng cách tại nhà sẽ gây ra nhiều vấn đề về da, sẹo thâm, nhiễm trùng,…
Nặn mụn tùy tiện, không đúng cách có thể để lại những hậu quả như nghiêm trọng hơn như sẹo thâm, mụn càng nổi nhiều… Vì thế bạn cần lưu ý những điều dưới đây trước khi thực hiện nặn mụn tại nhà.
Nặn mụn không đúng thời điểm chỉ khiến mụn càng sưng to hơn.
Nên nặn mụn thời điểm nào?
Nặn mụn không đúng thời điểm chỉ khiến mụn càng sưng to hơn, để lại vết thâm và tạo điều kiện cho mụn xuất hiện nhiều hơn nữa. Vì thế bạn chỉ nên nặn mụn khi mụn đã “già”.
Cách nhận biết mụn già đó là cồi mụn khô và cứng lại, ngả màu vàng nâu và nổi cộm trên bề mặt da. Lúc này chỉ cần một thao tác nhẹ là đã có thể đẩy cồi mụn ra khỏi làn da của bạn.
Những loại mụn nào có thể nặn tại nhà?
Bạn chỉ nên nặn mụn đầu đen, mụn đầu trắng. Đây là những loại mụn hình thành chủ yếu do tế bào chết, bã nhờn mắc kẹt trong lỗ chân lông. Hai loại mụn này nằm sát bề mặt da, độ sâu thấp nên dễ can thiệp để loại bỏ.
Còn với những loại mụn viêm, mụn mủ, mụn trứng cá,… không được tùy tiện nặn. Những loại mụn này thường ăn sâu vào tế bào da, đau và rất khó nặn.
Chưa kể, mụn dễ trở nặng, lâu lành hơn, đồng thời dễ dẫn đến hình thành ổ mụn. Mụn vỡ ra và lây lan sang các vùng da khỏe mạnh khiến tình trạng da trở nên nghiêm trọng hơn, nguy cơ cao da bị nhiễm trùng, có khả năng để lại những vết thâm, sẹo gây mất thẩm mỹ.
Chính vì vậy, với những loại mụn này tuyệt đối không tự thực hiện tại nhà mà tốt nhất nên tìm đến bác sĩ chuyên khoa để thăm khám và điều trị sớm.
Video đang HOT
Với những loại mụn như mụn viêm, mụn mủ, mụn trứng cá,… tuyệt đối không tự thực hiện tại nhà mà tốt nhất nên tìm đến bác sĩ chuyên khoa để thăm khám và điều trị sớm.
Hướng dẫn cách nặn mụn tại nhà hạn chế thâm sẹo
Trước hết bạn cần kiểm tra độ già của mụn bằng cách dùng tay ấn nhẹ lên mụn, nếu đầu mụn đã khô và cứng thì có thể nặn được. Lưu ý rửa tay sạch trước khi chạm lên mặt kiểm tra.
Sau đó, chuẩn bị dụng cụ để nặn mụn như sử dụng tăm bông, kim hoặc dụng cụ chuyên dụng. Trước khi dùng nên làm sạch, sát khuẩn dụng cụ, không nên nặn mụn bằng tay.
Rửa sạch mặt với các loại sữa rửa mặt dịu nhẹ, có khả năng làm sạch sâu. Xông hơi để giúp lỗ chân lông giãn nở, hỗ trợ quá trình nặn mụn được dễ dàng, ít đau hơn. Chỉ cần xông bằng hơi nước trong khoảng từ 2 – 5 phút là được.
Thực hiện nặn mụn thì bạn sử dụng dụng cụ chỉ tác động nhẹ nhàng để đẩy cồi mụn ra khỏi da. Không cố gắng ghì, ép hay dùng lực mạnh sẽ chỉ khiến da bị tổn thương, dễ thâm tím.
Lưu ý sau khi nặn mụn cần phải kết hợp với việc chăm sóc và giữ gìn vệ sinh làn da thật tốt. Không trang điểm ngay sau khi nặn vì điều này sẽ tái tạo vi khuẩn trên da, khiến mụn lâu lành hơn.
3 biến chứng đáng sợ khi nặn mụn không đúng cách
Da lên mụn trứng cá là tình trạng rất phổ biến vào mùa hè. Thời tiết nóng bức, chế độ ăn không lành mạnh, ô nhiễm không khí... đều làm gia tăng
Mới đây, trong một nhóm làm đẹp trên facebook, một tài khoản chia sẻ mình bị nhiễm khuẩn sau nặn mụn, cầu cứu mọi người cách chữa trị. Được biết, cô gái này bị lên mụn nhiều vào mùa hè này. Sau đó, nghe theo lời một spa quảng cáo, cô quyết định nặn mụn.
Tuy nhiên, tưởng sẽ hết sạch mụn, da láng mịn trở lại thì cô lại bị nhiễm trùng. Tình trạng da bị nhiễm trùng ngày càng nặng, có dấu hiệu nhiễm khuẩn. Dưới đây là hình ảnh da mặt của cô gái sau 10 ngày nặn mụn tại một spa.
Hình ảnh da mặt của cô gái sau 10 ngày nặn mụn tại một spa.
DS Khuê Vũ (làm việc tại Hà Nội) cho biết, da lên mụn trứng cá là tình trạng rất phổ biến vào mùa hè. Thời tiết nóng bức, chế độ ăn không lành mạnh, ô nhiễm không khí... đều làm gia tăng nguy cơ mọc mụn. Khi mụn lên nhiều, chị em thường có thói quen nặn mụn. Tự ý nặn mụn vốn không tốt. Gửi gắm việc nặn mụn cho những spa chỉ vì nghe theo quảng cáo cũng có thể khiến bạn gặp họa.
3 hậu quả thường gặp khi nặn mụn sai cách được chuyên gia chỉ rõ
1. Để lại vết thâm
Đây là tình trạng thường gặp nếu bạn tự ý nặn mụn. Khi dùng tay tạo áp lực mạnh để nặn mụn rất dễ làm tổn thương các lớp tế bào trên da. Từ đó để lại các vết thâm. Tình trạng này còn được gọi là tăng sắc tố sau viêm.
2. Để lại sẹo
DS Khuê Vũ nhận định, nặn mụn không đúng cách cũng để lại sẹo rỗ ở trên mặt. Khi đã để lại sẹo, nếu không điều trị sớm thì rất khó để chữa khỏi sẹo hoàn toàn cũng như phục hồi lại làn da như ban đầu.
3. Nhiễm trùng
Khi nặn mụn, tay, dụng cụ nặn hoặc mặt không được khử trùng làm sạch cũng rất dễ bị nhiễm trùng. Điều này làm lây lan mụn sang vùng khác, tạo thành các ổ viêm sâu và rộng. DS Khuê Vũ nhận định, tuyệt đối không được chủ quản vì trong thực tế đã có nhiều trường hợp bị nhiễm trùng máu, thậm chí tử vong.
Chuyên gia đặc biệt khuyến cáo, những loại mụn bạn không nên tự nặn: mụn đang sưng viêm, mụn mủ, mụn thịt, mụn đầu đinh...
Ngoài việc không nên tự ý nặn mụn tại nhà, bạn nên đến spa uy tín, phòng khám da liễu. Ở đây có các kỹ thuật viên, bác sĩ đảm bảo kỹ thuật nặn mụn không để lại biến chứng.
"Nếu muốn đến spa làm đẹp, chị em nên chọn những spa uy tín, nặn mụn chuẩn y khoa. Bởi trong thực tế cũng có nhiều cơ sở nặn mụn sai cách. Sau khi nặn mụn cho dùng các sản phẩm tự pha chế hoặc không được cấp phép có thể sẽ gây nhiễm trùng và để lại hậu quả nghiêm trọng", DS Khuê Vũ cho hay.
Cách chăm sóc da sau khi đi nặn mụn ở spa, phòng khám để nhanh phục hồi
Chuyên gia cho biết, trong 24-48 giờ sau khi nặn mụn, bạn không nên rửa mặt bằng sữa rửa mặt. Nguyên nhân bởi da lúc này rất nhạy cảm. Rửa mặt bằng sữa rửa mặt vào thời điểm này sẽ dễ bị kích ứng. Nên rửa mặt bằng nước muối sinh lý để làm sạch, tránh nhiễm trùng. Khi rửa nên thực hiện nhẹ nhàng, tránh tác động mạnh lên da.
Chị em tuyệt đối không được sờ tay lên mặt vì trên tay có rất nhiều vi khuẩn sinh sôi trong quá trình sinh hoạt hàng ngày. Việc chạm tay lên mặt lúc vừa nặn mụn, các vết thương chưa lành rất dễ bị nhiễm trùng da.
Thời gian này, chị em cũng cần hạn chế trang điểm. Việc trang điểm dễ gây kích ứng da, bít tắc lỗ chân lông.
Ngoài ra, chị em cần ngừng sử dụng các sản phẩm chăm sóc da có tính kích ứng cao như AHA, BHA, retinol, tretinoin...
Đặc biệt, bạn cần bảo vệ da trước ánh nắng mặt trời. Sử dụng kem chống nắng, kính, mũ, áo chống nắng khi ra ngoài để hạn chế bị tăng sắc tố sau viêm.
Sau 3-4 ngày, bạn nên sử dụng các sản phẩm dưỡng phục hồi và tái tạo có các thành phần như B3, B5, chiết xuất rau má, Hyaluronic Acid... để phục hồi da.
Sau 7 ngày, nếu da đã lành và phục hồi, không gặp vấn đề gì thì bạn có thể chăm sóc da lại như bình thường.
Trong thời gian này, nếu có vấn đề bất thường, bạn nên liên hệ ngay với các bác sĩ da liễu để khám và xử lý kịp thời, tránh nhiễm khuẩn đáng tiếc.
Cách giúp bạn "đánh bật" những nốt mụn khó ưa trên lưng và cơ thể Một số bước đơn giản có thể giúp bạn loại bỏ được những nốt mụn khó ưa trên lưng, ngực và cánh tay, trả lại một làn da khỏe mạnh, mịn màng. Mụn lưng là vấn đề nhiều người gặp phải. (Ảnh: iStock) Mụn không chỉ xuất hiện trên mặt mà chúng có thể xuất hiện ở bất kỳ vùng trên cơ thể,...