Nạn chip giả đe dọa chuỗi cung ứng toàn cầu khiến nhiều hãng sản xuất lo ngại về chất lượng sản phẩm
Nạn chip giả đe dọa chuỗi cung ứng toàn cầu, khiến nhiều hãng sản xuất lo ngại về chất lượng sản phẩm
Để đối phó với cuộc khủng hoảng chip toàn cầu chưa từng có, ngày càng nhiều nhà sản xuất thiết bị điện tử đang chuyển sang các kênh cung cấp khác nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất.
Tuy nhiên các nhà sản xuất cũng đang phải chịu tình trạng chip giả, kém chất lượng hoặc đã qua sử dụng. Nhưng điều này gây ra nhiều vấn đề hơn so với tưởng tượng. Có thể nói chip giả là một loại hình kinh doanh “độc hại” mới.
Theo chuyên trang Nikkei Asia , nhà sản xuất thiết bị điện tử Nhật Bản Jenesis là một trong những công ty chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Do không thể mua chip từ các nguồn thông thường, công ty đã đặt hàng qua trang web tại một nhà máy ở miền nam Trung Quốc.
Đáng tiếc khi lô hàng chip được chuyển tới, họ không thể kiểm tra. Một chuyên gia kiểm tra chip phát hiện ra rằng thông số kỹ thuật của các sản phẩm được gửi từ Trung Quốc hoàn toàn khác với sản phẩm do Jenesis đặt hàng. Điều đáng nói là tên của nhà sản xuất in trên bao bì là chính xác. Jenesis đã thanh toán cho phía bên kia nhưng sau đó không thể liên lạc được với họ.
Video đang HOT
Đây là lời cảnh báo cho các nhà sản xuất thiết bị điện tử. Thuật ngữ “phân phối chip” đề cập đến thực tế rằng, các nhà sản xuất và nhà phân phối mua chip từ các bên thứ ba. Không có nhà sản xuất nào đảm bảo những con chip này có đủ chất lượng hay không. Ngoài ra cũng không rõ liệu nhà cung cấp đang cất giữ chúng ở đâu và như thế nào. Chính vì vậy các lô hàng chip giả, kém chất lượng rất dễ tìm kiếm và đặt hàng nhưng lại rất khó có thể truy ra nguồn gốc thực sự.
Trên thực tế nhiều nguồn chip giả và kém chất lượng được lấy ra từ các thiết bị điện tử đã vứt đi hoặc chip bị làm giả, nhái thương hiệu. Và tất nhiên những con chip này đã không còn đảm bảo được chất lượng như ban đầu.
Trong khi đó các nhà sản xuất điện tử rất nóng lòng có được nguồn cung cấp chip. Masaaki Hashimoto, chủ tịch của Japan’s Oki Engineering cảnh báo, một khi những con chip giả được lắp ráp vào thiết bị, mọi thứ đã quá muộn. Vì vậy, nhiều nhà sản xuất thiết bị rất mong muốn các lô hàng chip họ mua về vượt qua được các bài kiểm tra.
Công ty Oki Electric Industry là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ xác minh chip. Dịch vụ của họ giúp các nhà sản xuất thiết bị điện tử loại bỏ những con chip bị lỗi trước khi lắp ráp lên thiết bị.
Oki Engineering bắt đầu cung cấp dịch vụ kiểm tra vào tháng 6/2021. Họ đã nhận được khoảng 150 yêu cầu tính đến tháng 8. Nhiều khách hàng trong số đó là các nhà sản xuất máy móc công nghiệp và thiết bị y tế. Sau khi kiểm tra khoảng 70 trường hợp, công ty đã phát hiện có khoảng 30% số chip trong đó bị lỗi.
Theo nhiều dự đoán khác nhau, vấn đề thiếu chip sẽ tiếp tục cho đến năm 2023. Do đó thị trường cần sớm tìm ra cách đấu tranh chống lại tệ nạn chip giả và kém chất lượng này.
Chip bán dẫn sẽ dư thừa vào năm 2023
Khủng hoảng chip toàn cầu được dự đoán kéo dài ít nhất một năm nữa, nhưng sau đó có thể lại xảy ra tình trạng dư thừa.
Theo dự báo của IDC, ngành công nghiệp bán dẫn sẽ "bình thường và cân bằng" vào giữa năm 2022. Tuy nhiên, lĩnh vực này "tiềm ẩn khả năng dư thừa công suất vào 2023, khi việc mở rộng công suất quy mô lớn hơn bắt đầu cuối năm sau".
Nguồn cung chip bán dẫn có thể trở lại bình thường vào năm sau.
Báo cáo cho biết, năng lực sản xuất chip sẽ đạt đỉnh trong năm nay. "Các xưởng sản xuất chip chuyên dụng đã được phân bổ cho phần còn lại của năm, với công suất sử dụng gần đạt 100%", IDC lưu ý.
Tuy nhiên, vấn đề thiếu hụt chip vẫn diễn ra ở một số lĩnh vực, nhất là ở mảng thiết bị đầu cuối, do nguồn nguyên liệu hạn chế. IDC bỏ ngỏ khả năng tình trạng thiếu nguyên liệu có giảm bớt vào năm 2023 hay không.
Riêng năm nay, chi phí sản xuất chip được dự báo tăng do giá tấm wafer silicon (thành phần quan trọng để đúc chip) trong 6 tháng đầu năm cao hơn năm ngoái và sẽ tiếp diễn vào nửa cuối năm.
Trong khi đó, việc thiếu chip cho ôtô sẽ "giảm nhẹ vào cuối năm" và đạt tăng trưởng 22,8%. Doanh thu mảng bán dẫn cho máy chủ x86 cũng tăng 24,6%, chip cho laptop tăng 11,8%. Riêng mảng chip 5G tăng mạnh 128% so với năm ngoái nhờ sự bùng nổ của thị trường smartphone.
Theo dự đoán của IDC, thị trường bán dẫn sẽ đạt 600 tỷ USD vào năm 2025, với mức tăng trưởng giai đoạn 2021 - 2025 là 5,3% mỗi năm, cao hơn mức 3 - 4% trước đó.
Tình trạng thiếu chip vẫn đang ảnh hưởng sâu rộng. Theo Business Insider , từ ngành công nghiệp ôtô cho đến điện tử tiêu dùng đều bị tác động vì nguồn cung chip hạn chế nhiều tháng qua. Các công ty rơi vào thế bị động, trong khi chiến lược ngắn hạn chỉ có thể giúp giải quyết việc tăng năng lực sản xuất tạm thời. Vấn đề khan hiếm còn khiến nhiều công ty đối mặt nguy cơ mua phải chip giả, chip kém chất lượng.
Các doanh nghiệp 'tuyệt vọng' trong cuộc khủng hoảng chip toàn cầu: Mù quáng tìm nguồn cung, hàng loạt bị mắc bẫy mua phải hàng nhái Những con chip hàng nhái có nhiều loại từ bản sao được thiết kế tinh vi cho đến các bộ phận cũ được "tân trang" lại để trông như mới. Các doanh nghiệp cần sử dụng chip đang chấp nhận những rủi ro về chuỗi cung ứng mà trước đây họ chưa từng tính đến và thấy rằng điều này thực sự không...