Nam thanh niên nghịch súng kíp, 5 viên đạn nổ găm vào cổ tay
Nam thanh niên đến nhà bạn chơi, thấy khẩu súng kíp gác trên mái nhà đưa xuống xem. Trong lúc nghịch súng, bất ngờ súng nổ, 5 viên đạn bắn thẳng vào cổ tay phải làm nam thanh niên bị thương.
PGS.TS, BS chuyên khoa 2, Cao Trường Sinh – Giám đốc Bệnh viện Trường ĐH Y khoa Vinh cho biết, trước đó vào chiều ngày 6/5 – đội ngũ y bác sĩ của bệnh viện đã tiến hành phẫu thuật thành công cho một bệnh nhân bị vỡ đầu dưới xương quay phải do đạn bắn.
Ngày 5/5, anh Lô Văn Th. (27 tuổi, trú xã Lạng Khê, Con Cuông, Nghệ An) đến nhà bạn chơi, thấy khẩu súng kíp gác trên mái nhà nên kéo súng xuống xem chơi. Trong lúc nghịch súng, bất ngờ súng nổ, 5 viên đạn bắn thẳng ở cự ly gần vào cổ tay phải của anh Th.
Sau đó, anh Th. được đưa xuống Bệnh viện Trường ĐH Y khoa Vinh để chữa trị. Tại đây, qua kết quả khám và chụp chiếu, các bác sĩ phát hiện anh Th. bị vỡ đầu dưới xương quay, tổn thương cung động mạch gan tay sâu, không tổn thương gân gấp duỗi và các dây thần kinh.
Video đang HOT
Trong cổ tay anh Th. còn 4 mảnh bạn lớn bằng chì và nhiều mảnh kim loại nhỏ khác, 1 viên lớn đã xuyên từ trước ra sau.
Các mảnh đạn được gắp ra từ cổ tay bệnh nhân Lô Văn Th.
Các bác sĩ trong ca phẫu thuật cho biết thêm: Do bệnh nhân đến viện sau 1 ngày bị thương, dù đã được băng bó tốt, nhưng vẫn bị tổn thương động mạch do chất độc trong viên đạn súng kíp ngấm vào (khi làm đạn súng, người ta trộn các viên chì với chất độc tự chế để tăng tính sát thương) nên bàn tay phải của anh Th. sưng nề, bầm tím.
Bác sỹ chuyên khoa cấp 2, Hồ Văn Bình chia sẻ: “Vết thương hỏa khí như thế này rất thường gặp trong chiến tranh. Ngày nay ít gặp nếu gặp thầy thuốc thiếu kinh nghiệm, không được chữa trị kịp thời thì bệnh nhân có thể nhiễm uốn ván hoặc hoại thư sinh hơi, sẽ nguy hiểm đến tính mạng”.
Bàn tay phải bệnh nhân sau 3 ngày phẫu thuật các ngón gấp duỗi bình thường.
Để điều trị vết thương do hỏa khí như trường hợp Th., các bác sĩ đã phải lấy hết các mảnh đạn và chất độc, cắt lọc sạch vết thương, ghép lại mảnh xương vỡ, thắt động mạch bị đứt do quá thời gian có thể nối, dùng kháng sinh liều cao để chống nhiễm trùng, đặc biệt chống nguy cơ bị uốn ván và nhiễm khuẩn hoại thư sinh hơi.
Hiện bệnh nhân Th. đã được phẫu thuật và dùng kháng sinh đúng, sau 3 ngày, bàn tay phải của anh Th. đã hết sưng, các ngón đủ tuần hoàn nuôi dưỡng nên hồng hào trở lại, cử động các ngón phục hồi 100%.
Cung ứng đủ vắc xin cho trẻ trong tiêm chủng mở rộng
Bộ Y tế cho biết từ tháng 5 tới, vắc xin '5 trong 1' DPT-VGB-Hib (bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và viêm phổi/viêm màng não do vi khuẩn Hib) sẽ chính thức sử dụng thay thế cho vắc xin DP.
Tiêm vắc xin cho trẻ tại Hà Nội - ẢNH MINH HỌA: NGỌC THẮNG
Ngày 29.4, Bộ Y tế cho biết từ tháng 5 tới, vắc xin "5 trong 1" DPT-VGB-Hib (phòng 5 bệnh: bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và viêm phổi/viêm màng não do vi khuẩn Hib) do Viện Huyết thanh Ấn Độ (SII) sản xuất, sẽ chính thức sử dụng thay thế cho vắc xin DPT (phòng 3 bệnh: bạch hầu, ho gà, uốn ván) cho trẻ 18 tháng tuổi trong tiêm chủng mở rộng (TCMR).
Ban điều hành TCMR khu vực và trung tâm y tế dự phòng, trung tâm kiểm soát bệnh tật 63 tỉnh, thành phố cần triển khai phổ biến cho cán bộ TCMR các tuyến về sử dụng vắc xin DPT-VGB-Hib (SII) cho đối tượng trẻ dưới 1 tuổi trong tiêm chủng thường xuyên (trước đây, các trẻ này tiêm vắc xin "5 trong 1" ComBE Five), đồng thời sử dụng vắc xin DPT-VGB-Hib (SII) cho đối tượng trẻ 18 tháng tuổi thay thế vắc xin DPT trong TCMR.
Dự án TCMR quốc gia (Bộ Y tế) cho biết sẽ đảm bảo cung ứng đủ vắc xin DPT-VGB-Hib (SII) sử dụng cho trẻ thuộc nhóm có chỉ định nêu trên. Các địa phương cần rà soát đối tượng trẻ chưa được tiêm đủ mũi vắc xin phòng bệnh: bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, viêm phổi/viêm màng não do vi khuẩn Hib, tổ chức tiêm bù cho các đối tượng trên để đảm bảo tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ cho trẻ em đạt chỉ tiêu kế hoạch 95%, đảm bảo cho các trẻ được phòng bệnh hiệu quả.
Các địa phương cần tăng cường kiểm tra, giám sát công tác tổ chức buổi tiêm chủng an toàn và phòng chống lây nhiễm virus SARS-CoV-2, tổng hợp báo cáo kết quả tiêm chủng và phản ứng sau tiêm theo quy định.
Theo Bộ Y tế, bạch hầu, ho gà, uốn ván là các bệnh rất thường gây biến chứng nguy hiểm cho trẻ nhỏ, thậm chí tử vong và dễ bùng phát thành dịch nếu trẻ không được tiêm vắc xin đầy đủ đúng lịch.
Những mũi tiêm chủng cơ bản cho trẻ trong chương trình tiêm chủng mở rộng Tiêm chủng là cách tạo miễn dịch chủ động nhờ đưa vào cơ thể trẻ các loại vacxin. Thực hiện đầy đủ các mũi tiêm chủng cơ bản cho trẻ (viêm gan B, lao, bạch hầu - ho gà - uốn ván, viêm não Nhật Bản,...) sẽ giúp trẻ phòng tránh hiệu quả những căn bệnh nguy hiểm, dễ lây lan trong cộng...