Nam sinh Việt đặt chân đến 36 quốc gia nhờ tài trợ và học bổng toàn phần
18 tuổi, Huy Hiền viết lên giấy mong muốn được đặt chân đến 20 nước, để rồi 6 năm sau, kết quả vượt xa mong đợi.
Ngô Lê Huy Hiền (sinh năm 1998, quê Đà Nẵng) vừa hoàn thành xong 2 năm học thạc sĩ Erasmus Mundus ở châu Âu và đang chuẩn bị những giai đoạn cuối cùng để nhận 4 bằng thạc sĩ liên kết từ chương trình. Nhờ tài trợ toàn phần của rất nhiều các chương trình trao đổi ngắn hạn và học bổng Erasmus Mundus trong 6 năm qua, Huy Hiền có cơ hội đặt chân đến 36 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. “Năm 2016, em viết ra một danh sách gồm 100 điều muốn làm trong đời. Một trong 100 điều ấy là đặt chân đến 20 quốc gia trên thế giới. Lúc đó, em đơn giản chỉ muốn đi nước ngoài để trải nghiệm. Sau 6 năm, em không những hoàn thành điều ước đấy, mà còn được nhiều hơn thế”, Huy Hiền chia sẻ.
Huy Hiền bắt đầu đi nước ngoài nhờ việc nộp đơn vào các chương trình trao đổi ngắn hạn khi còn học đại học. Vì điều kiện kinh tế hạn chế, 9x chỉ nộp đơn được vào các chương trình có tài trợ toàn phần – một điều không hề dễ dàng khi săn học bổng. Nam sinh lập lên một chiến lược để có thể xây dựng bộ hồ sơ thật tốt và bắt đầu bằng cách tham gia các chương trình trong nước.
Trước khi có được xuất tài trợ toàn phần đi nước ngoài đầu tiên, cựu sinh viên Đại học Đà Nẵng đã 12 lần nhận thư từ chối. Sau mỗi lần đăng ký chưa thành công, 9x bắt đầu tìm ra những lỗi trong bộ hồ sơ và cải thiện chúng từng ngày. Cùng với đó nam sinh tiếp tục tham gia các chương trình trong nước, thi lại tiếng Anh để có điểm cao hơn, cải thiện thêm nhiều kỹ năng và cách viết đơn ngày càng tốt hơn,…
Sau khi tốt nghiệp đại học, Huy Hiền đi đến hơn 10 quốc gia khác nhau nhờ các chương trình trao đổi ngắn hạn tài trợ toàn phần. Sau đó, chàng trai tiếp tục nhận học bổng toàn phần chương trình Thạc sĩ Erasmus Mundus Joint Master Degree (EMJMD) in Green Networking and Cloud Computing (GENIAL) từ Ủy Ban Châu Âu (European Commission) để học tại Anh, Pháp, và Thụy Điển. Suốt 2 năm học tập tại châu Âu, cậu tiếp tục được mời tham dự các hội thảo, hội nghị khoa học nhờ những cố gắng học tập và xuất bản các bài báo nghiên cứu khoa học. Nhận được khoản tài trợ từ học bổng Erasmus Mundus, cậu cũng tận dụng đi đến và khám phá các nước khác trong dịp hè.
36 quốc gia và vùng lãnh thổ Huy Hiền đến là: Pháp, Vương quốc Anh (Anh, Scotland, Bắc Ireland), Singapore, Ấn Độ, Thái Lan, Phần Lan, Philippines, Đài Loan, Nhật Bản, Malaysia, Indonesia, Hàn Quốc, Campuchia, Lào, Ý, Thụy Sĩ, Tây Ban Nha, Andorra, Bồ Đào Nha, Vatican, Monaco, Luxemburg, Slovenia, Bỉ, Hà Lan, Đức, Cộng hòa Séc, Slovakia, Hungary, Áo, Latvia, Ba Lan, Thụy Điển, Hy Lạp, Malta, và Ireland.
Video đang HOT
“Đi đến nhiều quốc gia, em cảm thấy bản thân trưởng thành rất nhiều. Cùng với đó, em thấy mình ngày càng trở nên cởi mở, thân thiện và vô tư hơn. Những trải nghiệm dù đẹp hay chưa đẹp tại nước ngoài là những bài học rất đắt giá mà không gì có thể mua được”, 9x nói.
Huy Hiền tại Thuỵ Sĩ.
Chuyến đi Ý đem đến cho 9x những trải nghiệm mới lạ.
Giao thông đi lại hạn chế khiến trường vùng cao khó tuyển dụng dẫn tới thiếu GV
Năm học mới 2022-2023 cận kề, nhưng bài toán thừa, thiếu giáo viên vẫn chưa thể khắc phục triệt để ở nhiều trường trung học phổ thông của tỉnh Lào Cai.
Mới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư số 13/2022/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số nội dung trong Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 (gọi tắt là Chương trình giáo dục phổ thông 2018). Đáng chú ý, số môn học lựa chọn được điều chỉnh còn 9 môn và không yêu cầu học sinh chọn theo nhóm môn như trước đó.
Nỗ lực điều tiết để giáo viên dạy đủ 17 tiết/tuần
Thế nhưng, trước thềm năm học mới, bên cạnh việc điều chỉnh theo kế hoạch chung, nhiều trường trung học phổ thông ở tỉnh Lào Cai dự báo xảy ra tình trạng , nhất là các trường ở khu vực vùng cao, điều kiện kinh tế, giao thông đi lại khó khăn.
Trao đổi với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, thầy Phan Như Quỳnh, Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông số 1 huyện Mường Khương (huyện Mường Khương, Lào Cai) cho biết, nhà trường cũng có những điều chỉnh nhất định. Thời điểm này, mọi công tác chuẩn bị cho năm học mới cơ bản đã sẵn sàng.
Thầy Phan Như Quỳnh, Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Số 1 huyện Mường Khương, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. (Ảnh: website Nhà trường).
"Năm học tới sẽ đưa vào triển khai đối với lớp 10, mọi công tác chuẩn bị về nhân lực và vật lực cơ bản ổn định. Việc Bộ Giáo dục và Đào tạo,cho phép học sinh đăng ký 4/9 môn là hoàn toàn phù hợp và tạo nhiều thuận lợi cho cả nhà trường và học sinh.
Cụ thể, dựa trên những thay đổi, nhà trường bỏ việc xây dựng 5 tổ hợp môn như trước và chuyển sang tư vấn cho các em lựa chọn môn học cơ bản theo 2 tổ hợp Khoa học tự nhiên và Khoa học xã hội. Bởi, quá trình học của học sinh còn phục vụ việc ôn và thi đại học. Do đó, trường tư vấn để đảm bảo không có học sinh thay đổi môn học trong suốt 3 năm đào tạo.
Theo kế hoạch, ngày 22/8, nhà trường dự kiến tập trung học sinh để phổ biến và cho đăng ký. Ngày 25/8, trường họp phụ huynh để chốt nguyện vọng của học sinh. Sau đó, trường tiến hành sắp xếp thời khóa biểu và mô hình lớp học. Việc tư vấn dựa vào số giáo viên cơ hữu của trường, nguyện vọng của học sinh.
Những học sinh có nguyện vọng sử dụng môn Lịch sử để ôn và xét tuyển đại học thì ngoài học chương trình bắt buộc thì sẽ được bố trí để học tăng cường nội dung chuyên đề.
Những học sinh có nhu cầu học môn Âm nhạc, Mỹ thuật thì có hai hướng giải quyết. Cụ thể, với số lượng đông thì nhà trường sẽ cố gắng để huy động giáo viên dạy liên trường. Còn số lượng ít thì sẽ không thể tổ chức dạy và động viên các em", thầy Phan Như Quỳnh chia sẻ.
Cũng theo thầy Phan Như Quỳnh, học sinh miền núi có xu hướng lựa chọn các môn Khoa học xã hội nhiều hơn nên trường cũng đã tính đến tình huống dôi dư giáo viên ở các môn học này.
Theo đó, trong trường hợp thừa giáo viên Khoa học tự nhiên, trường tiến hành cắt giảm số tiết của giáo viên này, đồng thời, tăng cường phân công giáo viên tham gia đảm nhận các nhiệm vụ khác.
"Việc cắt giảm số tiết đứng lớp ở phân môn chính nhằm giúp giáo viên vừa duy trì giảng dạy, vừa có thời gian để tham gia làm tốt các công việc kiêm nhiệm khác. Điều này vẫn đảm bảo sao cho các thầy, cô giáo dạy đủ số tiết, chi trả lương theo đúng định mức quy định", thầy Phan Như Quỳnh cho biết thêm.
Không ở trong tình trạng thừa giáo viên, theo ghi nhận của phóng viên, năm học mới này, Trường Trung học phổ thông Số 1 huyện Bát Xát (huyện Bát Xát, Lào Cai) đang .
Qua trao đổi với thầy Lưu Quốc Hương, Phó Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Số 1 huyện Bát Xát, được biết, thời điểm này, mặc dù có một số thay đổi theo kế hoạch của Bộ Giáo dục và Đào tạo nhưng rất dễ điều chỉnh. Mọi công tác chuẩn bị năm học mới của nhà trường đang đi vào giai đoạn hoàn thiện, củng cố cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, ổn định đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên cho năm học mới.
"Về cơ bản, trường đang tiến hành chuẩn bị năm học mới theo đúng quy trình hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo và chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Cụ thể, trường trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, tiến hành kiểm tra, sửa chữa, cải tạo và nâng cấp các hạng mục, bổ sung thiết bị dạy học còn thiếu, "làm giàu" tài nguyên thư viện, tôn tạo cảnh quan môi trường và tổ chức cho cán bộ giáo viên tham gia đầy đủ các lớp tập huấn, nhất là tập huấn cho chương trình giáo dục phổ thông mới", thầy Lưu Quốc Hương chia sẻ.
Cũng theo vị Phó Hiệu trưởng, nhà trường thiếu tổng 3 giáo viên ở 2 môn và .
Và để giải quyết vấn đề này, trường tiến hành tăng số tiết của giáo viên dạy môn Ngữ văn và môn Lịch sử, chia đều ở các lớp.
"Để đảm bảo các thầy, cô không quá áp lực khi phải dạy tăng cường, trường quy định những giáo viên này sẽ không phụ trách công tác chủ nhiệm lớp hay công tác Đoàn, Hội ở trường mà sẽ tập trung vào dạy chuyên môn.
Việc tăng số tiết và giảm kiêm nhiệm nhiệm vụ khác đối với giáo viên vẫn phải đảm bảo cho giáo viên dạy đủ 17 tiết/tuần theo đúng quy định. Có như vậy, giáo viên sẽ không nhiều áp lực, học sinh sẽ được đảm bảo quyền lợi được tham gia học tập", thầy Phó Hiệu trưởng chia sẻ thêm.
Về trang thiết bị dạy học, nhìn chung, hầu hết các trường đều cơ bản đáp ứng đủ yêu cầu nhiệm vụ đào tạo, chỉ thiếu các đồ dùng, thiết bị dạy học phục vụ chương trình giáo dục phổ thông mới mà tới đây trường sẽ được cấp theo kế hoạch của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh đẩy mạnh phong trào "Trường giúp trường"
Chia sẻ với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, Trưởng phòng Tổ chức cán bộ, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lào Cai cho biết, ngay khi Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư số 13/2022/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số nội dung trong Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018, lãnh đạo Sở đã có hướng dẫn kịp thời đến các trường trên địa bàn toàn tỉnh.
Trong đó, nhằm kịp thời chung tay, hỗ trợ các trường ở địa bàn vùng cao giảm bớt khó khăn, hoàn thành tốt nghiệp vụ giáo dục, củng cố đội ngũ giáo viên, năm nay, phong trào "Phòng giúp Phòng - trường giúp trường" trong ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lào Cai sẽ tiếp tục được triển khai.
Nhiệm vụ chính của phong trào là hỗ trợ các trường vùng cao hoàn thành tốt các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao. Các trường cùng trao đổi, khắc phục khó khăn, nâng cao hiệu quả chất lượng giáo dục toàn diện, khơi dậy và phát huy nguồn lực tinh thần, vật chất trong toàn ngành giáo dục.
"Phong trào chính thức hoạt động từ năm 2021 và đến nay vẫn đang đẩy mạnh thực hiện. Trong đó, chú trọng giúp đỡ trường về đội ngũ, kinh phí, cở sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học và sinh hoạt của giáo viên và học sinh.
Cụ thể, những trường thiếu về đội ngũ giáo viên mà gặp khó khăn trong sắp xếp, điều tiết thì sẽ tham mưu và có hướng dẫn để trao đổi, bổ sung kịp thời, đảm bảo không gián đoạn nhiệm vụ giáo dục và đào tạo", Trưởng phòng Tổ chức cán bộ, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lào Cai thông tin thêm.
Cũng theo chia sẻ của vị này, với phương châm "thầy giúp thầy, thầy giúp trò, trò giúp trò", những trường học ở vùng sâu, vùng xa gặp khó khăn về kinh phí, sách vở, đồ dùng học tập, trang thiết bị dạy học đều sẽ được vận động và nhận ủng hộ từ các trường trên địa bàn.
Tuy nhiên, hiệu quả thực hiện phong trào vẫn còn nhiều hạn chế do gặp một số khó khăn, nhất là việc trao đổi, thu hút giáo viên về giảng dạy tại các trường ở địa bàn vùng cao, điều kiện kinh tế, giao thông đi lại hạn chế. Đây có thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng thừa, thiếu giáo viên ở một số trường trung học phổ thông hiện nay.
Thời gian tới, tinh thần chung là Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh sẽ tiếp tục có những hướng dẫn để cùng các trường tháo gỡ khó khăn, chuẩn bị đầy đủ về nhân lực và vật lực, đảm bảo chất lượng giáo dục và đào tạo, sẵn sàng bước vào năm học mới.
20% dân số Estonia sở hữu bằng thạc sĩ Dữ liệu điều tra dân số năm 2021 tại quốc gia Bắc Âu, Estonia, cho thấy, cứ 5 người dân thì một người có bằng thạc sĩ. Học sinh tiểu học tại Estonia. Tỷ lệ người dân Estonia có trình độ học vấn cao đã tăng đáng kể. Cụ thể, ở nhóm tuổi 25 - 64, 21,4% người dân có bằng thạc sĩ;...