Nam sinh Quảng Trị chiến thắng nghẹt thở tại cuộc thi Olympia
Với bản lĩnh thi đấu vững vàng cùng nền tảng kiến thức tốt, Văn Ngọc Tuấn Kiệt- học sinh trường THPT TX Quảng Trị đã xuất sắc giành chiến thắng thuyết phục tại cuộc thi tuần đường lên đỉnh Olympia trước các đối thủ cũng rất xuất sắc.
Văn Ngọc Tuấn Kiệt giành vòng nguyệt quế
Cuộc thi tuần Đường lên đỉnh Olympia phát sóng chiều 17/5 chứng kiến cuộc đua tài của 4 thí sinh: Văn Ngọc Tuấn Kiệt (THPT Thị xã Quảng Trị, Quảng Trị), Nguyễn Thị Thu Giang (THPT Mê Linh, Hà Nội), Nguyễn Việt Anh (THPT Hiệp Hoà số 1, Bắc Giang), Phan Mạnh Tân (THPT chuyên Hoàng Lê Kha, Tây Ninh).
Văn Ngọc Tuấn Kiệt – học sinh đến từ Trường THPT Thị xã Quảng Trị được mọi người nhắc đến là “đàn em” của Văn Viết Đức và Lê Thanh Tân Nhật, những người cùng trường đã từng giành vị trí quán quân và á quân của các cuộc thi Olympia trước đó. Kiệt giới thiệu mình là người ngại trước đám đông và rất thích chơi các môn thể thao.
Phần thi Khởi động của Tuấn Kiệt
Thu Giang kể về kỉ niệm về biệt danh “Ruồi giấm” khi vô tình đoạt giải tại kì thi học sinh giỏi môn Sinh học cùng sở trường xây dựng kịch bản và đạo diễn chương trình. Việt Anh giới thiệu mình là người lạnh lùng. Còn Phan Mạnh Tân kể về cái tên của mình xuất phát từ quán quân của cuộc thi Olympia năm thứ 2.
Tuấn Kiệt xuất phát đầu tiên tại phần thi Khởi động, trả lời đúng 9/12 câu và vươn lên dẫn đầu đoàn leo núi với số điểm 90. Thu Giang được 70 điểm, Việt Anh được 80 điểm và Mạnh Tân được 50 điểm.
Trong phần thi Vượt chướng ngại vật, các thí sinh phải giải một từ gồm 6 chữ cái. Sau khi các thí sinh mở ra 2 ô chữ gợi ý đồng thời là 2 mảnh ghép gợi ý, Tuấn Kiệt đã bấm chuông xin trả lời ô chữ từ khóa. Kiệt đưa ra đáp án là “Quỹ đạo”, tuy nhiên đây không phải đáp án chính xác.
Ngay sau Tuấn Kiệt, Mạnh Tân cũng bấm chuông và đưa ra đáp án “Con lắc”. Đáp án chính xác này giúp Tân có thêm 60 điểm, dẫn đầu đoàn leo núi với 130 điểm. Các thí sinh khác đều có thêm 20 điểm ở phần thi này.
Các thí sinh tham dự cuộc thi
Bước sang phần thi Tăng tốc, Việt Anh và Mạnh Tân vươn lên bỏ xa hai thí sinh còn lại. Mạnh Tân và Việt Anh đều có số điểm là 230 điểm, trong khi đó, Tuấn Kiệt có 170 điểm, Thu Giang có 160 điểm.
Người đầu tiên đến với những câu hỏi trong phần thi Về đích là Tuấn Kiệt. Cậu chọn gói câu hỏi 20-20-30 điểm. Kiệt đã xuất sắc trả lời chính xác cả 3 câu hỏi thuộc về Toán học, Lịch sử và câu hỏi bằng Tiếng Anh, giành trọn 70 điểm trong gói câu hỏi của mình. Sau khi về chỗ, Tuấn Kiệt có điểm số là 240 điểm.
Người thứ hai thi Về đích là Thu Giang. Giang chọn gói câu hỏi giống như Kiệt 20-20-30 điểm. Ở câu hỏi Hóa học đầu tiên, Thu Giang không có đáp án. Tiếp đó, em chọn Ngôi sao hi vọng cho câu hỏi Lịch sử và giành được thêm 40 điểm. Tuy nhiên ngay sau đó, Giang để mất 30 điểm về tay Việt Anh trong câu hỏi Toán học.
Phần thi Về đích của Tuấn Kiệt
Việt Anh là người xuất phát tiếp theo ở phần thi Về đích khi đang dẫn đầu đoàn leo núi và chọn gói câu hỏi 10-10-20 điểm. Việt Anh không trả lời được câu hỏi đầu tiên nhưng đáp án chính xác ở câu hỏi thứ 2 giành 10 điểm. Câu hỏi thứ 3, Việt Anh để mất 20 điểm về tay Tuấn Kiệt, chỉ còn 250 điểm và đánh mất vị trí dẫn đầu.
Mạnh Tân xuất phát cuối cùng tại phần thi Về đích với gói câu hỏi 10-20-20 điểm. Ở câu hỏi đầu tiên, Tuấn Kiệt giành được thêm 10 điểm từ câu hỏi thuộc lĩnh vực Địa lý của Mạnh Tân, nâng điểm số lên 270. Tiếp đó, Mạnh Tân rất nỗ lực giành lấy vị trí số một của Tuấn Kiệt nhưng không thành công.
Chung cuộc, Văn Ngọc Tuấn Kiệt giành chiến thắng cuộc thi Tuần 1 Tháng 3 Quý 3 với số điểm 270 điểm. Việt Anh được 250 điểm, Mạnh Tân 220 điểm và Thu Giang 155 điểm.
Thầy hiệu trưởng tìm lớp đào tạo nâng cao năng lực giáo viên hiện đại cho trường
Sau nhiều nỗ lực của thầy Hiệu trưởng, khóa đào tạo Nâng cao năng lực giáo viên hiện đại đã được mở tại trường Đakrông, trường vùng khó của tỉnh Quảng Trị.
Là một ngôi trường nằm trên huyện miền núi của tỉnh Quảng Trị, nhiều năm qua thầy và trò trường Trung học phổ thông Đakrông (huyện Đakrông) vẫn ngày ngày vượt qua khó để thực hiện tốt các nhiệm vụ giáo dục.
Tuy nhiên, với đặc thù có đến trên 70% học sinh là người dân tộc Vân Kiều, đời sống kinh tế còn khó khăn do vậy việc duy trì thực hiện các nhiệm vụ của thầy cô giáo nhà trường còn nhiều vất vả.
Để nâng cao năng lực của giáo viên hiện đại trong bối cảnh tình hình mới, thầy giáo Lê Chí Thông - Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Đakrông đã tìm và kết nối với chuyên gia giáo dục để khai giảng lớp đào tạo Nâng cao năng lực giáo viên theo hình thức online.
Nói về khóa học, thầy giáo Lê Chí Thông, Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Đakrông cho biết:
"Khóa học do Tiến sĩ Nguyễn Văn Hữu - Chuyên gia Giáo dục và đào tạo phối hợp với Khoa Tâm lý - Giáo dục trường Đại học Sư phạm Huế mở nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ, chất lượng giáo dục của nhà trường, đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới".
Thầy giáo Lê Chí Thông - Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Đakrông phát biểu khai giảng lớp học. Ảnh Trường Đakrông
Sau nhiều ngày tìm cách tiếp cận, liên hệ, buổi học đã được khai giảng ngày 24/4/2020, bằng hình thức online.
Tham dự khai giảng có các cán bộ thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Trị; Tiến sĩ Đinh Thị Hồng Vân - Phó trưởng khoa Tâm lý - Giáo dục, trường Đại học Sư phạm Huế; Tiến sĩ Nguyễn Văn Hữu - Chuyên gia giáo dục và đào tạo và là Giảng viên chính của lớp.
Trường Đakrông có các thầy giáo trong Ban giám hiệu, Tổ trưởng chuyên môn và 18 giáo viên được tuyển chọn tham gia lớp học.
Khóa học do Tiến sĩ Nguyễn Văn Hữu - Chuyên gia giáo dục và đào tạo phối hợp với Khoa Tâm lý - Giáo dục trường Đại học Sư phạm Huế tổ nhằm mục đích nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trong trường Đakrông.
Các học viên của khóa học được đào tạo hoàn toàn miễn phí.
Mục tiêu khóa học sẽ góp phần đáp ứng chuẩn nghề nghiệp giáo viên, yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới.
Đồng thời, tạo cơ hội giao lưu học hỏi kinh nghiệm dạy học giữa giáo viên trong nhà trường với giáo viên cốt cán các trường trung học phổ thông ở Thừa Thiên Huế, Đồng Tháp và thành phố Hồ Chí Minh.
Đây cũng là lý do thầy Lê Chí Thông đã tìm đến và kết nối với các chuyên gia giáo dục.
Cũng theo thông tin từ thầy Hiệu trưởng Lê Chí Thông, khóa học diễn ra trong 12 tháng với 12 chủ đề rất thiết thực, cần thiết cho việc nâng cao năng lực cho giáo viên theo yêu cầu của tình hình mới.
Các học viên tham gia khóa đào tạo online Nâng cao năng lực giáo viên hiện đại. Ảnh: Trường Đakrông
Cụ thể các năng lực bao gồm:
Bốn trụ cột giáo dục UNESCO; Kỹ năng quản lý thời gian; Tốc độ của niềm tin; Đắc nhân tâm; Trí tuệ cảm xúc
Bảy thói quen thành đạt; Chỉ số vượt khó AQ; Ứng dụng NLP (Lập trình ngôn ngữ tư duy) trong dạy học; Phương pháp dạy học tích cực, hoạt động trải nghiệm, dạy học tích hợp; Ứng dụng Công nghệ thông tin và mạng xã hội trong dạy học
Kỹ năng động viên và truyền cảm hứng cho học sinh. Học viên sẽ tham gia học tập bằng hình thức kết hợp giữa học online và offline.
Theo chương trình giảng dạy, hàng tháng, học viên sẽ học tập lý thuyết một chủ đề trong thời gian một ngày, thời gian còn lại của tháng, các học viên sẽ thực hành, ứng dụng lý thuyết đã học vào thực tiễn công tác dạy học của mình.
Từ đó, học viên tự đúc rút và chia sẻ với các đồng nghiệp trong lớp học về sự thay đổi của mình trong từng chủ đề học tập.
Ngoài ra, hàng ngày các học viên cũng được yêu cầu tự rèn luyện sức khỏe bằng hình thức chạy hoặc đi bộ tối thiểu 5km và mỗi tháng sẽ đọc một cuốn sách liên quan đến các chủ đề học tập.
Những hoạt động này nhằm giúp giáo viên phát triển cả trí tuệ lẫn thể chất.
Được biết, các khóa học Nâng cao năng lực giáo viên hiện đại đã được thực hiện thành công tại khá nhiều trường Trung học phổ thông ở một số các tỉnh như Đồng Tháp, Thành phố Hồ Chí Minh...
Được biết, dù là trường vùng khó nhưng trường Trung học phổ thông Đakrông là trường học đầu tiên trên địa bàn tỉnh Quảng Trị tham gia.
Thầy Lê Chí thông cũng cho biết nhà trường sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất về thời gian, hỗ trợ kinh phí, tài liệu để các giáo viên tham gia đạt kết quả cao nhất tại khóa học này.
Trần Phương
Khu vực tuyển sinh của các trường Quân đội như thế nào? Khu vực tuyển sinh của các trường Quân đội như thế nào? Có chia miền Nam - Bắc không? Ảnh minh họa. Trả lời: Có 16/18 trường Quân đội tuyển thí sinh trong cả nước (trừ Trường Sĩ quan Lục quân 1 và Trường Sĩ quan Lục quân 2). - Trường Sĩ quan Lục quân 1: Tuyển thí sinh từ tỉnh Quảng Bình...