Năm mới bất kể thu nhập của bạn là bao nhiêu thì cũng hãy rèn luyện thói quen tiết kiệm vì 3 lý do này
Tiết kiệm không chỉ có lợi cho cuộc sống của bạn mà còn giúp bạn tự tin hơn.
Tiền bạc là niềm tin của con người, không có tiền thì khó mà sống được. Kiếm tiền không phải là mục tiêu duy nhất trong cuộc sống, nhưng chắc chắn là mục tiêu quan trọng nhất. Tất nhiên, bạn phải tiết kiệm tiền trong khi kiếm tiền, nếu không, dù bạn kiếm được bao nhiêu cũng sẽ “bốc hơi” trong một sớm một chiều.
Cái gọi là “ tự do tài chính” thực ra có nghĩa là bạn có tiền tiết kiệm trong tay và sống cuộc sống của mình không phải lo lắng về vật chất. Nếu bạn đang thiếu tiền trong tay, cuộc sống eo hẹp, bạn còn run sợ khi một ngày sẽ lâm bệnh, mất việc,…
Vì thế, bất kể thu nhập của bạn là bao nhiêu đều phải hình thành thói quen tiết kiệm tiền. Bởi những người tiết kiệm tiền thực sự khác với những người không.
1. Những người có tiền tiết kiệm sống tự tin hơn
Hai mươi năm trước, những ngôi nhà thường không đắt lắm, chỉ khoảng 20.000 tệ (71 triệu). Nhưng lúc đó mọi người trong gia đình tôi đều không có tiền mua nhà, cộng toàn bộ số tiền trong tài khoản tiết kiệm cũng chỉ được 10.000 tệ (35,5 triệu).
Sau đó chị cả của gia đình tôi đi làm ra ngoài làm việc, mỗi tháng kiếm được hơn 700 tệ (2,5 triệu). Đi làm được 4-5 năm thì Tết Nguyên đán đó chị nói với gia đình: “Em mua được nhà rồi, mọi người có thể sang nhà mới của em”. Khi cả nhà lên thành phố làm việc có thể có nơi ăn chốn ở đàng hoàng.
Nhiều công nhân nhập cư làm việc cật lực trong nhà máy nhưng vẫn không mua được nhà. Chị cả tôi đã làm như thế nào? Hóa ra cô ấy thực sự là một người sống “tối giản”. Chi phí sinh hoạt hàng tháng kiểm soát vào khoảng 100 tệ (355k), các bữa ăn và chỗ ở được nhà máy cung cấp miễn phí.
Mỗi năm chị của tôi chỉ đi mua sắm một lần và về quê một lần. Trong dịp Tết, chị ấy chỉ mua một bộ quần áo tươm tất, nhưng hỏi mấy cửa hàng thì thấy đắt quá nên không mua. Chị ấy nói: “Sau Tết Nguyên đán, bộ quần áo tương tự có thể rẻ hơn nhiều, lúc đó sẽ mua”.
Còn mẹ tôi thì đi khắp cả xóm và nói: “Gia đình chúng tôi mua một căn nhà ở thị trấn. Chính con gái lớn của tôi đã mua nó”. Câu nói của mẹ tôi khiến cả xóm phải ghen tị.
Từ câu chuyện của chị gái tôi để bạn biết rằng: Khi một người có tiền gửi tiết kiệm hay một tài sản cố định, bạn sẽ cảm thấy cuộc sống của mình không còn quá khó khăn. Dù công việc có mệt mỏi đến mấy bạn cũng cảm thấy “xứng đáng” vì đã thấy được thành quả phấn đấu của mình. Khi bạn không còn một xu dính túi, bạn sẽ thấy rằng dù bạn có chăm chỉ đến đâu thì cũng vô ích.
2. Không có tiền thì khó làm được việc gì
Video đang HOT
Một người bị bệnh, hoặc một thành viên trong gia đình bị ốm và điều này có thể ập đến bất cứ lúc nào, Điều đầu tiên bạn sẽ nghĩ đến là “tiền”. Lúc này có tiền gửi có nghĩa là có hy vọng vào cuộc sống.
Nếu bạn nghèo suốt thời gian qua, bạn sẽ rất khó để vay tiền. Những người khác sợ rằng bạn không đủ khả năng trả họ trong tương lai, và lo lắng rằng bệnh của bạn rất nghiêm trọng. Vì thế họ lựa chọn không cho bạn vay tiền.
Anh họ tôi bị bệnh nặng vào năm ngoái phải nhập viện ở một bệnh viện lớn của thành phố. Bác sĩ nói: “Trả trước 50.000 tệ (177 triệu) tiền viện phí”. Người chị họ tôi đột nhiên ngồi sụp xuống đất, hai chân yếu ớt vì sợ hãi. Chị ấy thực sự không có tiền tiết kiệm. Người chị họ này vội vàng gọi điện cho hai người con trai, mong rằng họ sẽ tìm được cách nhưng đều không đủ.
Anh họ tôi phải đi vay mượn tiền của người thân, bạn bè, khi gọi điện thì anh đã khóc. Một người đàn ông đã gần 60 tuổi lần đầu tiên trong đời ngượng ngùng, “mất mặt” đến như vậy.
Khi ốm đau bệnh tật không vay được tiền vì không ai thực sự thông cảm cho bạn. Việc người khác giúp đỡ bạn là vì bạn may mắn gặp người có lòng tốt. Đừng nghĩ rằng người thân hay bạn bè có nghĩa vụ phải giúp đỡ bạn. Thay vì dựa dẫm vào người khác, bạn nên làm việc chăm chỉ để kiếm tiền và tiết kiệm.
Hãy cố gắng bỏ tiền vào quỹ khẩn cấp để phòng trừ rủi ro. Bởi tai nạn, ốm đau bệnh tật có thể ập đến bất cứ lúc nào. Và có tiền thì bạn mới có sự an tâm.
3. Trên thực tế, tiêu dùng nhiều là không cần thiết và sẽ chỉ khiến bạn bị mắc nợ
Nghĩ lại, tiền của bạn đã đi đâu trong suốt những năm qua? Tuổi trẻ thích mua sắm, tiêu hết cho bản thân, tiêu trước thì trả từ từ, không trả được thì xin tiền bố mẹ.
Nhưng lợi ích của chi tiêu nhiều hơn thu nhập là gì? Trong khi những gì bạn vay hôm nay sẽ được nhân đôi vào ngày mai. Bạn tiêu tiền như nước nhưng sau đó lại phải trả gốc và lãi thì vô hình trung, bạn trở thành “kẻ bần cùng”, còn đang tạo ra của cải cho người khác.
Ngoài ra, bạn còn hình thành thói quen “so đo”. Ví dụ, một đồng nghiệp mua chiếc ô tô mới, bạn đột nhiên cảm thấy rất thất vọng. Sau vài ngày, bạn mua một chiếc ô tô đắt hơn xe của đồng nghiệp và bạn cảm thấy như vậy là rất có “mặt mũi”. Nhưng khi bạn mua xe bằng việc thế chấp hoặc vay tiền. Bạn đang phải chịu nhiều áp lực trả nợ.
Một người thực sự giàu có, làm việc chăm chỉ để kiếm tiền nhưng cũng cần chăm chỉ tiết kiệm tiền, từ bỏ sự so sánh, từ bỏ giao tiếp xã hội vô bổ và ngừng mù quáng. Lối sống giản dị, siêng năng, tiết kiệm có thể giúp bạn không cần phải làm việc cực nhọc để kiếm tiền. Nếu bạn không tiết kiệm thì bạn kiếm được bao nhiêu tiền cũng vô ích.
Thử thách "7 ngày tiết kiệm" đơn giản mà hiệu quả, ai cũng làm được
Trong thử thách này, mỗi ngày sẽ tương ứng với một nhiệm vụ đơn giản mà bạn thường có thể hoàn thành trong vòng chưa đầy một giờ, thường là chỉ trong vài phút. Bạn sẽ phải bất ngờ bởi hiệu quả thu được từ thử thách này.
Bạn có bao giờ tự hỏi tiền của mình đã đi đâu hay làm thế nào bạn có thể tiêu nhiều tiền như vậy dù bạn thấy bản thân không phải người tiêu xài hoang phí?
Các thế hệ trước chúng ta thường sau mỗi kỳ nhận lương sẽ mang tiền đến ngân hàng gửi tiết kiệm và để lại một phần bằng tiền mặt để trang trải sinh hoạt. Nếu tiêu hết số tiền này trước khi đến kỳ lấy lương tiếp theo, họ có thể nhận ra rõ ràng rằng mình đã tiêu quá nhiều tiền, cần thay đổi ngay cách chi tiêu.
Và rồi ngày nay, khi công nghệ ngày càng phát triển, chúng ta nhận lương qua tài khoản ngân hàng và nhét đầy trong ví là những tấm thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng. Những tờ tiền hay đồng xu trở nên ít thân quen hơn. Không thể phủ nhận những lợi ích của việc chi tiêu không tiền mặt song nó lại khiến bạn quá dễ dàng để phá vỡ ngân sách, chi tiêu mất kiểm soát.
Khi không chi tiêu bằng tiền mặt, không nhìn thấy rõ tiền của mình đang cạn kiệt dần, chúng ta sẽ khó có thể nhận ra số tiền mình đang chi tiêu. Tất nhiên, có người vẫn hàng ngày đăng nhập và xem mình đang có bao nhiêu trong tài khoản ngân hàng song đa phần chúng ta không làm vậy. Cuối cùng, khi bỗng một ngày nhìn đến số dư, bạn hụt hẫng khi biết sự thật về những gì mình đang có. "Không thể nào!", bạn thốt lên đầy ngao ngán.
Nếu điều này đang diễn ra thường xuyên trong cuộc sống của bạn, thử thách 7 ngày tiết kiệm này có thể giúp bạn đi đúng hướng.
Trong thử thách này, mỗi ngày sẽ tương ứng với một nhiệm vụ đơn giản mà bạn thường có thể hoàn thành trong vòng chưa đầy một giờ, thường là chỉ trong vài phút. Các nhiệm vụ này chính là các thành phần cơ bản để có được tài chính thành công. Bạn sẽ phải bất ngờ bởi hiệu quả thu được từ thử thách này.
Cũng giống như một chế độ ăn kiêng, bạn không thể mong đợi mình sẽ giảm 30 cân trong một đêm và bạn không thể mong đợi để giải quyết thói quen chi tiêu bất cập nhiều năm qua chỉ trong một tuần. Nhưng nếu thử thách này khiến bạn phải lăn tăn hơn trước khi chi chỉ 20 nghìn đồng, 50 nghìn đồng cho thứ bạn thực sự không cần thì bạn đang thực sự tiến bộ. Những người có quyết tâm sẽ thay đổi được tình hình, không còn cuộc sống khó khăn như trước.
Hãy dành thời gian cho 7 ngày tới để tham gia thử thách này nhằm hướng đến con đường tự do tài chính.
Ngày 1: Viết bản cam kết và sắp xếp các hóa đơn
Bạn có cam kết rằng mình sẽ không vướng vào nợ nần không? Hãy viết ra những câu cam kết để có động lực hơn trong suốt hành trình tự do tài chính của mình. Cam kết đó có thể ngắn hay dài là tuỳ thuộc vào bạn.
Ví dụ: Cam kết của bạn có thể là: "Tôi sẽ dành 30 phút sau mỗi lần nhận lương để xem xét tình hình tài chính của mình" hoặc "Tôi cam kết tuần này sẽ tự pha đồ uống mỗi ngày và gửi tiết kiệm ngay khi có thu nhập phát sinh".
Ngày 2: Cộng tất cả các khoản thu nhập và chi phí
Với ngày thứ 2 trong thử thách, bạn cần thống kê về các chi tiêu của mình. Hãy đơn giản là vẽ vẽ một đường thẳng để phân trang giấy của bạn làm 2 phần. Ở phía bên trái, bạn sẽ ghi tất cả các chi phí của bạn và ở bên phải là phần dành cho thu nhập. Giờ thì bạn đã có cái nhìn bao quát hơn về cách chi tiêu của mình, về đường đi lối lại của những đồng tiền.
Ngày 3: Tìm cách ngừng chi tiêu cho những thứ xa xỉ không cần thiết
Chính xác thì những thứ xa xỉ ở đây là gì? Đừng nghĩ rằng chúng phải đao to búa lớn là những chiếc túi xách hay đồng hồ có giá cả chục triệu đồng, đó đơn giản là những thứ mà bạn không thực sự cần thiết nhưng vẫn chi cả tá tiền mỗi tháng.
Bạn có thực sự cần mua một cốc cà phê đắt đỏ mỗi sáng không? Bạn có mặc hết số quần áo đang có trong tủ không? Số son bạn sưu tập liệu có phải quá nhiều và gây tốn kém? Hãy nghĩ về những thứ không cần thiết đối với bản thân và cam kết không chi tiêu quá nhiều tiền cho những món đồ đó.
Ngày 4: Trả hết nợ bằng số tiền hiện có
Thay vì chi tiêu thêm bất kỳ khoản tiền nào, hãy trả hết nợ nhanh hơn dự kiến. Nếu bạn đang nợ thẻ tín dụng 1 triệu đồng, hãy tìm cách dừng lại các khoản chi để ưu tiên cho việc trả hết nợ trước.
Ngày 5: Giảm quy mô
Hãy tiến hành rà soát và chủ động liên lạc với các công ty truyền hình cáp, điện thoại di động và bảo hiểm của bạn để nhận được sự tư vấn về các gói phù hợp hơn. Sự thật là rất nhiều người chúng ta đang lãng phí tiền mà không hay biết.
Bạn dành bao nhiêu thời gian mỗi ngày để xem tivi? Bạn có xem hết các kênh trong gói cước mình sử dụng không?
Bạn có biết mình đang sử dụng những dịch vụ, gói cước điện thoại di động nào không? Bạn sử dụng hết mức tối đa chứ?
Gói bảo hiểm bạn đang tham gia có phù hợp với tình hình của bạn không? Liệu có sự điều chỉnh nào để giúp bạn tiết kiệm?
Chỉ đơn giản bằng cách chuyển sang gói phù hợp hơn với tình hình thực tế, bạn đã tiết kiệm được khoản tiền lớn mà không làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của mình.
Bạn cũng có thể cân nhắc đến việc giảm quy mô của căn nhà đang ở như chuyển sang nơi khác có giá cả thấp hơn hoặc chuyển sang nơi có diện tích nhỏ hơn. Tất cả những thay đổi này đều sẽ giúp bạn tiết kiệm về lâu về dài.
Ngày 6: Bán đi những thứ không sử dụng
Chỉ cần bỏ ra một chút thời gian để kiểm kê mọi thứ trong nhà, bạn sẽ nhận ra rất nhiều tiền của mình đang bị hoang phí. Hãy bắt đầu với tủ quần áo của bạn, sau đó là nhà kho và các phòng khác trong nhà để soạn ra những thứ bạn không dùng đến hoặc không còn nhu cầu dùng nữa.
Sự thật là chúng ta ai cũng có những thứ quần áo không mặc đến ở trong tủ cũng như những thứ trông hay hay mà không để làm gì ở trong nhà. Thay vì để chúng trong xó rồi bị lãng quên, hãy đem chúng rao bán trên những nơi chuyên rao bán đồ cũ hoặc mở buổi trao đổi đồ với bạn bè, đồng nghiệp, người thân. Cũ người mới ta. Bạn sẽ nhanh chóng có được một khoản tiền gửi tiết kiệm hoặc nhận về những món đồ hữu ích hơn mà không phải chi một đồng.
Ngày 7: Xác định số tiền bạn muốn tiết kiệm mỗi tháng
Hãy xem khoản tiết kiệm của bạn như một hóa đơn phải "thanh toán" hàng tháng thay vì lối tư duy tiêu còn bao nhiêu thì gửi tiết kiệm. Hàng tháng, hãy gửi tiền vào tài khoản tiết kiệm đều đặn như trả chi phí vậy, bất kể con số đó nhiều hay ít. Ngay chỉ với 200 nghìn đồng tiết kiệm mỗi tuần, bạn đã tiết kiệm được 10,4 triệu đồng mỗi năm.
Tiết kiệm không khó như bạn nghĩ phải không? Chỉ với một chút thời gian mỗi ngày, bạn đang mở đường cho mình đến gần hơn với mục tiêu tài chính.
Bật mí cách giúp bạn thoát khỏi tình trạng túng thiếu kể cả khi thu nhập không ổn định Nếu thu nhập vẫn còn bấp bênh thì đây là cách quản lý tài chính tốt nhất. Nếu bạn đang làm nghề tự do, điều hành một doanh nghiệp nhỏ hoặc làm dịch vụ để kiếm sống, thu nhập của bạn có thể không thể đoán trước được từ năm này sang năm khác. Vì thế bạn cần quản lý và phân bổ...