Thực tế là uống rượu không những có hại cho cơ thể, mà còn khiến cho khả năng cương cứng của dương vật bị giảm đi nếu uống quá nhiều.
Trong quá trình thực hiện dự án “Phòng tránh HIV cho nam sinh viên trong các trường dạy nghề”, nhận thấy rất nhiều bạn còn hiểu lầm về các vấn đề liên quan tới sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục…, Bộ Giáo dục và đào tạo đã tập hợp lại và đưa ra lời giải đáp nhằm giúp các bạn tự kiểm nghiệm về nhận thức cũng quan điểm của mình.
Hiểu lầm 1: Uống nhiệt tình, uống say mới tỏ lòng chân thành, mới là bạn tốt với bạn bè anh em?
Sự thật là một người bạn tốt, chân thành là người luôn có mặt khi bạn cần. Người ấy có thể không quản ngại khó khăn để giúp đỡ bạn. Đó cũng là người ủng hộ các quyết định có lợi cho sức khỏe của bạn. Do vậy, nếu ai đó bảo rằng phải uống rượu nhiệt tình, uống đến say mới tỏ lòng chân thành, mới coi trọng bạn bè anh em, thì người đó chỉ có thể là “bạn rượu” chứ chưa phải là “bạn tốt”.
Trăm năm trong “cõi rượu chè”
Video đang HOT
Quần tam, tụ ngũ, bạn bè, anh em,…
Ly này ta chúc: “Khỏe thêm”
Giao thông sờ gáy, lại thêm phiền hà.
Ly này: “Đen đủi sẽ qua”
Ra đường gây gổ, về nhà nhiễu nhương.
Ly này: “Tình thương mến thương”
Lái xe vào thẳng… nhà thương “ngủ nhờ”.
Ly này nữa, đi “đèn mờ”
Bắt được “ếch nhái” (HIV, AIDS) về chờ… thăng thiên.
Ảnh: N.P
Hiểu lầm 2: Đàn ông có chút rượu sẽ tăng cường khả năng tình dục?
Không phải vậy. Khi uống rượu vào, khả năng kiềm chế sẽ giảm, nam giới có thể nghĩ về chuyện quan hệ tình dục nhiều hơn, và có khả năng sẽ có quan hệ tình dục nhiều hơn khi chưa uống rượu. Nhưng điều này không có nghĩa là khả năng tình dục của họ sẽ tăng lên. Thậm chí, nếu bạn uống quá nhiều thì khả năng cương cứng của cậu nhỏ còn giảm đi, và như thế thì dù có muốn cũng không làm được gì.
Thêm vào đó, khi uống quá nhiều, bạn có thể quên sử dụng bao cao su, hoặc sử dụng bao cao su không đúng cách khi quan hệ tình dục. Điều này sẽ dẫn đến các nguy cơ về sức khỏe cho cả bạn và bạn tình.
Hiểu lầm 3: Bia là đồ uống không có cồn, vì vậy uống bia nhiều sẽ không có hại?
Dù rượu hay bia thì đều chứa cồn, chúng chỉ khác nhau ở nồng độ mà thôi. Đối với cơ thể, cồn được xem như chất độc không hơn không kém. Khi sử dụng thức uống có cồn, rất nhiều cơ quan trong cơ thể phải làm việc cật lực để giải độc và thường là thích ứng với sự độc này. Rượu bia là kẻ nham hiểm bởi nó không làm cho người uống ngộ độc ngay tức khắc (trừ trường hợp ngộ độc nặng như kiểu uống rượu dởm chứa độc chất methanol đưa đến tử vong) mà sẽ phá hủy cơ thể người dùng một cách ngấm ngầm. Vì thế, để bảo vệ sức khỏe của mình, bạn nên hạn chế sử dụng rượu bia.
Theo VNE
Tin mới nhất
Điều ước Giáng sinh của những em bé chỉ mong sớm được về nhà, cho mẹ đỡ cực
12:43:05 21/12/2024
Vẫn phải ngồi trên xe lăn nhờ mẹ đẩy, chiều 20/12, cô bé N.T.N.Y (10 tuổi, ở Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) háo hức được xuống đón Giáng sinh sớm cùng nhiều bệnh nhi đang điều trị ở Bệnh viện Nhi Trung ương.
Nhiều bệnh nhân ung thư sống thêm 10-20 năm
12:39:12 21/12/2024
Ung thư là bệnh lý ác tính nhưng cơ hội điều trị khỏi, kéo dài thời gian sống phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có giai đoạn bệnh.
Ba không trước khi massage
12:32:20 21/12/2024
Massage thúc đẩy tuần hoàn, đẩy dịch của cơ thể đi khắp nơi, đào thải lượng chất lỏng dư thừa nhanh hơn. Bạn sẽ ở trong trạng thái thư giãn sâu, hạ huyết áp, giảm mức độ hormone gây căng thẳng, tăng các hormone hưng phấn.
Lợi ích khó ngờ từ việc điều chỉnh kiểu đi bộ khác thông thường
12:30:29 21/12/2024
Chỉ với 10 phút đi bộ mỗi ngày với một số thay đổi, bạn sẽ có thêm nhiều lợi ích sức khỏe, giúp giảm nguy cơ mắc một số bệnh về tim mạch, đột quỵ và ung thư.
Cà phê có thực sự tốt cho sức khỏe tim mạch?
12:20:34 21/12/2024
Cà phê lâu nay được cho là có tác dụng giảm mệt mỏi, tăng tỉnh táo và giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Sự thật có phải vậy?
Hiểm họa từ đốt than sưởi ấm: Người dân cần lưu ý gì?
12:09:34 21/12/2024
Người dân được khuyến nghị tránh đốt than trong phòng kín, ưu tiên các phương pháp sưởi an toàn như máy sưởi điện và nâng cao nhận thức để bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
Tăng mạnh tỷ lệ mắc căn bệnh "thời đại số", ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng
22:15:15 20/12/2024
Chỉ trong 1 năm, các cơ sở y tế lớn như Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM, Bệnh viện Chợ Rẫy đã tiếp nhận hơn 15.000 ca điều trị liên quan đến căn bệnh này.
Bệnh nhân 15 tuổi dập nát một bàn tay do chơi pháo tự chế
21:05:55 20/12/2024
Ngày 20/12, Bệnh viện chuyên khoa Sản - Nhi tỉnh Sóc Trăng đã tiếp nhận bệnh nhân P. (15 tuổi, ngụ huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng) bị dập nát bàn tay do chơi pháo tự chế.
Kinh tế Mỹ tiếp tục khởi sắc
20:37:13 20/12/2024
Cùng ngày, báo cáo của Bộ Lao động Mỹ cho biết số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp mới giảm mạnh hơn dự kiến trong tuần trước, gần như đảo ngược mức tăng của hai tuần trước đó, cho thấy thị trường lao động đang tiếp tục chậm lại.
Nam Phi ra cảnh báo về bệnh rubella sau khi ghi nhận hơn 10.000 ca mắc
20:35:36 20/12/2024
Bộ trên lưu ý mặc dù là một bệnh loại nhẹ và có thể tự khỏi ở trẻ em, song nguy cơ lây lan của rubella vẫn cao, đặc biệt là ở những người chưa được tiêm vaccine hoặc chưa từng tiếp xúc với virus gây bệnh.
Những điều nên và không nên làm khi có người bị đột quỵ
19:56:40 20/12/2024
Khi thấy người bị đột quỵ đầu tiên phải gọi cấp cứu ngay lập tức, không tự ý sơ cứu và cho uống bất cứ thuốc gì.
Gia tăng số ca đột quỵ trong mùa đông lạnh, nguyên nhân và cách phòng tránh
17:29:41 20/12/2024
Cả hai trường hợp đều là những người bệnh còn khá trẻ, không có bệnh lý nền. Tai biến xảy ra sau khi tiếp xúc với lạnh đột ngột, để lại hậu quả nặng nề và đe dọa tính mạng. Những trường hợp này có thể tránh được nếu biết cách phòng ngừa...