Nam Định: Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2020 đạt trên 99%
Tỷ lệ tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2020 của tỉnh Nam Định đạt 99,79%. Trong đó, THPT đạt 99,95% và giáo dục thường xuyên đạt 98,20%.
Tỷ lệ tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2020 của tỉnh Nam Định đạt 99,79%. Ảnh: Mai Chiến.
Theo thống kê, Nam Định là tỉnh có mức chênh lệch điểm thi và điểm học bạ trong nhóm thấp nhất toàn quốc (0,77 điểm), điều đó cho thấy kết quả kiểm tra đánh giá học sinh tại các nhà trường đúng với thực tế và đáng tin cậy.
Sở GD-ĐT Nam Định cho hay, toàn tỉnh có 280 điểm 10, đặc biệt có 1 điểm 10 môn Ngữ Văn (em Đặng Thị Hồng Trang – Trường THPT Mỹ Tho, huyện Ý Yên). Có 1 học sinh đạt điểm 10 cả 3 môn trong bài thi Khoa học xã hội (em Trần Thu Hoài – Trường THPT Mỹ Lộc, huyện Mỹ Lộc).
Số thí sinh đạt từ 27 điểm trở lên của các khối thi truyền thống có số lượng cao. Trong đó: Khối A có 309 thí sinh, khối B có 121 thí sinh, khối C có 131 thí sinh, khối D có 99 thí sinh và khối A1 có 93 thí sinh.
Video đang HOT
Ngoài ra, số thí sinh có điểm thi theo các khối thi truyền thống đạt từ 15 điểm trở lên chiếm trên 50% tổng số thí sinh dự thi.
Điểm trung bình các môn thi của Nam Định năm 2020 là 6,928; tiếp tục là đơn vị dẫn đầu toàn quốc lần thứ 5 trong 6 năm Bộ GD-ĐT tổ chức kỳ thi chung (chỉ có 1 năm xếp thứ 2). Trong đó, điểm trung bình tất cả các môn thi đều đạt từ 5,12 trở lên; cả 9 môn thi đều trong nhóm 10 tỉnh dẫn đầu toàn quốc, trong đó môn Toán, Vật lí, Hóa học xếp thứ nhất.
Được biết, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020, Nam Định có 18.695 thí sinh đăng ký dự thi, trong đó số thí sinh đang học lớp 12 và thí sinh tự do chưa tốt nghiệp các năm học trước hệ THPT là 16.528.
Số thí sinh đang học lớp 12 và thí sinh tự do chưa tốt nghiệp các năm học trước hệ giáo dục thường xuyên là 1.728, số thí sinh tự do đã tốt nghiệp các năm học trước là 439.
Một lớp có 20 học sinh đạt điểm 9 môn Ngữ văn
Lớp 12A1, trường THPT Mỹ Tho (Nam Định), có 20 học sinh đạt điểm 9 môn Ngữ văn. Em Nguyễn Thị Hương là một trong ba thủ khoa khối C (Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý) toàn quốc.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020, lớp 12A1 chuyên ban D (Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh), trường THPT Mỹ Tho, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định có 20/37 học sinh đạt trên điểm 9 môn Ngữ Văn.
Em Đặng Thị Hồng Trang là một trong hai thí sinh của cả nước đạt điểm tuyệt đối ở môn thi này.
Ngoài ra, lớp 12A1 còn có Nguyễn Thị Hương là một trong ba thủ khoa xét tuyển đại học khối C (Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý) toàn quốc. Điểm các môn thi thuộc tổ hợp xét tuyển của Hương là Ngữ văn (9,5), Lịch sử (9,75) và Địa lý (10).
Nguyễn Thị Hương (đứng thứ 6 từ phải qua) cùng bạn học trong lớp. Ảnh: NVCC.
Chia sẻ với Zing về bí quyết học khối C, Hương cho biết em có cách học riêng cho từng môn. Đối với Lịch sử, nữ sinh thường học theo lối tư duy logic để hệ thống các sự kiện.
Hương thường sử dụng các hình ảnh để liên tưởng và nhớ bài Địa lý. Môn Ngữ văn, em học ý chính của từng bài trước, sau đó đi vào nội dung cụ thể.
Năm lớp 12, Nguyễn Thị Hương đạt điểm trung bình môn Ngữ văn (9,9), Lịch sử (9,6) và Địa lý (9,7). Cả ba năm phổ thông, Hương đều đạt danh hiệu học sinh giỏi và là thành viên đội tuyển thi của trường.
Nữ sinh tâm sự học khối C để hiểu và nắm kiến thức, không phải học vẹt.
"Học các môn xã hội, làm nhiều đề sẽ giúp em tiếp cận kiến thức ở nhiều dạng câu hỏi khác nhau. Khi đã có được kiến thức nhất định, việc lập sơ đồ tư duy để củng vấn đề sẽ rất dễ dàng", Hương nói.
Cô Phạm Thị Kiều Oanh, giáo viên dạy Ngữ văn của lớp 12A1, cho rằng sự nỗ lực của học sinh là quan trọng nhất. Nữ giáo viên quan niệm dạy học là làm cho học sinh yêu thích cả giáo viên và môn học.
"Môn Ngữ văn không có công thức, giáo viên phải khơi gợi được đam mê của học trò, sau đó dạy các em trên tinh thần tôn trọng và yêu thương, cuối cùng là nỗ lực hết mình trong quá trình giảng dạy", cô Oanh nói.
Để đảm bảo học sinh nắm vững kiến thức, cô Oanh soạn giáo án theo các chuyên đề cụ thể. Sau khi học sinh hoàn thành bài tập, cô thường chấm, sửa bài liên tục và rèn cho các em những kỹ năng làm bài cần thiết.
Trong thời gian nghỉ phòng dịch Covid-19, nữ giáo viên thường xuyên đăng tải những bài viết có nội dung khích lệ tinh thần học sinh lên Facebook của lớp. Những bài viết của cô thường đề cập đến ý chí vượt lên nghịch cảnh và sự kiên trì nỗ lực tự học.
"Sứ mệnh của môn Ngữ văn là bồi dưỡng tâm hồn và hình thành nhân cách cho học sinh. Ngoài việc phát triển kỹ năng làm bài, tôi chú trọng việc bồi đắp tâm hồn cho các em. Học văn là được đắm mình trong thế giới của cái đẹp và thiện, vì vậy tôi luôn dạy học sinh là phải sống tự trọng và nhân văn", cô Oanh chia sẻ.
Môn văn chỉ có 2 điểm 10, một thí sinh ở Nam Định có bài thi dài 12 trang Hai điểm 10 môn ngữ văn kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 được Bộ GD-ĐT xác nhận là của thí sinh ở Nam Định và An Giang. Những bài thi điểm 10 đã được hội đồng chấm thi mang ra kiểm tra, thảo luận kỹ. Giám khảo chấm thi môn Ngữ văn - Ảnh: VĨNH HÀ Theo dữ liệu điểm thi của Bộ...