Nam Định: Chỉ được thu sau khi đã thỏa thuận với phụ huynh bằng văn bản
Sở GD&ĐT Nam Định vừa có hướng dẫn chi tiết các khoản thu trong các cơ sở giáo dục trực thuộc năm học 2022-2023 theo quy định.
Các em học sinh bắt đầu năm học mới 2022-2023 bằng việc lên lớp học trực tiếp thay vì trực tuyến như năm học trước.
Nguyên tắc thu đủ chi và công khai dự toán thu-chi
Theo đó, các cơ sở giáo dục cần thực hiện thu đúng; thu vừa đủ chi; chi đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả. Các khoản thu dịch vụ nào thì chi cho các hoạt động của dịch vụ đó. Không sử dụng khoản thu dịch vụ này chi cho dịch vụ khác. Trước khi thu phải có dự toán chi tiết thu, chi từng khoản; chỉ được thu sau khi đã thỏa thuận với cha mẹ học sinh bằng văn bản.
Mức thu không vượt quá mức thu tối đa quy định tại Nghị quyết số 17/2021/NQ-HĐND ngày 17/7/2021 của HĐND tỉnh Nam Định về quy định các khoản thu dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục trong các cơ sở giáo dục công lập do tỉnh Nam Định quản lý. Trước khi thực hiện thu phải báo cáo với cơ quan chủ quản trực tiếp cho ý kiến rồi mới được triển khai thực hiện.
Các khoản như trông giữ xe đạp, xe đạp điện, xe máy điện của các học sinh có xe gửi tại các trường học áp dụng theo Quyết định số 01/2017/QĐ-UBND ngày 03/01/2017 của UBND tỉnh Nam Định về việc quy định mức giá dịch vụ trông giữ xe đạp, xe máy, ô tô trên địa bàn tỉnh Nam Định. Thời gian thực hiện không quá 10 tháng trong 1 năm học.
Tiền nước uống cho học sinh các cấp học từ mầm non, tiểu học, THCS, THPT, trung tâm GDTX, trung tâm GDNN-GDTX có mức thu tối đa 10.000 đồng/học sinh/tháng, thu theo số tháng thực học, thời gian thực hiện không quá 10 tháng/năm học. Khoản thu trên chỉ được sử dụng cho việc mua nước hoặc đun nước sôi; mua bổ sung ca cốc, bình đựng nước; trường hợp có hệ thống lọc nước uống trực tiếp thì định kỳ thay lõi lọc, chi bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống; kiểm nghiệm nguồn nước…
Trường hợp tổ chức dạy thêm, học thêm các môn văn hóa do thiên tai, dịch bệnh… mà không thể dạy trực tiếp mà phải dạy trực tuyến, các cơ sở giáo dục triển khai thực hiện theo đúng các văn bản hướng dẫn của Sở GD&ĐT và nội dung Thông tư số 09/2021 của Bộ GD&ĐT Quy định về quản lý và tổ chức dạy trực tuyến trong các cơ sở giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên, thì được thu và chi như dạy trực tiếp.
Bên cạnh đó, các khoản thu dịch vụ như Chăm sóc trẻ ngày thứ bảy và trong thời gian nghỉ hè: 30.000 đồng/trẻ/ngày. Dạy kỹ năng sống trong trường mầm non và tiểu học là 4.000 đồng/học sinh/tiết với nông thôn và 5.000 đồng/học sinh/tiết với thành phố.
Dạy thêm, học thêm các môn văn hóa (kể cả dạy trực tuyến); dạy kỹ năng sống trong các trường THCS quy định: Nông thôn thu 4.000 đồng/học sinh/tiết; thành phố thu 5.000 đồng/học sinh/tiết. Với các trường THPT, trung tâm GDTX, trung tâm GDNN-GDTX thu 5.000 đồng/học sinh/tiết ở nông thôn; còn ở thành phố thu 6.000 đồng/học sinh/tiết.
Video đang HOT
Các khoản thu với cấp mầm non, tiểu học
Ảnh minh họa: Khôi Nguyên.
Khoản thu dịch vụ vệ sinh lớp học, nhà vệ sinh cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học có mức thu tối đa: 18.000 đồng/ trẻ (học sinh)/tháng, thu theo số tháng thực học, thời gian thực hiện không quá 10 tháng/năm học. Khoản thu trên được dùng để trả cho người lao động thực hiện vệ sinh phòng học, nhà vệ sinh học sinh. Gồm tiền công thuê người làm vệ sinh, công cụ, dụng cụ lao động, hóa chất.
Cơ sở giáo dục tổ chức học, nuôi ăn bán trú cho học sinh. Tiền trả công thuê người nấu ăn bán trú đối với các cấp học có mức thu tối đa: 100.000 đồng/trẻ (học sinh)/tháng. Thu theo số tháng thực tế nuôi ăn bán trú. Khoản thu trên được dùng để thuê người nấu ăn, phục vụ nuôi ăn bán trú và các khoản đóng góp bảo hiểm theo quy định của pháp luật.
Tiền quản lý, chăm sóc trẻ (học sinh) buổi trưa ăn bán trú và ngoài giờ hành chính đối với trường mầm non và tiểu học: Mức thu tối đa: 6.000 đồng/trẻ (học sinh)/ngày. Thu theo ngày thực tế nuôi ăn bán trú. Khoản thu trên được dùng để chi trả cho giáo viên trực tiếp chăm sóc, công tác quản lý buổi trưa ăn bán trú và ngoài giờ hành chính.
Tiền ăn bán trú đối với trẻ mầm non và học sinh tiểu học, các nhà trường phải xây dựng bảng thực đơn cụ thể và đảm bảo lượng chất dinh dưỡng cho từng độ tuổi, xây dựng kế hoạch thu, chi đảm bảo thu đủ chi và phải được sự thống nhất thỏa thuận tự nguyện, dân chủ và công khai giữa cơ sở giáo dục với cha mẹ học sinh để quy định mức ăn cụ thể (gồm tiền mua thực phẩm theo khẩu phần ăn, chất đốt…); thu theo ngày thực tế học sinh ăn bán trú.
Tiền đóng góp lần đầu tiên phục vụ nuôi ăn bán trú nhà trẻ, mẫu giáo và các cấp học mua mới, mua bổ sung (chăn, gối, đệm, giường, tiền mua dụng cụ nhà bếp ăn bán trú… thực hiện theo nguyên tắc thu đủ chi) do cơ sở giáo dục thỏa thuận với cha mẹ học sinh để quy định. Thực hiện theo năm học, thu thực tế theo trẻ tham gia ăn bán trú…
Các khoản dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục phát sinh khi tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục do Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT triển khai mà chưa có Nghị quyết quy định của HĐND tỉnh, nếu người học có nhu cầu trên nguyên tắc tự nguyện, thì các cơ sở giáo dục phải bàn bạc thống nhất trong cấp ủy, lãnh đạo nhà trường, Hội đồng trường và phải thỏa thuận bằng văn bản với cha mẹ học sinh, trên nguyên tắc thu đủ chi, thực hiện công khai trong cơ sở giáo dục và phải báo cáo với cơ quan chủ quản cấp trên đồng ý phê duyệt rồi mới được thực hiện.
Giải quyết tình trạng thiếu giáo viên ở Cao Bằng
Bước vào năm học 2022-2023, tình trạng thiếu giáo viên ở Cao Bằng càng trở nên trầm trọng. Thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, từ năm học này, môn tin học và tiếng Anh là môn học bắt buộc với học sinh lớp 3.
Thiếu giáo viên, trong đó, giáo viên 2 môn học tiếng Anh và tin học càng thiếu nhiều, nhiều địa phương xuất hiện tình trạng 'giật gấu, vá vai', vẫn không đủ giáo viên đứng lớp.
Năm học 2022-2023, Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở xã Phan Thanh, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng vẫn chưa có giáo viên dạy môn tin học. (Ảnh: Đội ngũ giáo viên nhà trường)
Thực tế này đòi hỏi cần có giải pháp kịp thời cả trước mắt và lâu dài để khắc phục thực trạng thiếu giáo viên tại địa phương.
Năm học 2022-2023, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng có 17 trường tiểu học và trường phổ thông cơ sở, trường bán trú có khối tiểu học, nhưng chỉ có 9 giáo viên môn tin học và tiếng Anh biên chế ở bậc tiểu học. Số giáo viên 2 môn học còn thiếu là 33 người.
Mặc dù địa phương đã kiến nghị, đề xuất tuyển giáo viên, nhưng trong năm học 2021-2022, không có giáo viên tin học và tiếng Anh nào được tuyển dụng, bổ sung, nguyên nhân do không có nguồn để tuyển dụng.
Trước thực trạng thiếu quá nhiều giáo viên đứng lớp 2 môn tiếng Anh và tin học, đồng chí Hoàng Thị Đà, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Bảo Lạc cho biết, địa phương phải áp dụng nhiều giải pháp tình thế như: điều động 13 giáo viên trung học cơ sở hỗ trợ giảng dạy tại các trường tiểu học; mỗi tuần 1 lần, dồn học sinh ở các điểm trường lẻ về trường chính, học các tiết học môn tiếng Anh và tin học; sắp xếp, giảm các điểm trường lẻ, giảm áp lực phải bố trí giáo viên đứng lớp.
Mỗi giáo viên đảm nhiệm giảng dạy ở 2 đến 3 trường, nhưng do địa bàn rộng, giao thông chưa thuận lợi, di chuyển đi lại giữa các trường học mất nhiều thời gian nên tại địa phương vẫn thiếu giáo viên đứng lớp.
Bên cạnh đó, tại địa phương cũng thiếu nhiều phòng học và trang thiết bị dạy, học môn tiếng Anh và tin học. Do đó, địa phương đang gặp rất nhiều khó khăn trong triển khai, thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới.
Sở Giáo dục và Đào tạo Cao Bằng cho biết, hiện ngành giáo dục địa phương đang thiếu 482 biên chế so với chỉ tiêu được giao. Trong đó, tỉnh thiếu 87 giáo viên tin học và 83 giáo viên tiếng Anh để đứng lớp thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới trong năm học 2022-2023.
Năm 2022, tỉnh Cao Bằng đã tổ chức thi tuyển viên chức ngành giáo dục, nhưng chỉ tiêu được giao 519 viên chức, qua thi tuyển, chỉ tuyển được 315 viên chức, hụt 204 người so với chỉ tiêu được giao, nguyên nhân do không có nguồn để tuyển dụng.
Khắc phục tình trạng thiếu giáo viên, đặc biệt là giáo viên môn tin học và tiếng Anh, Sở Giáo dục và Đào tạo Cao Bằng chỉ đạo ngành giáo dục các địa phương tăng cường giáo viên bậc trung học cơ sở hỗ trợ giảng dạy ở các trường tiểu học; bố trí giáo viên dạy liên trường và ký hợp đồng với giáo viên tin học và tiếng Anh đủ tiêu chuẩn..., nhưng đội ngũ giáo viên hiện có vẫn chưa đáp ứng đủ yêu cầu giảng dạy.
Năm học 2022-2023, Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở xã Phan Thanh, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng vẫn chưa có giáo viên dạy môn tin học.
Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Cao Bằng Vũ Văn Dương cho biết, thực trạng thiếu giáo viên nói chung và thiếu giáo viên tiếng Anh và tin học nói riêng là khó khăn, thách thức đối với ngành giáo dục địa phương.
Đặc biệt, khó khăn trong tổ chức triển khai chất lượng và hiệu quả chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Việc thiếu giáo viên dẫn tới tình trạng một số lớp học chưa bố trí được giáo viên đứng lớp, một số trường tiểu học không thể tổ chức dạy học 2 buổi/ngày, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng giáo dục.
Trước thực tế kể trên, Ủy ban nhân dân huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng kiến nghị, Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng xem xét, tăng biên chế cho ngành giáo dục huyện, bảo đảm định mức giáo viên/lớp và sớm tuyển dụng, bổ sung giáo viên bộ môn tin học và tiếng Anh cho địa phương.
Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng xem xét, cân đối, bổ sung kinh phí cho huyện Bảo Lạc xây dựng, bổ sung cơ sở vật chất và mua sắm trang thiết bị phục vụ giảng dạy bộ môn tiếng Anh và tin học.
Về phía Sở Giáo dục và Đào tạo Cao Bằng, ngành đang tham mưu và kiến nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng xem xét, trình Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành chính sách hỗ trợ kinh phí để thực hiện việc đặt hàng, đào tạo giáo viên theo địa chỉ.
Mặt khác, ngành cũng đào tạo theo nội dung của Nghị định số 116/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm trên cơ sở gắn với nhu cầu để bảo đảm đủ về cơ cấu, số lượng, chất lượng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
Sở Giáo dục và Đào tạo cũng phối hợp Sở Nội vụ Cao Bằng rà soát nhu cầu tuyển dụng viên chức ngành giáo dục, tham mưu cho Ủy ban nhân tỉnh Cao Bằng sớm tổ chức kỳ thi tuyển viên chức, tuyển dụng bổ sung giáo viên, phân bổ về các địa phương đứng lớp.
Công tác tuyển dụng bổ sung giáo viên, ký hợp đồng với giáo viên đủ tiêu chuẩn để đứng lớp, đặc biệt là giảng dạy 2 môn học tiếng Anh và tin học đang là yêu cầu cấp bách với ngành giáo dục Cao Bằng để đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông và bảo đảm từng bước nâng cao chất lượng giáo dục tại địa phương.
Rèn kỹ năng cho học sinh qua ngày hội Tết trung thu Ngày hội Tết trung thu của Trường tiểu học Vĩnh Tuy (Hai Bà Trưng, Hà Nội) đã giúp học sinh phát triển nhiều kỹ năng và phẩm chất, năng lực. Học sinh Trường tiểu học Vĩnh Tuy tham gia múa lân trong ngày hội Tết trung thu Ngày hội diễn ra ngày 9/9, thu hút hơn 2.000 học sinh, phụ huynh và giáo...