Năm 2018, tin tặc đã gây ra 116,5 triệu vụ tấn công vào thiết bị di động
Điện thoại di động hiện nay đang là mục tiêu hấp dẫn cho tin tặc, trong khi đó nhiều người dùng tại Việt Nam hay bỏ qua các biện pháp đơn giản để bảo vệ thiết bị của mình.
Điện thoại di động ngày nay đang là một nền tảng toàn cầu, vai trò của smartphone trong kinh doanh và đời sống cho người dân gia tăng nhanh chóng ở khắp nơi trên thế giới.
Những quốc gia có tỷ lệ tấn công mã độc trên thiết bị di động nhiều nhất năm 2018
Tội phạm mạng đã nhận thấy được tiềm năng từ lượng dữ liệu khổng lồ được lưu trữ trên điện thoại thông minh của người dùng, từ đó không ngừng cải thiện chiến lược phát tán phần mềm độc hại và các cách thức tấn công thiết bị mới.
Theo báo cáo về mã độc trên di động năm 2018 của Kaspersky Lab, số lượng tấn công sử dụng mã độc với thiết bị di động trong năm qua là 116,5 triệu, cao gấp đôi năm 2017 là 66,4 triệu.
Số lượng thiết bị, số lượng người dùng bị ảnh hưởng cũng tăng lên. Tuy nhiên số lượng tập tin độc hại lại giảm, điều này cho thấy chất lượng của mã độc trên thiết bị di động đã trở nên tinh vi và hoạt động mạnh mẽ hơn.
Ảnh minh họa.
Video đang HOT
Kaspersky Lab cũng cho biết, các kỹ thuật lây nhiễm mã độc phổ biến trong năm qua là tấn công chuyển hướng DNS của thiết bị. Người dùng khi bị thay đổi DNS thay vì truy cập vào trang web thật sự của tổ chức tài chính hay trang thanh toán thật sự đã bị tin tặc điều hướng đến một trang web giả, từ đó ăn cắp thông tin đăng nhập tài khoản ngân hàng.
Xu hướng tin nhắn rác cũng phát triển trong năm qua.
Đứng đầu danh sách các nước nhiễm mã độc trên thiết bị di động hiện này là Iran với 44,24% người dùng nhiễmm, tiếp sau đó là Bangladesh và Nigeria. Người dùng Việt Nam chỉ có 5,87% nhiễm mã độc.
Mặc dù con số không quá cao khi so với tỷ lệ của thế giới nhưng người dùng vẫn cần có các biện pháp bảo vệ thiết bị của mình.
Một số biện pháp được các chuyên gia bảo mật khuyến cáo đó là người dùng nên chỉ cài đặt các ứng dụng chính thức được phát hành qua kho tải ứng dụng của hệ điều hành như App Store của Apple hay CH Play của Google.
Cùng với đó là ngăn chặn việc cài đặt các ứng dụng từ các nhà cung cấp không rõ ràng. Việc cấp quyền cho ứng dụng trên thiết bị cũng cần được chú ý. Nhiều ứng dụng xin được cấp quyền xem danh bạ, điều khiển cuộc gọi, tin nhắn hay thu thập vị trí người dùng không cần thiết là kẽ hở để tin tặc xâm nhập thiết bị.
Nhiều người dùng tại Việt Nam hay bỏ qua các bản cập nhật hệ thống trên thiết bị nhưng việc cập nhật này là vô cùng cần thiết. Các bản cập nhật này sẽ vá các lỗ hổng hiện tại và giữ cho thiết bị luôn được bảo vệ.
Theo bizlive
Phát hiện chiến dịch tấn công APT vào các ngân hàng, hạ tầng quan trọng
Trong thời gian giáp Tết nguyên đán Kỷ Hợi 2019, Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT) ghi nhận chiến dịch tấn công có chủ đích (APT) của hacker với mục đích chính là đánh cắp thông tin quan trọng của ngân hàng, các tổ chức hạ tầng quan trọng quốc gia.
Chiều tối nay, ngày 31/1/2019, Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT) thuộc Bộ TT&TT đã phát lệnh điều phối hỏa tốc yêu cầu gần 200 đơn vị thành viên Mạng lưới ứng cứu sự cố quốc gia theo dõi, ngăn chặn kết nối và xóa các tập tin mã độc tấn công có chủ đích vào các tổ chức hạ tầng quan trọng quốc gia.
Danh sách 52 tên miền và địa chỉ IP của các máy chủ điều khiển mã độc C&C các đơn vị thành viên mạng lưới được đề nghị phải theo dõi và ngăn chặn kết nối.
Ông Nguyễn Khắc Lịch, Phó Giám đốc Trung tâm VNCERT cho biết, thực hiện công tác theo dõi và giám sát trên không gian mạng Việt Nam, trong thời gian giáp Tết Kỷ Hợi 2019, Trung tâm đã ghi nhận chiến dịch tấn công có chủ đích (APT) của tin tặc nhằm vào hệ thống thông tin và hạ tầng quan trọng quốc gia tại Việt Nam.
Theo phân tích của chuyên gia VNCERT, với hình thức tấn công có chủ đích này, tin tặc đã tìm hiểu kỹ về đối tượng tấn công và thực hiện các thủ thuật lừa đảo, kết hợp với các biện pháp kỹ thuật cao để qua mặt hệ thống bảo vệ an toàn thông tin của các tổ chức hạ tầng quan trọng nhằm chiếm quyền điều khiển máy tính của người dùng và thông qua đó tấn công các hệ thống máy tính nội bộ chứa thông tin quan trọng khác.
"Mục đích chính của tin tặc là đánh cắp các thông tin quan trọng của ngân hàng và các tổ chức hạ tầng quan trọng quốc gia. Với việc sử dụng các kỹ thuật cao để tấn công thì các hệ thống bảo vệ an toàn thông tin của ngân hàng hoặc các tổ chức hạ tầng quan trọng sẽ khó phát hiện kịp thời và đồng thời giúp tin tặc duy trì quyền kiểm soát hệ thống thông tin", VNCERT cho hay.
Thực hiện trách nhiệm của Cơ quan điều phối quốc gia về ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng, trong lệnh điều phối ứng cứu hỏa tốc mới phát ra, Trung tâm VNCERT yêu cầu các đơn vị thành viên Mạng lưới ứng cứu sự cố quốc gia thực hiện gấp các biện pháp theo dõi, rà soát hệ thống và xóa các thư mục, tập tin mã độc, ngăn chặn kết nối đến máy chủ điều khiển mã độc để kịp thời phát hiện và ngăn chặn cuộc tấn công có chủ đích.
VNCERT cho biết, mục đích chính của tin tặc trong chiến dịch tấn công có chủ đích APT trong thời gian sát Tết nguyên đán Kỷ Hợi 2019 là đánh cắp các thông tin quan trọng của ngân hàng và các tổ chức hạ tầng quan trọng quốc gia
Cụ thể, các đơn vị thành viên Mạng lưới ứng cứu sự cố quốc gia được VNCERT đề nghị theo dõi và ngăn chặn kết nối đến các máy chủ điều khiển mã độc C&C có các tên miền và địa chỉ IP gồm: 192.227.248.189; usfinance.club; ukfinance.online; 107.174.39.144; 184.164.139.212; shengu.tech; kalya.website; smtp3.info; urlmon.online; 107.175.94.16; zivet37.services...
Cùng với đó, Trung tâm VNCERT cũng đề nghị các đơn vị thành viên Mạng lưới ứng cứu sự cố quốc gia tiến hành rà quét hệ thống và xóa các thư mục và tập tin mã độc có kích thước tương ứng như MD5: 25376ea6ea0903084c45bf9c57bd6e4f; MD5: 1e2795f69e07e430d9e5641d3c07f41e; MD5: 3be75036010f1f2102b6ce09a9299bca; HSMBalance.exe MD5: 34404a3fb9804977c6ab86cb991fb130; HSMBalance.exe SHA-1:b345e6fae155bfaf79c67b38cf488bb17d5be56d; ICAS.ps1 MD5:b12325a1e6379b213d35def383da2986; ICAS.ps1 SHA-1: c48ff39e5efc6ca60c31200344c47b5de3b3605d; MD5: 7c651d115109fd8f35fđfc44fd24518; MD5: 8a41520c89dce75a345ab20ee352fef0...
Sau khi thực hiện theo dõi, ngăn chặn kết nối và xóa các tập tin mã độc tấn công có chủ đích vào các tổ chức hạ tầng quan trọng quốc gia, các đơn vị được yêu cầu báo cáo tình hình về Cơ quan điều phối ứng cứu sự cố quốc gia (Trung tâm VNCERT) theo email ir@vncert.gov.vn; điện thoại 0869100319 trước 12h ngày 12/2/2019.
Nhấn mạnh những mã độc được tin tặc sử dụng trong chiến dịch tấn công APT nhằm vào các hệ thống thông tin của các ngân hàng và tổ chức hạ tầng trọng yếu của Việt Nam trong thời gian giáp Tết Kỷ Hợi 2019 rất nguy hiểm, có thể đánh cắp thông tin và phá hủy hệ thống thông tin, Cơ quan điều phối quốc gia về ứng cứu sự cố yêu cầu Lãnh đạo các đơn vị thành viên Mạng lưới nghiêm túc thực hiện lệnh điều phối.
Mạng lưới ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng quốc gia hiện có gần 200 đơn vị thành viên, bao gồm các thành viên bắt buộc và các thành viên tự nguyện tham gia.
Trong đó, các thành viên bắt buộc là những đơn vị chuyên trách về ứng cứu sự cố, an toàn thông tin hoặc CNTT của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương; Sở TT&TT các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Cơ quan, đơn vị có chức năng liên quan thuộc Bộ TT&TT (Cục An toàn thông tin, Trung tâm VNCERT, Trung tâm Internet Việt Nam, Cục Bưu điện Trung ương); cơ quan, đơn vị có chức năng liên quan thuộc Bộ Công an (Cục An ninh mạng; Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao); Cơ quan, đơn vị có chức năng liên quan thuộc Bộ Quốc phòng (Cục CNTT, Ban Cơ yếu Chính phủ);
Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hạ tầng viễn thông, Internet (ISP); các tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung tâm dữ liệu, cho thuê không gian lưu trữ thông tin số; đơn vị quản lý, vận hành cơ sở dữ liệu quốc gia; đơn vị chuyên trách về an toàn thông tin, CNTT của các tổ chức ngân hàng, tài chính, kho bạc, thuế, hải quan; Các tổ chức, doanh nghiệp quản lý, vận hành các hệ thống thông tin quan trọng, các hệ thống điều khiển công nghiệp (SCADA) thuộc các lĩnh vực Năng lượng, Công nghiệp, Y tế, TN&MT, GD&ĐT, Dân cư và đô thị.
Theo thống kê của các đơn vị khối an toàn thông tin của Bộ TT&TT, trong năm ngoái, Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia thuộc Bộ đã ghi nhận 10.220 cuộc tấn công mạng vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam, bao gồm 5.932 cuộc tấn công lừa đảo (Phishing), 3.198 cuộc tấn công thay đổi giao diện (Deface) và 1.090 cuộc tấn công cài cắm mã độc (Malware). Cũng trong năm 2018, theo ghi nhận của Trung tâm, có 4.181.773 địa chỉ IP Việt Nam nằm trong các mạng máy tính ma (botnet). Đặc biệt, về tình hình an toàn, an ninh mạng tại Việt Nam trong năm 2019, khối an toàn thông tin của Bộ TT&TT đã đưa ra dự báo 5 xu hướng chính, trong đó có xu hướng tấn công mạng có chủ đích vào các cơ quan, tổ chức nhà nước nhằm lấy cắp thông tin, dữ liệu.
Theo ITC News
Cơn ác mộng từ xa: Số lượng malware mới tăng hơn 40% trong 2018 Trong số tất cả các tệp độc hại mới được phát hiện vào năm 2018, lượng backdoor tăng 44% và ransomware tăng lên 43%. Ít nhất một phần ba (30,01%) máy tính gặp phải một mối đe dọa trực tuyến trong năm 2018. Những con số này cho thấy malware nói chung, backdoors và ransomware nói riêng vẫn là rủi ro lớn cho...