Năm 2018, bệnh sốt xuất huyết giảm hơn 50% so với năm trước
Theo ông Nguyễn Đức Khoa, Phó Trưởng Phòng Kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, năm 2018, mặc dù bệnh sốt xuất huyết lưu hành toàn quốc, nhưng năm nay chúng ta đã khống chế được và đã giảm hơn 50% so với năm trước.
Ảnh minh họa.
“Tuy vậy chúng ta không được chủ quan. Ngành y tế ở tất cả các địa phương đã triển khai các hoạt động để phòng chống bệnh dịch; tuyên truyền cho người dân khi mắc bệnh nên đến cơ sở y tế sớm hơn để được tiếp nhận điều trị, tránh diễn biến nặng dẫn đến tử vong. Do được tuyên truyền trong nhiều năm nên nhận thức của người dân trong việc phòng, chống dịch bệnh đã chủ động hơn từ trong các gia đình…” – ông Khoa nói.
Cũng theo ông Khoa, bệnh sốt xuất huyết thường xuất hiện ở những khu vực đang phát triển đô thị hóa nhanh, nơi tập trung nhiều công trình xây dựng, các khu công nghiệp, có nhiều nhà trọ của học sinh, sinh viên, công nhân. Tại những khu vực này, dịch bệnh sẽ khó kiểm soát và lây lan nhanh hơn vì điều kiện sống của một số người dân khá tạm bợ và không được quan tâm về mặt vệ sinh môi trường.
Ông Khoa cho biết thêm, ngoài sốt xuất huyết, thêm 2 bệnh nữa có xu hướng bùng phát vào mùa Đông Xuân là bệnh tay chân miệng và bệnh sởi. Cả 3 bệnh này đều do virus gây nên. Tuy nhiên, riêng bệnh tay chân miệng và sởi là phát triển mạnh vào mùa Đông Xuân, bởi đây là thời điểm giao mùa, không khí lạnh thích hợp cho bệnh phát triển.
Hằng năm, bệnh tay chân miệng thường có hai đỉnh dịch là tháng 6 và tháng 11. Hiện nay Bộ Y tế đã có phác đồ để điều trị bệnh tay chân miệng và đã phổ biến đến tất cả các bệnh viện trên toàn quốc. Trong phác đồ của Bộ Y tế nêu rất rõ các phân loại bệnh nào điều trị ở tuyến nào. Ngoài ra, để tránh tình trạng quá tải bệnh viện, bệnh nhân nên theo hướng dẫn của thầy thuốc.
“Khi nghi ngờ trẻ mắc bệnh, gia đình nên đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được khám và tư vấn điều trị. Nếu bị nhẹ có thể được điều trị ngoại trú, còn những trường hợp nặng sẽ điều trị nội trú và tùy từng trường hợp phải chuyển tuyến để điều trị” – ông Khoa nhấn mạnh.
Tuy nhiên khi điều trị tại nhà, bệnh nhân cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn của thầy thuốc cũng như cần phải theo dõi sát tình hình của người bệnh. Nếu diễn biến tốt thì tái khám theo hướng dẫn của cơ sở y tế. Còn trong trường hợp thấy những biểu hiện bất thường thì phải đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị.
Video đang HOT
Đối với bệnh sởi, vừa qua các địa phương ghi nhận nhiều ca bệnh như Hà Nội, Quảng Ninh, Lào Cai, Điện Biên, Thanh Hóa… Đặc biệt, số ca phát ban tăng 10,2 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Do vậy, người dân lo ngại dịch bệnh có thể bùng phát như năm 2014 khiến hơn 100 ca tử vong.
Ông Nguyễn Đức Khoa khẳng định, Bộ Y tế không để xảy ra tình trạng như năm 2014. Rút kinh nghiệm từ dịch đó, Bộ Y tế đã có kế hoạch giám sát tình hình dịch bệnh để có ứng phó với các trường hợp xảy ra.
THẠCH HƯƠNG
Theo thegioitiepthi
Bộ Y tế họp khẩn cảnh báo 3 bệnh gặp nhiều nhất trong mùa đông xuân
Tay chân miệng, sởi, sốt xuất huyết đều đang tiếp tục gia tăng và sẽ tiếp tục kéo dài đến hết tháng 11. Bộ Y tế nhận định định mùa đông xuân năm nay đây vẫn là 3 bệnh chủ đạo, trong đó đặc biệt chú ý bệnh tay chân miệng với số ca nhiễm vi rút EV71 gia tăng, biểu hiện nặng nề hơn.
Đã dự báo trước dịch
Chiều 9/10, tại buổi gặp mặt báo chí thông tin về tình hình dịch bệnh truyền nhiễm, ông Đặng Quang Tấn, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, 9 tháng đầu năm 2018, cả nước ghi nhận hơn 61.800 trường hợp mắc tay chân miệng, ghi nhận tại 63 tỉnh, thành phố, trong đó có 29.324 trường hợp nhập viện và 6 trường hợp tử vong tại 5 tỉnh, thành phố thuộc khu vực phía Nam.
Tuy nhiên, so với cùng kỳ năm 2017, số mắc cả nước giảm 18,9%, số trường hợp nhập viện giảm 14,9%.
Đáng chú ý là bệnh có dấu hiệu gia tăng tại các tỉnh Đông Nam Bộ và một số tỉnh miền Trung, Hà Nội, như TP HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Đồng Tháp, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An, Đà Nẵng, Ninh Thuận, Quảng Ngãi, Tây Ninh và Hà Nội.
"Số mắc chủ yếu ghi nhận ở khu vực miền Nam chiếm 77,6%, miền Bắc chiếm 10,6%, miền Trung chiếm 10,1% và Tây Nguyên chiếm 1,7%. Dịch tay chân miệng năm nay có xu hướng tăng cao các ca nhiễm vi rút C4, đây là loại vi rút gây tỉ lệ mắc nặng và biến chứng cao hơn", PGS.TS Phan Trọng Lân, Viện trưởng Viện Paster TP Hồ Chí Minh cho biết.
PGS Lân cũng khẳng định, dù trong tháng 9 số ca mắc tại khu vực phía nam cao nhưng số mắc gần như tương đồng với tháng 9 các năm khác, chỉ riêng miền Đông Nam Bộ gia tăng cao. Số lượng bệnh nhân tập trung đông tại các bệnh viện tuyến cuối tại TP Hồ Chí Minh là do các địa phương chuyển về.
Viện trưởng Viện Paster cho biết thêm việc giám sát dịch bệnh ngày càng hiệu quả. Đến nay, trong 18 nghìn ca bệnh ghi nhận tại phía Nam có 6000 ca phải nhập viện, 12 nghìn ca ngoại trú. Các ca mắc biểu hiện bệnh nặng trong tháng 9/2018 là cao hơn cùng kỳ năm trước, nhưng tỉ lệ tử vong giảm đi rất nhiều.
Đến nay, 10 tỉnh có số mắc tích lũy trên 100.000 dân cao nhất nước: Đồng Nai, TP HCM, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu, Đà Nẵng, Đồng Tháp, Ninh Thuận, Long An, Tây Ninh và Quảng Ngãi. Số mắc chủ yếu ở trẻ dưới 10 tuổi (chiếm 99,5%), trong đó hay gặp ở nhóm từ 1-5 tuổi, tuổi trẻ đi nhà trẻ và mẫu giáo (chiếm 79%) và dưới 1 tuổi (chiếm 17%). Các tuýp virus chủ yếu là EV71 chiếm 21%, các EV khác là 20%, Coxsackie A10 là 6%, Coxsackie A6 là 3%, virus đường ruột khác là 4%. EV71 là chủng dễ gây biến chứng nặng và gây tử vong, đặc biệt ở trẻ dưới 5 tuổi. Hiện chưa có sự thay đổi về kiểu gen của virus gây bệnh tay chân miệng ở Việt Nam.
"Tay chân miệng kéo dài từ tháng 9 - 11, dịch sẽ tăng tiếp tục tăng nhưng tôi cho rằng không bùng phát như năm 2011- 2011, nhất là không tử vong nhiều như thế (100 trường hợp), nhưng phải làm quyết liệt", PGS Trần Đắc Phu nhận định.
Trong khi đó, hiện dịch sốt xuất huyết (SXH) đang lưu hành ở hầu hết các tỉnh thành phố, tập trung chủ yếu tại các tỉnh miền Nam và miền Trung. So với cùng kỳ 2017, số mắc cả nước giảm hơn 50%, số tử vong giảm 22 trường hợp nhưng 9 tháng đầu năm 2018, cả nước ghi nhận 67.414 trường hợp mắc tại 62/63 tỉnh, thành phố, trong đó có 11 trường hợp tử vong tại Bình Dương, Đồng Nai, Bình Phước, Cà Mau, Khánh Hòa, An Giang, Bình Định, Trà Vinh và TP HCM.
Kết quả xét nghiệm cho thấy xuất hiện cả 4 tuýp virus lưu hành với tỉ lệ 32,4% D1, 46,6% D2, 0,2% D3, 20,8% D4. Bộ Y tế nhận định dịch SXH có thể kéo dài đến hết tháng 11.
"Kịch bản" sởi có thể quay lại như năm 2014
PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho biết các dịch bệnh đến thời điểm này không diễn biến bất thường mà đều được dự báo, như dịch tay chân miệng bắt đầu gia tăng vào thời điểm tựu trường; sốt xuất huyết tăng vào mùa mưa và dịch sởi sau chu kỳ 4 năm (sau dịch sởi năm 2014).
Sởi cũng không có như 2014 - 2015 vì chúng ta cũng đã có kinh nghiệm, bài học.Tuy nhiên, ông cũng bày tỏ lo ngại "kịch bản" sởi có thể quay lại năm 2014 nếu không quyết liệt trong công tác tiêm chủng.
"Tại nhiều nước trên thế giới, dịch sởi quay lại đều rơi vào nhóm đối tượng không tiêm chủng. Việt Nam cũng vậy, không quyết liệt dịch sẽ quay trở lại, nặng nề như năm 2014. Bởi dù số lượng tiêm vắc xin sởi đạt đến 90%, chỉ 10% còn sót không tiêm chủng, tích lũy trong 4- 5 năm số trẻ không được tiêm đã gần bằng số trẻ sinh ra trong một năm và đây chính là yếu tố khiến sởi xảy ra", PGS Phu giải thích.
Vì thế, Bộ Y tế đã có chỉ đạo tiêm chiến dịch sởi trong tháng 12 và quý 1 năm 2019. "Mục tiêu làm sao tuyên truyền để những trẻ trước chưa được tiêm, chưa từng tiêm giờ phải đi tiêm phòng. Nếu làm không tốt, số trẻ này vẫn sót lại, nguy cơ dịch sởi xảy ra vẫn rất lớn", PGS Phu nói.
Bệnh sởi cũng đang diễn biến phức tạp không riêng miền Bắc mà cũng ghi nhận các ca mắc sởi ở miền Nam. Từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận gần 3.000 trường hợp sốt phát ban tại 51 tỉnh, thành phố, trong đó 1.093 trường hợp mắc sởi dương tính tại 40 tỉnh, thành phố, 1 trường hợp tử vong tại Hưng Yên. So với cùng kỳ năm 2017, số mắc sốt phát ban tăng 10,2 lần. Các ca mắc sởi lẻ tẻ, tản phát, không thành ổ dịch lớn.
Độ tuổi mắc chủ yếu ở nhóm trẻ dưới 9 tháng tuổi có 628 trường hợp mắc (chiếm 21,4%) và 1-4 tuổi có 1.106 trường hợp (37,8%). Có 399 trường hợp đã được tiêm chủng (chiếm 13,6%), còn lại phần lớn là các trường hợp không được tiêm chủng (1.302 trường hợp, chiếm 44,5%) và không rõ tiền sử tiêm chủng (1.227 trường hợp, chiếm 41,9%).
Hồng Hải
Theo Dân trí
Bộ trưởng Y tế chỉ trích truyền thông phòng chống dịch sai "Mấy hôm nay chúng tôi rất bức xúc về phương thức tiếp truyền kiến thức phòng bệnh cho người dân". Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho rằng các báo đài đang tập trung vào phản ánh dịch bệnh tại bệnh viện khiến người dân hoang mang mà quên truyền thông phòng bệnh. Mở đầu nội dung phát biểu tại buổi...