Na Uy nói không với NATO : Chiều lòng Nga?
Chính phủ Na Uy đã quyết định không tham gia vào chương trình lá chắn tên lửa của NATO.
Theo Sputnik ngày 8/10, Chính phủ Na Uy đã quyết định không tham gia lá chắn tên lửa của NATO. Quyết định này được cho là có liên quan đến việc làm hạ nhiệt căng thẳng giữa Na Uy và Nga.
Thông qua đánh giá chính sách an ninh, chính phủ đã quyết định rằng, Na Uy sẽ không mua các cảm biến hoặc tên lửa đánh chặn để có thể trở thành một phần của hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo của NATO.
Quân đội Na Uy.
Chuyên gia nghiên cứu Nga, Russina, Viện Ngoại giao Na Uy (NUPI), bà Julie Wilhelmsen cho rằng, quyết định của Na Uy làm giảm căng thẳng đang leo thang giữa Nga và nước này.
Một tài liệu quốc phòng bí mật của Na Uy từ năm 2017 đã trích dẫn lời đe dọa của người Hồi giáo (đến từ Nga) và đó là lý do tại sao Na Uy nên tham gia vào hệ thống phòng thủ tên lửa của NATO. Tài liệu này cũng liệt kê những thiếu sót của hệ thống phòng không Na Uy.
Mới đây, ngân sách quốc phòng của Na Uy đã tăng lên 1,8% GDP, tiệm cận với mục tiêu của NATO là 2%. Tuy nhiên, trong 6 tháng đầu năm 2019, Na Uy đã rớt xuống vị trí thứ 13 trong chi tiêu quốc phòng của NATO (năm 2017 Na Uy đứng vị trí thứ 10).
Video đang HOT
Trong một thập kỷ vừa qua, kế hoạch xây dựng lá chắn tên lửa của Mỹ ở châu Âu là một trong những vấn đề gây chia rẽ mối quan hệ giữa NATO và Nga.
Trong khi các quan chức NATO khẳng định rằng, hệ thống phòng thủ tên lửa không nhằm vào Nga, song Moscow cho rằng, lá chắn tên lửa mà NATO xây dựng đe dọa đến sự cân bằng giữa các cường quốc hạt nhân, khởi đầu cho cuộc chạy đua vũ trang mới.
Giới quan sát cho rằng, mặc dù Na Uy bắt đầu có xu hướng trung lập trong mối quan hệ với Nga song trước sức ép của NATO và Mỹ, Oslo sẽ khó có thể ngừng đối đầu với Moscow.
Mỹ đã mở rộng đáng kể sự hiện diện quân sự ở Đông và Bắc Âu kể từ năm 2014. Lầu Năm Góc đã triển khai hơn 300 lính thủy đánh bộ đến Vaernes, miền trung Na Uy vào năm 2017, bổ sung thêm 400 binh sĩ tại Setermoen, miền bắc Na Uy, cách biên giới Nga chưa đầy 100 km, vào cuối năm 2018.
Mùa xuân năm 2018, Hải quân Hoa Kỳ đã tái lập Hạm đội 2, lực lượng thời Chiến tranh Lạnh được triển khai tại các khu vực Bắc Đại Tây Dương và Bắc Cực.
Tháng 11/2018, Mỹ và các đồng minh NATO đã triển khai hàng chục nghìn binh sĩ, hàng chục tàu và hàng ngàn thiết bị quân sự cho cuộc tập trận Trident Joped-18, cuộc tập trận quân sự lớn nhất của họ trong nhiều thập kỷ.
Trước tình hình đó, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu nói rằng: “Hoạt động quân sự của NATO gần biên giới của chúng tôi đã đạt đến mức độ chưa từng thấy kể từ sau Chiến tranh Lạnh”.
Theo ông Shoigu, liên minh NATO đã trắng trợn sử dụng cái gọi là “Mối đe dọa Nga” để biện minh cho hành động gây căng thẳng của mình.
Trung Thành
Theo baodatviet
Nga điều đội quân cá voi ra chặn, gây hấn ngư dân đến từ NATO?
Các ngư dân Na Uy và các nhà khoa học nói cá voi trắng Beluga có những hành động gây hấn mỗi khi các tàu của họ tiến vào khu vực Bắc cực.
Cá voi Beluga gắn thiết bị Nga mà ngư dân Na Uy nhìn thấy.
Theo CBS News, hành động bất thường của cá voi Beluga có thể là do quân đội Nga huấn luyện. Nga nổi tiếng bởi việc huấn luyện sinh vật biển có vú cho các hoạt động ở Bắc cực. Moscow cũng có một căn cứ quân sự nằm không xa so với Na Uy, quốc gia thành viên NATO.
Theo báo Anh Guardian, Na Uy đã phát hiện hành động bất thường của cá voi Beluga từ tuần trước. Đoạn video đăng tải trên truyền thông địa phương cho thấy con cá voi Beluga bơi cạnh một tàu đánh cá và không ngừng có hành động húc vào tàu.
"Chúng tôi đang chuẩn bị thả lưới thì thấy con cá voi bơi đến", ngư dân Na Uy Joar Hesten. "Nó bơi đến gần tàu và có hành động như muốn xua đuổi chúng tôi".
Bên cạnh đó, các ngư dân và nhà khoa học Na Uy còn phát hiện có thiết bị Nga gắn trên cơ thể cá voi, có thể là camera. Một đoạn dây còn có dòng chữ "Thiết bị của St. Petersburg".
"Nếu con cá voi này đến từ Nga thì rất có thể nó đã được hải quân Nga huấn luyện", Martin Biuw, nhà nghiên cứu ở Na Uy, nói.
Con cá voi không ngừng có hành động húc vào tàu đánh cá.
"Chúng tôi biết Nga nuôi một số lượng lớn cá voi và một số con có thể đã được thả về môi trường tự nhiên", chuyên gia Audun Rikardsen, nói. "Không còn nghi ngờ gì khi nó liên tục xua đuổi các tàu Na Uy".
Rikardsen nói rằng mình đã trò chuyện với các nhà khoa học Nga và họ nói không biết về vấn đề này. "Họ nói rằng con cá voi có thể được quân đội Nga ở Murmansk huấn luyện".
Từ thời Liên Xô, Nga từng huấn luyện hải cẩu, cá heo và các loài động vật có vú khác cho mục đích quân sự.
Không rõ hiện nay dự án bị đình chỉ hoàn toàn hay đã chuyển sang hình thức khác. Năm 2017, kênh truyền hình Zvezda của Bộ Quốc phòng Nga, đăng bản tin nói về việc huấn luyện cá voi, cá heo và hải cẩu vì mục đích tương tự.
Những loài động vật có vú này có thể đóng vai trò "canh gác đường vào căn cứ hải quân, hỗ trợ các thợ lặn và thậm chí tiêu diệt bất cứ kẻ lạ mặt nào tiến đến gần", truyền hình Nga đưa tin.
Theo Danviet
Tương quan quân sự Nga-NATO : Ai nhiều xe tăng hơn? Nga hiện đang sở hữu đội xe chiến đấu bọc thép lớn nhất thế giới. Ấn phẩm We Are The Mighty của Mỹ, trích dẫn dữ liệu từ trang web Global Firepower, cho biết Nga hiện đang sở hữu đội xe chiến đấu bọc thép lớn nhất thế giới. Không những thế, số xe tăng được trang bị trong quân đội Nga cũng...