Mỹ tuyên bố sẽ trừng phạt hơn 500 mục tiêu ở Nga sau hai năm xung đột ở Ukraine
Trang Yahoo News dẫn thông tin từ báo chí thế giới cho biết Thứ trưởng Tài chính Mỹ Wally Adeyemo tuyên bố rằng vào ngày 23/2 (giờ Mỹ), nước này sẽ trừng phạt hơn 500 mục tiêu ở Nga để đánh dấu hai năm sự kiện Nga đưa quân vào Ukraine (24/2/2022).
Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: AFP/TTXVN
Thông tin trên được ông Adeyemo đưa ra trong một cuộc phỏng vấn ngày 22/2. Theo đó, các biện pháp trừng phạt sẽ được thực hiện phối hợp với các quốc gia khác, sẽ nhằm vào tổ hợp công nghiệp quân sự của Nga và các công ty ở các nước thứ ba đã tạo điều kiện cho Nga tiếp cận hàng hóa mà Nga cần. Biện pháp trừng phạt mới được áp dụng trong bối cảnh Mỹ tìm cách buộc Nga phải chịu trách nhiệm về cuộc chiến ở Ukraine và cái chết của lãnh đạo phe đối lập Nga Alexei Navalny.
Ông Adeyemo nói: “Chúng tôi sẽ ban hành hàng trăm lệnh trừng phạt ngay tại Mỹ và… không chỉ có Mỹ thực hiện những hành động này”.
Gói này sẽ là gói trừng phạt mới nhất trong số hàng nghìn lệnh trừng phạt Nga mà Mỹ và các đồng minh công bố sau khi bùng phát xung đột ở Ukraine năm 2022.
Các lệnh trừng phạt mới được đưa ra khi Mỹ và các đồng minh tìm cách duy trì áp lực lên Nga, bất chấp những nghi ngờ về việc liệu Quốc hội Mỹ có phê duyệt khoản hỗ trợ an ninh bổ sung cho Ukraine hay không.
Video đang HOT
Chính quyền của Tổng thống Joe Biden đã hết tiền chi cho Ukraine trong các gói trước đó và yêu cầu cấp thêm kinh phí đang mắc kẹt tại Hạ viện do đảng Cộng hòa kiểm soát.
Ông Adeyemo nói: “Các biện pháp trừng phạt và kiểm soát xuất khẩu nhằm mục đích kìm hãm Nga, khiến họ gặp khó khăn hơn trong việc tham gia cuộc xung đột ở Ukraine. Nhưng cuối cùng, để thúc đẩy Ukraine tăng tốc, giúp họ có khả năng tự vệ, Quốc hội Mỹ cần phải hành động để cung cấp cho Ukraine những nguồn lực mà họ cần và vũ khí mà họ cần”.
Trong khi đó, ngày 22/2, Anh cũng đã công bố hơn 50 biện pháp trừng phạt mới nhằm vào Nga trong bối cảnh đánh dấu 2 năm xảy ra xung đột Nga – Ukraine. Theo thông báo của Bộ Ngoại giao Anh, những biện pháp trừng phạt nói trên nhắm vào 14 thực thể và cá nhân liên quan đến hoạt động sản xuất đạn dược và vũ khí như hệ thống phóng rocket, tên lửa và các loại chất nổ. Trong danh sách này có nhà máy sản xuất vũ khí Sverdlov của Nga, một công ty của Thổ Nhĩ Kỳ, 3 công ty của Trung Quốc và 2 thực thể ở Belarus.
Ngoài ra, các biện pháp trừng phạt mới cũng nhằm vào các công ty điện tử và nhà kinh doanh kim cương và dầu mỏ của Nga. Cho đến nay, Anh đã áp đặt trừng phạt đối với tổng cộng 2.000 cá nhân, công ty và nhóm liên quan đến chiến dịch quân sự đặc biệt mà Nga tiến hành ở Ukraine.
Các chuyên gia cảnh báo rằng các biện pháp trừng phạt không đủ để ngăn chặn các cuộc tấn công của Nga.
Ông Peter Harrell, cựu quan chức Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ, cho biết: “Những gì Quốc hội làm để thông qua viện trợ quân sự bổ sung cho Ukraine sẽ có ý nghĩa quan trọng hơn mọi điều gì khác mà họ có thể làm trên mặt trận trừng phạt”.
Hồi tháng 12/2023, Bộ Tài chính Mỹ cho biết nền kinh tế Nga đã bị ảnh hưởng do các lệnh trừng phạt, suy giảm 2,1% vào năm 2022.
Bà Rachel Lyngaas, nhà kinh tế phụ trách các lệnh trừng phạt, cho biết trên trang web của Bộ Tài chính Mỹ rằng nền kinh tế Nga giảm hơn 5% so với dự đoán trước đó.
Tuy nhiên, nền kinh tế Nga đã thể hiện tốt ngoài dự đoán khi vào tháng 1, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo kinh tế Nga có mức tăng trưởng GDP 2,6% cho năm 2024 – tăng 1,5 điểm phần trăm so với ước tính tháng 10/2023. Trước đó, kinh tế Nga đạt mức tăng trưởng vững chắc 3% vào năm 2023.
Mỹ, Đức tìm cách thúc đẩy viện trợ cho Ukraine
Giới chức cấp cao của chính quyền Mỹ cho biết nước này đang đẩy mạnh nỗ lực hỗ trợ Ukraine tiếp cận các trang thiết bị quân sự hiện đại của Mỹ.
Trong khi đó, Thủ tướng Đức khẳng định sự ủng hộ của Berlin, đồng thời kêu gọi các nước châu Âu khác đẩy mạnh viện trợ cho Kiev.
Quân nhân Ukraine tại lễ chuyển giao các thiết bị quân sự và vũ khí hạng nặng tại Kiev. Ảnh tư liệu: Getty Images/TTXVN
Theo các nguồn tin, các thành viên chủ chốt của Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ ngày 8/1 đã gặp lãnh đạo của các tập đoàn đầu tư cũng như giám đốc điều hành các tập đoàn sản xuất thiết bị và công nghệ quốc phòng hàng đầu của Mỹ, như Fortem Aerospace, Palantir Technologies Inc, Anduril Industries Inc và Skydio - nhà sản xuất thiết bị bay không người lái.
Trong cuộc gặp kéo dài 5 giờ, các bên tập trung thảo luận về hệ thống vũ khí, bao gồm thiết bị bay không người lái, cũng như cách thức chống lại những vụ tấn công từ những thiết bị loại này. Ngoài ra, cuộc gặp cũng đề cập đến những thách thức trong công tác rà phá bom mìn và vật liệu nổ còn sót lại ở Ukraine.
Cuộc họp dưới sự chủ trì của Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan. Đây là nỗ lực mới nhất của Mỹ nhằm hỗ trợ Ukraine vượt qua được những khó khăn về công nghệ quốc phòng.
Trong khi đó, từ Berlin, Thủ tướng Đức Olaf Scholz ngày 8/1 kêu gọi các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) tăng cường hơn nữa nỗ lực viện trợ quân sự cho Kiev. Lời kêu gọi được đưa ra trong bối cảnh Quốc hội Mỹ hiện vẫn chưa thông qua khoản viện trợ cho Ukraine.
Phát biểu tại họp báo ở Berlin, Thủ tướng Scholz khẳng định nước này sẽ tiếp tục ủng hộ Ukraine. Ông Scholz bày tỏ hy vọng, tại hội nghị thượng đỉnh đặc biệt của EU dự kiến diễn ra vào ngày 1/2/2024, các nước thành viên khối sẽ nhất trí thông qua gói viện trợ trị giá 50 tỷ euro cho Ukraine. EU đã không đạt được đồng thuận về gói viện trợ này do Hungary phản đối đề xuất trên tại hội nghị thượng đỉnh EU hồi tháng 12/2023.
Hiện Đức là một trong những quốc gia châu Âu tích cực nhất trong việc cung cấp viện trợ cho Ukraine. Hồi cuối năm 2023, Đức đã quyết định tăng gấp đôi viện trợ quân sự của nước này cho Ukraine trong năm 2024 lên 8 tỷ euro (8,8 tỷ USD).
Quân đội Mỹ chật vật với áp lực ngày càng lớn khi duy trì hỗ trợ Ukraine Lầu Năm Góc lo ngại rằng nếu không có nguồn tài trợ mới, họ sẽ phải bắt đầu rút nguồn tài chính từ các dự án quan trọng khác để tiếp tục hỗ trợ Ukraine. Quân nhân Ukraine thuộc Lữ đoàn Phòng thủ lãnh thổ số 123 quan sát một khu vực sông Dnipro, vùng Kherson, vào ngày 6/11/2023. Ảnh: AFP Theo kênh...