Mỹ: Trường tiểu học bị kiện vì không cho học sinh tiểu đường đến lớp
Gần như mỗi buổi sáng trong năm qua, Caly Watkins kể rằng khi K.W, con trai cô thức dậy, cậu bé luôn có cùng một câu hỏi: “Con có được đi học lại hôm nay không mẹ?”.
Thỉnh thoảng, K.W lại khóc. Hầu hết thời gian khi nghỉ học, cậu chỉ làm những phép tính cộng trừ đơn giản trong vở bài tập của mình. Cậu thậm chí còn giữ ba lô sẵn sàng để đi học trong trường hợp câu trả lời của nhà trường thay đổi.
“Điều này thật đau lòng. Thằng bé chỉ muốn đi học. Nó đủ khỏe mạnh để làm như vậy”, cô Caly Watkins cho biết. Tuy nhiên, vấn đề là trường học Butterfield Canyon (thành phố Herriman, bang Utah) của K.W không nghĩ như vậy.
Trường tiểu học Butterfield Canyon, thành phố Herriman, bang Utah.
Con trai của cô Watkins mắc bệnh tiểu đường Type 1. Cậu bé cần phải tiêm thuốc ít nhất bốn lần mỗi ngày, kể cả vào bữa sáng, bữa trưa hoặc bất cứ khi nào lượng đường trong máu tăng. Vào những ngày tình hình tệ hơn, em thậm chí phải tiêm tới tám mũi.
Theo đó, cậu bé phải mang theo insulin pha loãng của riêng mình. Vì vậy, khu học chánh đã xếp cậu bé vào tình trạng “phải ở nhà và bệnh viện” – dành riêng cho những đứa trẻ quá ốm không thể đến trường – điều này cũng giống như cấm cậu bé đến trường vậy.
Watkins tin rằng điều này vi phạm pháp luật. Vì vậy, sau khi con trai mình bỏ lỡ cả một năm học, giờ cô đã kiện để con trai có thể trở lại lớp học vào mùa thu này.
Video đang HOT
“Đây là sự phân biệt đối xử”, cô nói. “Quyền của thằng bé đã bị vi phạm chỉ vì nó có vấn đề về sức khỏe. Không có lý do gì để con trai tôi phải nghỉ học ở nhà cả”.
Vụ kiện, được đệ trình trong tháng này tại Tòa án Quận Hoa Kỳ, cáo buộc nhà trường đã phá vỡ đạo luật liên bang và tiểu bang cho phép học sinh mang theo vật tư, thiết bị y tế đến trường, trong đó có Insulin. Thậm chí, đạo luật về người khuyết tật yêu cầu các trường học phải có chỗ ở hợp lý cho những người mắc bệnh.
Vụ kiện còn cáo buộc cô y tá đã từng tiêm cho cậu bé quá liều insulin cần thiết gần gấp 10 lần cho phép và cáo buộc các quản trị viên đề nghị phải những ống thuốc phải được giữ ở văn phòng để những đứa trẻ khác không thể vào được.
Mẹ của K.W cho biết văn phòng chứa thuốc ở quá xa phòng học của cậu. “Con tôi có thể sẽ chết nếu phải di chuyển quá xa để lấy thuốc,” Watkins phản bác.
Vụ kiện kêu gọi giảm nhẹ trách nhiệm, cho phép K.W. trở lại trường ngay lập tức và cho phép em mang theo đồ dùng của mình.
Mẹ của K.W. nói rằng cậu bé rất nhớ trường và khi nhìn thấy bạn bè của mình vào buổi chiều, K.W. hiểu rằng em là người duy nhất không được đi học vì có vấn đề về sức khỏe.
Em chỉ biết đi chiếc xe của mình quanh sân chơi, nơi em thường đến trong giờ ra chơi. Cậu bé vẫn luôn hy vọng sẽ trở thành học sinh lớp 3 khi các lớp học bắt đầu lại vào tháng Tám.
Thái Hằng
Theo The Salt Lake Tribune/Dân trí
Không quân Mỹ dự định đặt mua 'bản sao' S-300 của Nga
Những mô hình bệ phóng tên lửa như vậy sẽ được dùng trong công tác huấn luyện kỹ năng cho quân đội Mỹ - theo truyền thông Mỹ.
Không quân Mỹ dự định sẽ đặt mua hai mô hình bệ phóng vận tải có hình dáng bên ngoài và đặc điểm kỹ thuật giống với các hệ thống tên lửa phòng không S-300PMU-1 và S-300PMU-2 (hoặc SA-20 Gargoyle theo cách gọi của NATO).
Thông tin trên được tờ báo The War Zone của Mỹ cho biết hôm thứ Ba. Các hệ thống thiết bị này sẽ được sử dụng trong các bài tập tại khu huấn luyện ở bang Utah, Mỹ.
Theo Bộ Tư lệnh Không quân Mỹ, yêu cầu chính thức về việc đặt mua các mô hình chi tiết hóa như vậy sẽ đưa ra vào cuối tháng 9, tuy nhiên văn bản dự thảo đã được gửi đi từ ngày 29/8.
Không quân Mỹ dự định đặt mua "bản sao" S-300 của Nga. (Ảnh: TASS)
" Các mô hình này sẽ được dùng trong công tác huấn luyện kỹ năng cho quân đội Mỹ. Để có thể huấn luyện chiến đấu sát thực tế, các mô hình này phải có những đặc điểm kỹ thuật càng giống với nguyên mẫu càng tốt" - Không quân Mỹ giải thích.
Ngoài ra, các mô hình cũng cần phải có được tiết diện radar giống như bản gốc, và lý tưởng nhất là có các đặc tính quang điện và hồng ngoại tương ứng.
Trong một diễn biến khác, vào ngày 2/9, Thổ Nhĩ Kỳ lên tiếng cảnh báo Mỹ về việc sẽ mua thêm các hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 của Nga.
" Chúng tôi vẫn có nhu cầu về các hệ thống như vậy, cho đến khi chúng tôi có thể tự sản xuất. Nếu có thể mua được thứ tương tự từ Mỹ, chúng tôi sẽ mua hệ thống Patriot. Nhưng nếu điều đó không đạt được, chúng tôi sẽ tiếp tục mua S-400 của Nga. Thổ Nhĩ Kỳ là một quốc gia tự chủ" - Bộ trưởng Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu cho biết.
Trước đó, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan cũng khẳng định S-400 là hệ thống phòng thủ mạnh nhất trên thế giới.
(Nguồn: TASS)
VĂN ĐỨC
Theo VTC
Vì sao người bệnh tiểu đường nên uống sữa vào buổi sáng? Tiêu thụ sữa vào bữa sáng có thể làm giảm lượng đường trong máu trong suốt cả ngày. Người mắc bệnh tiểu đường loại 2 phải tìm kiếm các biện pháp thay thế để kiểm soát lượng đường trong máu. Một trong những cách giúp kiểm soát lượng đường trong máu là một chế độ ăn uống lành mạnh. Nếu uống sữa vào...