“Mỹ-Trung cần giải quyết vấn đề Biển Đông và an ninh mạng”
Phó Đại sứ Trung Quốc tại Washington Wu Xi ngày 10/6 cho rằng bất đồng giữa Mỹ và Trung Quốc về vấn đề Biển Đông hay an ninh mạng không thể giải quyết được bằng cách thức “ngoại giao điện đàm” mà cần phải có một “cách thức phù hợp hơn”.
Chủ tịch Tập Cận Bình chuẩn bị thăm Mỹ vào tháng Chín tới. (Ảnh: AFP)
Phó Đại sứ Wu Xi cũng kêu gọi hai nước không nên để các vấn đề nhỏ lẻ phủ bóng lên mối quan hệ song phương và các lợi ích chung của hai bên, trong đó có tổng kim ngạch thương mại song phương lên tới 550 tỷ USD trong năm 2014, cần được thúc đẩy để giải quyết những bất đồng giữa hai nước.
Phát biểu nhân sự kiện kỷ niệm 10 năm thành lập Nhóm công tác Mỹ-Trung thuộc Quốc hội Mỹ, bà Wu Xi cho rằng: “Ngoại giao điện đàm hay công kích trực tiếp sẽ không giúp giải quyết bất cứ vấn đề nào. Sự lựa chọn hợp lý nhất hiện nay là thừa nhận những bất đồng giữa hai nước, tôn trọng ý kiến riêng và tham gia vào các cuộc đối thoại thực sự. Sự lựa chọn chúng tôi quyết định hôm nay sẽ tác động tới mối quan hệ song phương trong tương lai cũng như của cả thế giới”.
Phó Đại sứ Wu Xi cho rằng hai bên cần nhân thời điểm chuẩn bị diễn ra cuộc Đối thoại Kinh tế và Chiến lược Mỹ – Trung thường niên sắp tới và chuyến thăm của một quan chức quân đội Trung Quốc cấp cao tới Mỹ là cơ hội để “chuẩn bị” cho chuyến thăm của Chủ tịch Tập Cận Bình tới Mỹ vào tháng Chín tới.
“Chúg ta cần giải quyết những bất đồng theo cách thức phù hợp nhất. Tôi không thấy bất cứ dấu hiệu nào cho thấy mối quan hệ Trung – Mỹ đang trở nên căng thẳng khi hai nước có lợi ích chung trong việc duy trì hòa bình và ổn định ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương”, bà Wu Si khẳng định.
Video đang HOT
Trong khi đó, Đại diện của Mỹ, ông Rick Larson, người cũng là đồng sáng lập nhóm Công tác Mỹ – Trung, cho rằng hai nền kinh tế lớn nhất thế giới “không thể không đối thoại”. Ông đánh giá vấn đề Biển Đông và những cáo buộc cho rằng tin tặc từ Trung Quốc tấn công hệ thống máy tinh Mỹ mới đây là các vấn đề không nên đẩy hết về một phía.
“Chúng ta không thể che đậy hay trốn tránh những vấn đề đó”, ông Rick Larson khẳng định.
Ngọc Anh
Tổng hợp
Theo dantri
Mỹ - Trung bàn chuyện Biển Đông
Chuyến thăm Mỹ của Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc Phạm Trường Long cho thấy cả Washington lẫn Bắc Kinh đều không muốn đẩy quan hệ song phương lâm vào ngõ cụt.
Ngoại trưởng John Kerry gặp gỡ Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc Phạm Trường Long trong chuyến công du đến Bắc Kinh ngày 16.5 - Ảnh: Reuters
Được Bộ Quốc phòng Mỹ mô tả là một chuyến thăm bình thường và lên lịch từ trước, nhưng việc Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc Phạm Trường Long đến Mỹ không hề có vẻ như vậy.
Chuyến thăm kéo dài một tuần của ông Phạm chỉ được Bộ Quốc phòng Trung Quốc thông báo ngày 8.6, khi ông đã lên máy bay cùng một phái đoàn quân sự hùng hậu, gồm Phó tổng tham mưu trưởng Tôn Kiến Quốc, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Chính trị Ngô Xương Đức và Tư lệnh Quân khu Bắc Kinh Tống Phổ Tuyển.
Theo tờ China Daily, ông Phạm là lãnh đạo quân sự cấp cao nhất của Trung Quốc thăm Mỹ kể từ năm 2012, khi Bắc Kinh tiến hành chuyển giao thế hệ lãnh đạo. Đặc biệt, chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh quan hệ song phương trở nên căng thẳng trong vài tuần qua.
Cục diện đối đầu
Chỉ mới hơn một tuần trước, tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter công khai chỉ trích hoạt động xây dựng phi pháp của Trung Quốc trên các bãi đá tại quần đảo Trường Sa là mối đe dọa đối với hòa bình và ổn định khu vực.
Trước đó, Lầu Năm Góc quảng bá rầm rộ các chuyến bay tuần thám của hải quân Mỹ quanh các tiền đồn mà Trung Quốc đang xây dựng ở Biển Đông và hứa hẹn sẽ thực hiện thêm nhiều chuyến bay như thế, thậm chí vào cả trong phạm vi 12 hải lý quanh các bãi đá. Đáp lại, Đô đốc Tôn Kiến Quốc đe dọa Trung Quốc có thể sẽ thiết lập Vùng nhận dạng phòng không ở Biển Đông, điều mà nhiều chuyên gia đánh giá là một "lằn ranh đỏ" đối với Mỹ. Tình trạng càng trở nên xấu hơn nữa trước hàng loạt cáo buộc từ giới chức Mỹ về hoạt động tấn công mạng xuất phát từ Trung Quốc, cũng như các cuộc đấu khẩu xung quanh những bất đồng trong lĩnh vực tài chính và kinh tế...
Cuộc khẩu chiến giữa giới chức hai nước thể hiện một bức tranh ngày càng bất ổn trong quan hệ Mỹ - Trung. Dẫu vậy, cả hai nước đều ý thức rõ về những tổn thất khổng lồ từ một cuộc xung đột quân sự đối với hai phía. Mức độ phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế hiện là nhân tố lớn giúp mọi chuyện vẫn nằm trong tầm kiểm soát. "Cùng với vũ khí hạt nhân, sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế cũng có tác dụng như một sự răn đe, dựa vào viễn cảnh "lưỡng bại câu thương" nếu đổ vỡ quan hệ", theo một bài bình luận của tờ South China Morning Post về chuyến đi của ông Phạm.
"Nói chuyện phải quấy"
Ngoài việc dọn đường cho chuyến thăm Mỹ sắp tới của Chủ tịch Tập Cận Bình, nhu cầu kiểm soát mức độ leo thang đối đầu giữa hai nước có thể là một trong những lý do chính cho chuyến đi của ông Phạm Trường Long. Trang Defense News dẫn lời một quan chức quốc phòng của Mỹ cho biết hoạt động xây dựng của Trung Quốc ở Biển Đông sẽ là chủ đề trọng tâm trong cuộc thảo luận giữa ông Phạm và Bộ trưởng Carter vào hôm nay, 11.6. "Tôi chắc chúng tôi sẽ có cuộc thảo luận thẳng thắn nhất có thể", quan chức giấu tên này nói.
Theo nhận định của chuyên gia hải quân Trung Quốc Lý Kiệt trên tờ South China Morning Post, là quan chức chịu trách nhiệm về chiến lược quân sự và các vấn đề cốt lõi khác, chuyến thăm của ông Phạm thể hiện "nhu cầu khẩn bách" của hai phía nhằm thiết lập cơ chế kiểm soát quân sự hiệu quả để ngăn chặn đối đầu trong khu vực.
Tuy nhiên, các chuyên gia Mỹ lẫn Trung Quốc đều tỏ ra nghi ngờ về khả năng hai bên gặt hái được kết quả trong cuộc gặp giữa ông Phạm và ông Carter. "Tôi nghĩ nó chỉ nhằm mục đích duy trì các kênh liên lạc", chuyên gia về chính sách quốc phòng Mark Cozad thuộc Tổ chức Nghiên cứu RAND Corporation (Mỹ) nói với Đài ABC News. Trong khi đó, chuyên gia về quan hệ Mỹ - Trung Thời Ân Hoằng thuộc Đại học Nhân dân ở Bắc Kinh nhận xét: "Chưa có tín hiệu đáng kể về một giải pháp cho cả hai phía nhằm hạ nhiệt căng thẳng lúc này".
Công Chính
Theo Thanhnien
Biển Đông trong quan hệ Mỹ - Trung Biển Đông có thể trở thành vật cản trong quan hệ Mỹ - Trung, nếu Bắc Kinh không chịu dừng tay và Washington quyết không nhượng bộ. Quan hệ Mỹ - Trung ngày càng tăng nhiệt do các hành động gây hấn của Bắc Kinh ở Biển Đông (Ảnh: US Navy) Nguy cơ đối kháng hiện hữu Theo trang tin "Đa chiều" của...