Mỹ trang bị tên lửa cho chiến đấu cơ F-16 gửi tới Ukraine
Dẫn lời các quan chức cấp cao, tờ Wall Street Journal đưa tin các máy bay chiến đấu do Mỹ sản xuất dự kiến sớm có mặt tại Ukraine sẽ được trang bị tên lửa hiện đại.
Binh sĩ Không quân Mỹ trang bị vũ khí cho máy bay chiến đấu F-16 hồi tháng 3/2011 tại Bagram, Afghanistan. Ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ
Trong nhiều tháng qua, Kiev đã kêu gọi các nước phương Tây chuyển giao các máy bay F-16 cho nước này lực lượng không quân của họ đang cạn kiệt máy bay cũ, dù đã được các nước NATO như Ba Lan và Slovakia hỗ trợ. Song câu hỏi lớn chưa được giải quyết là nên trang bị gì cho các máy bay của Mỹ, vì giá đỡ tên lửa của chúng không tương thích với các thiết kế thời Liên Xô.
Theo tờ Wall Street Journal, Washington sẽ cung cấp cho Kiev tên lửa HARM, AMRAAM và Sidewinder, cùng với các bộ dẫn đường. Tất cả những trang thiết bị này đang được quân đội Mỹ sử dụng.
“Chúng tôi tin tưởng rằng chúng tôi sẽ có thể cung cấp tất cả các loại vũ khí đó, ít nhất là khối lượng quan trọng mà họ cần”, một quan chức cấp cao giấu tên nói với tờ Wall Street Journal hôm 30/7.
AGM-88E HARM là tên lửa không đối đất, có chức năng dẫn đường bằng sóng điện tử và thường được sử dụng để tấn công các cơ sở radar của đối phương. Phiên bản tên lửa tầm xa có tầm bắn lên tới 148 km. Không rõ liệu Mỹ có cung cấp cho Ukraine các vỏ HTS chuyên dụng được thiết kế cho F-16 để cải thiện khả năng nhắm mục tiêu HARM hay không.
Video đang HOT
Phiên bản mới nhất của tên lửa không đối không tầm trung tiên tiến AIM-120 (AMRAAM) có tầm bắn lên tới 180 km. Tên lửa dẫn đường bằng radar này được thiết kế để giao chiến ngoài tầm nhìn. AIM-9 Sidewinder là tên lửa không đối không tầm ngắn hơn, được thiết kế để không chiến ở khoảng cách lên tới 35 km.
Một loại vũ khí khác được nguồn tin đề cập đến là Bom đường kính nhỏ GBU-39B. Trước đây, Ukraine đã nhận được những loại đạn dược này, chế tạo các giá đỡ đặc biệt để điều chỉnh chúng phù hợp với máy bay chiến đấu MiG-29.
Trong những tuần tới, Đan Mạch và Hà Lan được cho là đang chuẩn bị chuyển giao những chiếc F-16 đầu tiên cho Ukraine. Bỉ và Na Uy cũng cam kết chuyển giao thêm F-16 cho Kiev vào cuối năm nay. Hiện tại chỉ một số ít phi công Ukraine đã được đào tạo vận hành chiến đấu cơ này và dự kiến có chưa đến 50 chiếc được chuyển cho Kiev trong năm nay.
Tổng thống Volodymyr Zelensky cho biết Kiev sẽ cần ít nhất 128 chiếc F-16 để tạo sự khác biệt trên bầu trời, vì Không quân Nga vượt trội hơn rất nhiều so với Không quân của Ukraine. Các quan chức Na Uy cho hay những chiếc máy bay này không phải là “viên đạn bạc” nhưng việc sở hữu loại vũ khí tầm xa này có thể giúp Ukraine giữ khoảng cách an toàn với máy bay Nga.
Về phần mình, Moskva tuyên bố việc chuyển giao F-16 sẽ không thay đổi kết quả của cuộc xung đột và chỉ khiến NATO trở thành bên tham gia công khai vào cuộc chiến ủy nhiệm chống lại Nga.
Một công ty tư nhân của Nga thậm chí còn treo thưởng 15 triệu rúp cho bất kỳ ai phá hủy máy bay đầu tiên do Mỹ sản xuất trong cuộc xung đột này. Trước đó, những giải thưởng tương tự đã được trao cho việc tiêu diệt thành công xe tăng Abrams do Mỹ sản xuất.
Nước thành viên NATO quyết định tặng Ukraine 6 chiến đấu cơ F-16
Cùng với việc cho rằng máy bay chiến đấu F-16 rất quan trọng với Kiev, Thủ tướng Na Uy Jonas Gahr Stre cho biết chính phủ nước này sẽ tặng 6 chiếc F-16 cho Ukraine để Kiev tự vệ trước các cuộc tấn công của Liên bang Nga.
Máy bay chiến đấu F-16 của Không quân Na Uy. Ảnh cắt từ clip của LLVT Na Uy/Reuters
Từ lâu, Ukraine đã mong muốn có được những chiếc chiến đấu cơ F-16 hiện đại để giành lợi thế tác chiến trước giàn hoả lực hùng hậu của Liên bang Nga.
Đan Mạch đã cam kết viện trợ 19 máy bay chiến đấu F-16 cho Ukraine. Con số này của Hà Lan là 24 chiếc.
Theo Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken ngày 10/7, Đan Mạch và Hà Lan đang chuyển giao lô đầu tiên của máy bay chiến đấu F-16 do Mỹ sản xuất cho Ukraine.
Trong một động thái mới nhất, Na Uy đã trở thành quốc gia châu Âu thứ ba sau Hà Lan và Đan Mạch tặng chiến đấu cơ F-16 cho Ukraine.
Theo hãng tin AP ngày 11/7, phát biểu vào hôm 10/7, trước khi tới Washington dự hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), Thủ tướng Na Uy Jonas Gahr Stre cho biết chính phủ nước này sẽ tặng 6 chiếc F-16 cho Ukraine để Kiev tự vệ trước các cuộc tấn công của Liên bang Nga..
Thủ tướng Na Uy cho rằng khả năng tự vệ trước các cuộc tấn công từ trên không của Kiev là vô cùng quan trọng trong cuộc chiến phòng thủ chống lại Liên bang Nga và Na Uy đặt mục tiêu bắt đầu chuyển máy bay chiến đấu F-16 cho Ukraine vào năm 2024.
Năm ngoái, trong chuyến đi tới Kiev vào tháng 8, ông Stre lần đầu tiên nói rằng Na Uy sẽ tặng máy bay chiến đấu F-16 cho Ukraine, nhưng không nêu rõ số lượng.
Kể từ đó, Oslo đã gửi hai chiếc F-16 tới Đan Mạch để sử dụng cho việc đào tạo phi công Ukraine.
Năm 2021, Na Uy bắt đầu ngừng sử dụng dần những chiếc máy bay chiến đấu F-16 để chuyển sang sử dụng những chiếc F-35 mới. Tổng cộng có 32 chiếc F-16 đã được bán cho Romania và một số vẫn còn ở Na Uy.
Về phía Liên bang Nga, trong một tuyên bố ngày 6/5 được tờ Newsweek dẫn lại, Bộ Ngoại giao nước này cảnh báo rằng Moskva không thể bỏ qua khả năng các máy bay chiến đấu F-16 của Ukraine sẽ mang vũ khí hạt nhân. Nga cũng tuyên bố rằng sự xuất hiện của F-16 trên chiến trường ở Ukraine là một "sự khiêu khích có chủ đích" của Mỹ và NATO, dù Washington chưa cung cấp máy bay cho Kiev.
"Chúng tôi không thể bỏ qua thực tế rằng những chiếc máy bay này là nền tảng đa mục đích, có thể được sử dụng cho cả nhiệm vụ hạt nhân và phi hạt nhân. Chúng tôi sẽ coi bất kỳ sửa đổi nào trên máy bay F-16 được cung cấp cho Ukaine là có khả năng hạt nhân. Đây là một hành động khiêu khích có mục đích của Mỹ và NATO", tuyên bố của Bộ Ngoại giao Liên bang Nga cho hay.
Nga cũng cảnh báo rằng, Ukraine và các quốc gia phương Tây viện trợ cho Kiev nên nhận ra rằng những bước đi liều lĩnh của họ đang đưa tình hình đến gần hơn "điểm giới hạn".
Ukraine và phương Tây xung đột về chiến đấu cơ F-16 Theo các phương tiện truyền thông, máy bay chiến đấu F-16 do phương Tây viện trợ có tác dụng hạn chế đối với Ukraine, vì lực lượng không quân nước này chỉ có một số ít phi công có khả năng vận hành chúng trong năm nay. Máy bay chiến đấu F-16 của Không lực Mỹ tham gia cuộc tập trận đa quốc...