Mỹ “toát mồ hôi” trước 5 loại vũ khí của Trung Quốc
Tốc độ hiện đại hóa quân đội nhanh chóng cùng việc trang bị hàng loạt vũ khí mới trong 20 năm qua của Trung Quốc đã khiến quân đội Mỹ không khỏi lo lắng.
“Trung Quốc đang thể hiện rõ mối quan tâm tới việc tăng cường sức mạnh quân sự nhằm hỗ trợ cuộc chiến giành chủ quyền trên Biển Đông và biển Hoa Đông. Những vũ khí mà Trung Quốc nắm trong tay nhằm chuẩn bị cho một hành động quân sự quyết đoán trước các cuộc khủng hoảng liên quan tới chủ quyền trong khu vực cũng như các cuộc xung đột quy mô lớn hơn bao gồm Washington”, tờ National Interest (Mỹ) dẫn lời ông Kyle Mizokami, tác giả bài báo “5 vũ khí của Trung Quốc mà Mỹ nên sợ”.
Tiêm kích tàng hình J-20 Trung Quốc được xem là đối thủ đáng gờm của quân đội Mỹ
Theo tác giả Mizokami, Trung Quốc đã nhận thức rõ về nguy cơ xảy ra xung đột với Mỹ và chuẩn bị sẵn sàng các phương án giới hạn khả năng tấn công của quân đội Mỹ đóng quân gần đại lục Trung Quốc.
Giới phân tích phương Tây nhận định Bắc Kinh đã phát triển chiến lược chống tiếp cận/chống xâm nhập (A2/AD). Những loại vũ khí được Trung Quốc chuẩn bị cho chiến lược A2/AD có khả năng đánh bại các lực lượng của NATO khỏi khu vực “Chuỗi đảo thứ nhất” bao gồm quần đảo Kuril, Nhật Bản, Đài Loan, Philippines và Borneo.
5 loại vũ khí của Trung Quốc khiến Mỹ khiếp sợ
Ông Mizokami đã chỉ ra 5 loại vũ khí của Trung Quốc được xếp vào loại nghiêm hủy nhất với quân đội Mỹ tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Video đang HOT
Điển hình là hệ thống tên lửa đạn đạo tầm trung DF-21D với tầm bắn 1.5000 km. Loại tên lửa này được cho là “Sát thủ tàu sân bay” đối với Mỹ. Tầm bắn của DF-21D ước tính cao nhất là 1.500km, có thể gây thiệt hại nặng nề cho các tàu chiến lớn./
Máy bay J-20 là tiêm kích tàng hình thế hệ 5 đầu tiên của Trung Quốc với khả năng hoạt động tầm xa, nó có thể đánh chặn máy bay tấn công và máy bay ném bom bao gồm F/A-18, B-1, B-2.
Trung Quốc sở hữu tên lửa SC-19 chuyên tấn công vệ tinh của đối phương. Vũ khí chống vệ tinh của Trung Quốc còn có thể tấn công nhiều loại vệ tinh Mỹ bao gồm vệ tinh thu thập tình báo, vệ tinh viễn thông, vệ tinh cảnh báo tên lửa. Khi các vệ tinh của Mỹ bị tiêu diệt, Washington sẽ không thể tiến hành trinh sát mục tiêu Trung Quốc.
Tàu đổ bộ tấn công Type 071 được xem là vũ khí chủ lực của Trung Quốc, đặc biệt trong các cuộc tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông và biển Hoa Đông. Type 071 được chế tạo tại nhà máy đóng tàu Hudong-Zhonghua ở Thượng Hải. Mỗi tàu có lượng giãn nước 20.000 tấn và có thể chở từ 400-800 lính thủy đánh bộ cùng 18 xe bọc thép.
Cuối cùng, khả năng tác chiến mạng của Trung Quốc được xem là mối đe dọa không kém phần nghiêm trọng với quân đội Mỹ. Trung Quốc có thể tiến hành các hoạt động chiếm quyền kiểm soát mạng lưới liên lạc, phát tán các phần mềm độc hại và thậm chí là tiến hành các chiến dịch tuyên truyền tin tức giả.
Theo Infonet
Tổng thống Mỹ tới châu Á nhằm trấn an đồng minh và đối tác
Tổng thống Mỹ thăm châu Á, trấn an các đồng minh và đối tác Quan hệ an ninh, thương mại sẽ là trọng tâm của chuyến công du châu Á bắt đầu từ ngày 23/4 của Tổng thống Mỹ Barack Obama.
Trong buổi họp báo tại Washington DC vào sáng 21/4 (giờ địa phương), Giám đốc cao cấp phụ trách các vấn đề châu Á của Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ, Evan Medeiros cho biết mục tiêu đầu tiên và quan trọng nhất của chuyến thăm là tái khẳng định cam kết mạnh mẽ của Mỹ đối với chính sách tái cân bằng toàn diện tại châu Á-Thái Bình Dương.
Tổng thống Mỹ (trái) và Thủ tướng Nhật (Ảnh: Getty)
Giám đốc Evan Medeiros cho hay: "Mỹ luôn cam kết đầy đủ đối với khu vực châu Á-Thái Bình Dương và đã có mặt tại đây từ rất lâu. Đây không phải là vấn đề địa chính trị hay chính trị mà là bảo vệ lợi ích kinh tế, an ninh của Mỹ cũng như tiếp tục phát triển mối quan hệ nhân dân mà Mỹ đã xây dựng trong nhiều thập kỷ qua tại khu vực này".
Tại Nhật Bản, Tổng thống Obama và Thủ tướng Shinzo Abe sẽ thảo luận các biện pháp tăng cường quan hệ đồng minh và đối tác an ninh, cũng như quan hệ thương mại, bao gồm tiến trình đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Theo Phó Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ, Ben Rhodes, Mỹ coi quan hệ đồng minh với Nhật Bản là hòn đá tảng trong chiến lược châu Á của Washington và cam kết hiện đại hoá mối quan hệ này. Ông Ben Rhodes nói: "Mỹ và Nhật Bản đã ký hiệp ước bảo vệ lẫn nhau. Việc Mỹ sẽ luôn tôn trọng nghĩa vụ bảo vệ Nhật Bản theo hiệp ước này là điều không cần phải bàn cãi".
Hỗ trợ của Mỹ trong vụ chìm phà Sewol, quan hệ đồng minh, hợp tác an ninh và vấn đề Triều Tiên sẽ là tiêu điểm trong cuộc gặp giữa Tổng thống Obama và người đồng cấp Hàn Quốc Park Geun-hye. Ngoài ra, 2 nhà lãnh đạo cũng sẽ bàn thảo việc thực hiện hiệp định thương mại tự do Hàn-Mỹ.
Chuyến thăm của Tổng thống Obama tới Malaysia được coi là một dấu mốc lịch sử trong quan hệ song phương vì đây là chuyến thăm đầu tiên của một tổng thống Mỹ tới quốc gia này kể từ năm 1966. 2 bên sẽ tập trung vào các vấn đề như đàm phán TPP, hợp tác an ninh, quốc phòng, an ninh biển và tranh chấp trên Biển Đông.
Trong chặng dừng chân cuối cùng tại Philippines, Tổng thống Obama sẽ tái khẳng định cam kết đối với an ninh của Manila và thúc đẩy quan hệ giữa nhân dân 2 nước. Giám đốc Hội đồng An ninh Quốc gia, Medeiros cho biết Mỹ và Philippines đang thương thảo một thoả thuận hợp tác quân sự mới.
Theo ông Medeiros, một trong những mục tiêu cơ bản trong chiến lược châu Á-Thái Bình Dương của Washington là hiện đại hoá các mối quan hệ đồng minh, có nghĩa là mỗi khi đồng minh của Mỹ phải đối mặt với các mối đe doạ an ninh mới, cả truyền thống lẫn phi truyền thống, 2 bên cần hiện đại hoá quan hệ đồng minh để có thể đối phó với các thách thức này.
Ông Medeiros cho biết trong chuyến công du châu Á lần này, Tổng thống Obama sẽ nhấn mạnh rằng Bộ quy tắc ứng xử (COC) giữa ASEAN và Trung Quốc là cơ chế rất quan trọng trong giải quyết tranh chấp tại Biển Đông và Mỹ cho rằng cần đẩy mạnh quá trình xây dựng Bộ quy tắc này nhằm tạo ra một khuôn khổ tích cực và mang tính xây dựng để quản lý các tranh chấp lãnh thổ.
Ông Obama tuyên bố: "Mỹ rất quan tâm đến cách ứng xử của các bên liên quan trong xử lý tranh chấp lãnh thổ và phản đối bất kỳ nước nào có hành vi đe doạ, ép buộc hoặc gây hấn để giải quyết tranh chấp. Hiện đã có khuôn khổ pháp lý quốc tế để giải quyết tranh chấp một cách hoà bình".
Giám đốc Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ khẳng định chuyến thăm sắp tới của Tổng thống Obama là một minh chứng cho thấy Mỹ không hề bị phân tâm trước những biến động tại Ukraine hay Trung Đông mà hoàn toàn có khả năng xử lý nhiều vấn đề cùng một lúc.
Về những quan ngại cho rằng Mỹ hiện đang nói nhiều hơn làm, ông Medeiros cho rằng cần phải nhìn vào những gì Mỹ đã thực hiện thay vì tập trung vào những gì Mỹ còn chưa hoàn thành trong chính sách tái cân bằng. Kể từ bài phát biểu tại Canberra, Australia vào năm 2011, Tổng thống Obama chưa bao giờ trực tiếp đề cập đến chiến lược tái cân bằng.
Việc Mỹ không có động thái cụ thể nào trong chính sách xoay trục cùng những phản ứng được coi là yếu ớt của Nhà Trắng trong các vấn đề như tranh chấp trên Biển Đông, cuộc nội chiến tại Syria, hay tình hình Ukraine đang khiến các đồng minh của Mỹ tại châu Á-Thái Bình Dương hoài nghi về khả năng tái cân bằng cũng như cam kết đảm bảo ổn định và hoà bình trong khu vực của Mỹ. Chuyến thăm 4 nước châu Á của ông Obama được kỳ vọng sẽ góp phần xoa dịu mối quan ngại này.
Theo VOV
Trung Quốc toát mồ hôi trước đòn mới của Nhật Nhật Bản sẽ thiết lập một lực lượng tấn công đổ bộ mới và triển khai những chiếc máy bay do thám không người lái ở khu vực tây nam - nơi nước này đang đối đầu với Trung Quốc vì tranh chấp lãnh thổ. Đây là hai trong số những nội dung trong bản phác thảo kế hoạch quốc phòng mới nhất...