Mỹ sẽ ngăn cản thương vụ thâu tóm lớn nhất từ Trung Quốc?
Hãng sản xuất chip quốc doanh lớn nhất Trung Quốc Tsinghua Unigroup vừa ngã giá 23 tỉ USD để mua lại hãng chip Mỹ Micron. Song Mỹ rất có thể từ chối lời đề nghị dự kiến sẽ là thương vụ thâu tóm công ty Mỹ lớn nhất từ trước đến nay của một doanh nghiệp Trung Quốc.
Chip do hãng Micron Technology sản xuất – Ảnh: Reuters
Hôm 14.7, tờ The Wall Street Journal đưa tin công ty sản xuất chip quốc doanh lớn nhất Trung Quốc Tsinghua Unigroup đã đề nghị mua lại nhà sản xuất chip bộ nhớ cuối cùng của Mỹ Micron Technology với giá 21 USD cho mỗi cổ phiếu. Tổng cộng, giá trị thương vụ lên đến 23 tỉ USD.
Nếu hoàn thành, đây sẽ là thương vụ thâu tóm công ty Mỹ lớn nhất từ trước đến nay của một doanh nghiệp Trung Quốc. Từ trước đến nay, giá trị các thương vụ công ty Trung Quốc thâu tóm doanh nghiệp Mỹ chỉ nằm dưới mức 8 tỉ USD, theo CNN.
Theo CNBC hôm nay 15.7, hãng Tsinghua Unigroup vừa đặt ra cơ hội trước mắt Micron Technology. Song điều này sẽ ít có khả năng được phía Mỹ chấp thuận.
“Tôi cho rằng chúng ta sẽ có một thời gian thực sự khó khăn. Ủy ban của Bộ Tài chính về đầu tư nước ngoài tại Mỹ (CFIUS) luôn hoài nghi các doanh nghiệp nhà nước. Đó sẽ là trở ngại rất lớn”, James Lewis, chuyên gia an ninh thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế cho biết.
Ông Lewis nói thêm: “Trở ngại thứ hai đó là Bộ Quốc phòng Mỹ luôn tỏ ra không thoải mái với việc chuyển giao công nghệ cho ngành công nghiệp vi điện tử ở Trung Quốc”.
Nhà phân tích Timothy Arcuri tại hãng dịch vụ tài chính Cowen cho hay: “Tôi nghĩ rằng rất khó có khả năng Sở Tư pháp Mỹ sẽ cho phép thương vụ này. Loại chip thông dụng DRAM là một trong số rất nhiều các ứng dụng liên quan đến bảo mật và quốc phòng. Micron còn là công ty sản xuất DRAM cuối cùng và tôi cho rằng ngay khi vừa nhìn thấy, lời đề nghị này gặp rất nhiều trở ngại pháp lý đáng để xem xét”.
Đồng tình với hai nhận định trên, Mario Gabelli – CEO hãng Gabelli Asset Management nói rằng lời đề nghị không có nhiều khả năng được CFIUS chấp thuận.
Video đang HOT
CNBC cho biết Trung Quốc hiện háo hức xây dựng một doanh nghiệp sản xuất chip bộ nhớ, loại chip được sử dụng trong các máy chủ và trong hoạt động sản xuất thiết bị di động đang phát triển nhanh.
Tsinghua Unigroup được thành lập bởi Đại học Thanh Hoa (Trung Quốc), trở thành nhà sản xuất chip lớn nhất Đại lục năm 2013. Hồi tháng 5, hãng mua cổ phần kiểm soát trong mảng thiết bị mạng tại Trung Quốc của HP. Năm ngoái, Intel cũng mua 20% cổ phần Tsinghua Unigroup với giá 1,5 tỉ USD.
Với Micron Technology, cổ phiếu của họ trên sàn Nasdaq đã mất giá gần một nửa trong năm ngoái. Trên thế giới, Micron là tên tuổi lớn thứ hai sau Samsung Electronics trong mảng này.
Thu Thảo
Theo Thanhnien
Hy Lạp là thời cơ Trung Quốc "thâu tóm" thị trường châu Âu
Tờ Want China Times (Đài Loan) ngày 08-07 cho biết, theo các chuyên gia Nga, việc can thiệp vào cuộc khủng hoảng Hy Lạp dẫu có nhiều rủi ro, nhưng đó là canh bạc mà Trung Quốc sẵn sàng chấp nhận để "thâu tóm" thị trường châu Âu.
"Nhiều con mắt" đã bắt đầu quay sang các nguồn dự trữ lớn cũng như các dòng tín dụng của Trung Quốc sau khi Hy Lạp bác bỏ các điều khoản "thắt lưng buộc bụng" của gói cứu trợ quốc tế trong cuộc trưng cầu dân hôm 05-07, làm tăng khả năng Hy Lạp sẽ rời khỏi khu vực đồng euro.
Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Francois Hollande đã đưa ra một tuyên bố chung tại hội nghị thượng đỉnh khẩn cấp ở Brussels vào thứ Ba (07-07) kêu gọi Hy Lạp đến với "các đề nghị nghiêm túc và đáng tin cậy" để giải cứu nền kinh tế của nó nếu Hy Lạp có ý định ở lại khu vực đồng euro.
Trong một cuộc họp báo hôm 6-7, thứ trưởng ngoại giao Trung Quốc ông Trình Quốc Bình khẳng định rằng Trung Quốc đang tham gia vào việc tìm kiếm một giải pháp để giải quyết tình hình Hy Lạp và rằng Bắc Kinh đang thảo luận với cả Athens và Brussels.
Hy Lạp đang chìm trong khủng hoảng. (Ảnh: The Telegraph)
Ông Trình bày tỏ một cách lạc quan rằng cuộc khủng hoảng nợ của Hy Lạp sẽ được "giải quyết thích đáng" và rằng nền kinh tế Hy Lạp sẽ phục hồi với sự nỗ lực của tất cả các bên liên quan, nhưng lưu ý rằng bất cứ điều gì xảy ra sẽ có một "tác động quan trọng" không chỉ đối với Hy Lạp và người dân nước này mà còn nhân dân trên toàn thế giới.
Trong một cuộc phỏng vấn với trang web tiếng Trung của hãng truyền thông Sputnik (Nga), Yakov Berger, một nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Nghiên cứu Viễn Đông của Học viện Khoa học Nga (IFES), cho biết không có cách nào Trung Quốc sẽ cho phép các mối quan hệ với châu Âu, đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc, làm đóng băng cuộc khủng hoảng ở Hy Lạp.
Alexander Larin, cũng từ IFES, nói rằng mối quan hệ của Hy Lạp với EU đang ngày càng phức tạp và phải được giải quyết ngay lập tức. Cả Hy Lạp và EU đều hy vọng sẽ nhận được sự hỗ trợ từ Trung Quốc, quốc gia đang bày tỏ ý muốn giúp đỡ.
Người dân Hy Lạp phe phản đối chính sách thắt lưng buộc bụng ăn mừng chiến thắng. (Ảnh: AP)
Đối với Bắc Kinh, Hy Lạp là một nền tảng quan trọng để Trung Quốc tiếp tục xâm nhập vào thị trường châu Âu, Sputnik nói. Trung Quốc là một nhà đầu tư quan trọng trong nền kinh tế Hy Lạp kể từ khi bắt đầu cuộc khủng hoảng, mua lại các tài sản công cộng và tăng cổ phần tại cảng Pireaus - cảng thương mại lớn nhất Hy Lạp - kiểm soát nhằm đảm bảo luồng hàng hóa ngày càng tăng của Trung Quốc vào thị trường châu Âu.
Trung Quốc cũng đã bày tỏ sự quan tâm trong việc kết nối cảng biển này với việc đầu tư cơ sở hạ tầng tại khu vực Balkan và các quốc gia sông Danube đi qua.
Khủng hoảng Hy Lạp đe dọa nền kinh tế của toàn Liên minh Châu Âu. (Nguồn: The Guardian)
Bắc Kinh đã đạt được thỏa thuận với các nước Châu Âu về dự án này, bao gồm việc phát triển thêm đường cao tốc, đường sắt và đường biển, báo cáo cho biết thêm rằng trong tình hình thảm khốc ở Hy Lạp, đây là một ván bài có thể dẫn đến mất mát đặc biệt đối với các công ty Trung Quốc ở Iraq, Lybia, Sudan và Ai Cập.
Tuy nhiên, Alexander Salitsky, một chuyên gia Trung Quốc cùng Viện Kinh tế và Quan hệ Quốc tế Thế giới tại Moscow tin rằng Trung Quốc sẽ sử dụng tình hình ở Hy Lạp như một cơ hội để "nắm bắt kiểm soát " châu Âu.
Các ngân hàng Hy Lạp có thể cạn sạch tiền trong vòng hai ngày nữa.
Bắc Kinh chắc chắn sẽ tham gia vào kế hoạch giải cứu Hy Lạp, Salitsky nói, nên lưu ý rằng tình hình kinh tế và đầu tư của Trung Quốc đều đủ mạnh để cung cấp hỗ trợ. Trung Quốc có thể chuyển một số ngành công nghiệp chế biến của nước mình đến Hy Lạp, hoặc có thể chọn Hy Lạp làm một điểm dừng quan trọng trên tuyến vận chuyển dầu và khí đốt từ Nga sang châu Âu, ông nói thêm.
Ông Phàn Minh Thái, Vụ trưởng Vụ Tài chính Trung Quốc nói với Sputnik ông tin rằng có hai cách Trung Quốc có thể cung cấp viện trợ cho Hy Lạp.
"Đầu tiên, trong khuôn khổ viện trợ quốc tế thông qua các nước EU. Thứ hai, Trung Quốc có thể hỗ trợ Hy Lạp trực tiếp, đặc biệt là việc xem xét "vành đai kinh tế", "con đường tơ lụa" và Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng Châu Á (AIIB). Trung Quốc hoàn toàn có khả năng này", ông nói.
Theo Bảo Anh
Pháp luật TPHCM
Trung Quốc chơi "canh bạc Hy Lạp" để "thâu tóm" Châu Âu Theo chuyên gia Nga, can thiệp vào cuộc khủng hoảng nợ Hy Lạp là một rủi ro, nhưng là một canh bạc để Trung Quốc thâu tóm các thị trường Châu Âu. Theo chuyên gia Nga, can thiệp vào cuộc khủng hoảng nợ Hy Lạp đầy rẫy rủi ro, nhưng là một canh bạc để Trung Quốc "thâu tóm" các thị trường Châu...