Mỹ quyết không để Trung Quốc muốn làm gì thì làm ở Senkaku
Tạo chí quân sự nổi tiếng của Canada là Kanwa Defence Review tiết lộ, đầu tháng 4 vừa qua Mỹ và Nhật Bản đã bí mật triệu tập hội nghị thảo luận về vấn đề chiến thuật tác chiến phòng thủđảo Điếu Ngư/Senkaku. .
Đây là lần đầu tiên Mỹ và Nhật Bản chính thức đặt ra tưởng định và xây dựng kế hoạch tác chiến biển đảo, điều này có nghĩa là Washington đã bước vào một giai đoạn có tính thực tế về vấn đề xung đột quân sự Mỹ – Trung. Về vấn đề này, chuyên gia quân sự Trung Quốc Doãn Trác cho biết, đây chỉ là những thảo luận đơn thuần mang tính chiến, kỹ thuật tác chiến, còn về mặt chính trị mọi chuyện sẽ được xét theo góc độ khác, phức tạp hơn nhiều.
Tạp chí Kanwa viện dẫn một nguồn tin ngoại giao từ Tokyo cho biết, kế hoạch tác chiến Senkaku của Mỹ – Nhật mới đang ở trong giai đoạn xây dựng ý tưởng, cơ sở pháp lý ban đầu dựa vào cách hành xử của các quốc gia xung quanh, Hiệp ước bảo hộ an ninh Nhật – Mỹ, hiệp nghị trao đổi vật tư quốc phòng… mà phạm vi của tưởng định tác chiến (khu vực tác chiến), có khả năng sẽ lớn hơn rất nhiều so với ý định ban đầu.
Về vấn đề này, Kanwa nhận định, điểm cốt lõi của kế hoạch tác chiến chung Nhật – Mỹ là lập tức phản kích, dùng mọi cách để đoạt lại đảo. Điều này đồng nghĩa với việc, nếu Trung Quốc tung ra hành động tấn công, lập tức toàn bộ lực lượng hải, không quân Mỹ sẽ lập tức can thiệp quân sự chứ không chỉ đơn thuần là trợ giúp về hậu cần. Mỹ – Nhật tác chiến trực diện với Trung Quốc là khả năng hoàn toàn hiện thực.
Mỹ – Nhật thường xuyên tổ chức diễn tập đánh, tái chiếm đảo
Video đang HOT
Mỹ – Nhật còn đặt giả thiết, một khi Trung Quốc phát động tấn công quân sự, chiến sự sẽ lan rộng đến các căn cứ quân sự Mỹ. Tưởng định mang tính thực tế nhất là một số khu vực trọng điểm, ví dụ như Okinawa sẽ bị tấn công bằng tên lửa đạn đạo, tên lửa hành trình. Vì vậy, kế hoạch phòng chống các loại tên lửa của Trung Quốc sẽ được triển khai rộng đến phạm vi các đảo.
Điều này là không có gì khó khăn cho liên quân 2 nước này, bởi vì thường xuyên gặp phải sự uy hiếp của tên lửa Triều Tiên nên họ đã triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot-3 ở Okinawa. Ngoài ra khả năng phòng thủ tên lửa trên biển, cũng được tăng cường với các tàu khu trục Aegis được trang bị hệ thống đánh chặn tên lửa trên tầng khí quyển SM-3 của cả 2 nước.
Bàn về tính khả thi của kế hoạch tác chiến chung Mỹ – Nhật, chuyên gia quân sự Doãn Trác cho biết, kế hoạch này được chia thành 2 bộ phận. Đầu tiên là xét về góc độ quân sự, vấn đề Senkaku đã được đưa vào trong phạm vi chế ước của Hiệp ước bảo hộ an ninh Nhật – Mỹ năm 2010, 2 bên nhất định đã sơ bộ thảo luận đến những vấn đề này.
Tàu khu trục DDG-178 Ashigara, thuộc lớp Atago của Nhật Bản
Mỹ – Nhật cần phải xây dựng các dự kiến phương án tác chiến trong tương lai, mức độ tập trung binh lực, mô hình phối hợp tác chiến và khả năng phản kích của Trung Quốc… Tuy nhiên, tất cả những vấn đề này có khả năng chỉ được đặt ra và phân tích trên hệ thống máy tính, mà không đưa vào trong dự thảo kế hoạch tác chiến tổng quan.
Ông Doãn Trác cho biết, kế hoạch trên chỉ đơn thuần là xét về góc độ chiến, kỹ thuật quân sự, nó còn liên quan đến rất nhiều vấn đề như: Quyết sách của Chính phủ, đường lối ngoại giao, chiến lược quân sự, khả năng huy động các nguồn lực tổng hợp… Vì vậy, trong tương lai nhất định nó cũng có sự thay đổi và Trung Quốc cần bám sát để có những đối sách hợp lý.
Theo Anninhthudo
Mỹ quyết không để Snowden nhận giải Nobel Hòa bình
Truyền thông Nga nói Mỹ kiên quyết phản đối cựu nhân viên CIA Snowden nhận giải Nobel Hòa bình.
Hãng tin Rusnews.cn của Nga hôm 15/7 dẫn lời chủ tịch Ủy ban quốc tế Duma quốc gia Nga Alexei Pashtoon Krakow rằng Mỹ sẽ không cho phép "kẻ lộ mật" Edward Snowden nhận giải Nobel Hòa bình.
Cựu nhân viên CIA Snowden
Ông Krakow viết trên trang Twitter của mình: "Bất luận thế nào Mỹ cũng sẽ không để Snowden nhận giải Nobel Hòa bình. Trong khi đó, nhiều nước phương Tây lại cho rằng Snowden là một chiến binh dân chủ".
Trước đó, một giáo sư tại Đại học Umea, Thụy Điển đã đề cử cựu điệp viên CIA Edward Snowden vào danh sách nhận giải Nobel Hòa bình.
Trong cuộc gặp đại diện tổ chức nhân quyền và luật sư nổi tiếng ở sân bay Sheremetyevo hôm 12/7, Snowden bày tỏ mong muốn được tị nạn chính trị tạm thời ở Nga.
Tuy nhiên, giới chức Nga nói rằng họ vẫn chưa nhận được đơn xin tị nạn tạm thời của Snowden trong khi cựu điệp viên này vẫn đang trú chân tại khu quá cảnh sân bay Sheremetyevo của Matxcơva kể từ ngày 23/6 đến nay
Theo VTC
Mỹ và Trung Quốc lại chơi "ván cờ biển Đông" Mỹ và Trung Quốc ngày 10/7 tiến hành đối thoại hàng năm về an ninh-kinh tế ở Washington, trong đó dự kiến sẽ thảo luận về vấn đề Biển Đông. Ảnh minh họa. Làm thế nào để giải quyết một cách êm thấm tranh chấp Biển Đông là một phần của nghị trình của các cuộc thảo luận Mỹ-Trung ở Washington tuần này....