Mỹ quan ngại bạo lực gia tăng nghiêm trọng ở Mali
Ngày 16/8, Chính phủ Mỹ đã bày tỏ quan ngại về mối đe dọa bạo lực ngày một nghiêm trọng tại Mali, trong đó có các vụ tấn công nhằm vào Phái bộ gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc (LHQ) tại quốc gia Tây Phi này (MINUSMA).
Lực lượng Phái bộ gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc tại Mali (MINUSMA) tuần tra tại thị trấn Konna, Mali. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Matthew Miller nêu rõ: “Các cuộc tấn công nhằm vào lực lượng gìn giữ hòa bình của LHQ là không thể chấp nhận được”. Ông cho biết Washington lên án hành vi bạo lực này cũng như mối đe dọa lớn hơn mà các phần tử vũ trang hoạt động trên khắp Mali gây ra, đồng thời khẳng định Mỹ sẽ sát cánh cùng người dân Mali.
Cùng ngày, ông Farhan Haq – Phó phát ngôn của Tổng thư ký LHQ cho biết, Phó Tổng Thư ký LHQ phụ trách các hoạt động gìn giữ hòa bình, ông Jean-Pierre Lacroix, đã lên đường tới Bamako để gặp nhà chức trách Mali thảo luận tiến trình rút dần lực lượng MINUSMA trước ngày 31/12. Theo kế hoạch, ông Lacroix cũng sẽ gặp Nhóm quốc gia LHQ (UNCT) cùng Văn phòng LHQ ở Tây Phi và Sahel (UNOWAS) thảo luận việc rút quân theo yêu cầu của Mali và được Hội đồng Bảo an LHQ thông qua hôm 30/6. Bên cạnh đó, ông Lacroix cũng dự kiến gặp các nhân viên của LHQ để cảm ơn sự cống hiến và hy sinh của họ trong nhiều năm phục vụ và hỗ trợ người dân Mali.
LHQ triển khai MINUSMA tại Mali từ năm 2013, với 11.700 binh sĩ đến từ 65 quốc gia. Sứ mệnh của phái bộ này được cho là sứ mệnh nguy hiểm nhất mà LHQ từng tham gia, theo đó hơn 250 binh sĩ gìn giữ hòa bình đã thiệt mạng trong 10 năm qua.
Mới đây nhất, nhóm phiến quân “Ủng hộ Đạo Hồi và tín đồ Hồi giáo” (GSIM) có quan hệ với tổ chức khủng bố al-Qaeda, đã thừa nhận tiến hành vụ tấn công nhằm vào MINUSMA hôm 13/8 trên một đường ở miền Bắc Mali, giữa thành phố Timbuktu và làng Ber, khiến ít nhất 4 thành viên MINUSMA bị thương. Tiếp đó, ngày 15/8, một đoàn xe của MUNISMA di chuyển từ Menaka đến Gao cũng bị các phần tử có vũ trang chưa rõ danh tính tấn công. Rất may không có ai bị thương trong vụ tấn công này. Đoàn xe trên chở các binh sĩ gìn giữ hòa bình và thiết bị của MINUSMA trong khuôn khổ hoạt động rút quân của lực lượng này.
Liên hợp quốc lên kế hoạch rút lực lượng gìn giữ hòa bình tại CHDC Congo
Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres vừa cho biết sứ mệnh của Phái bộ gìn giữ hòa bình LHQ tại CHDC Congo (MONUSCO) đang bước vào giai đoạn cuối cùng, đồng thời cảnh báo rằng tình hình tại quốc gia xung đột này đang xấu đi nhanh chóng.
Binh sĩ thuộc Phái bộ Gìn giữ hòa bình LHQ tại CHDC Congo (MONUSCO) tuần tra tại Dhedja, CHDC Congo. Ảnh (tư liệu): AFP/TTXVN
Trong báo cáo trình lên Hội đồng Bảo an LHQ, ông Guterres đã nêu bật tình hình ảm đạm tại CHDC Congo và vạch ra kế hoạch rút quân nhanh chóng và có trách nhiệm của MONUSCO sau gần 25 năm hoạt động tại quốc gia Trung Phi này. Báo cáo dài 15 trang công bố ngày 10/8 đã nhấn mạnh đến xu hướng leo thang căng thẳng tại khu vực và tình hình nhân đạo xấu đi trong năm ngoái, với hàng trăm nghìn người buộc phải di dời. Các tỉnh miền Đông như Bắc Kivu và Ituri, hai khu vực chịu ảnh hưởng nặng nhất của bạo lực, lần lượt ghi nhận 28% và 39% dân số (tương đương 4 triệu người) phải rời bỏ nhà cửa. Tâm điểm của xung đột là sự trỗi dậy của nhóm phiến quân M23, hiện đã chiếm được các vùng lãnh thổ rộng lớn.
Trong những năm qua, việc MONUSCO rút khỏi CHDC Congo đã trở thành trọng tâm của các cuộc tranh luận tại nước này. Tháng 9/2022, Tổng thống Felix Tshisekedi tuyên bố không có lý do gì để MONUSCO duy trì sự hiện diện tại đây sau cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 12/2023.
Đáp lại mong muốn của Chính phủ CHDC Congo, LHQ tái khẳng định sẽ rút MONUSCO, đồng thời cảnh báo việc rút nhân viên quá sớm sẽ để lại hậu quả cho dân thường vốn phụ thuộc vào lực lượng này để đảm bảo an toàn.
Liên minh châu Phi bác bỏ khả năng can thiệp quân sự vào Niger Hội đồng Hòa bình và An ninh (PSC) của Liên minh châu Phi ngày 16/8 đã lên tiếng phản đối việc triển khai quân đội nước ngoài đến Niger để khôi phục trật tự hiến pháp, đồng thời buộc chính quyền quân sự tại nước này phải trả tự do cho Tổng thống bị lật đổ Mohamed Bazoum. Binh sỹ thuộc lực lượng...