Mỹ lấy tiền ở đâu cho gói giải cứu COVID-19 1.900 tỷ USD?
Tổng thống Mỹ Joe Biden muốn thúc đẩy gói giải cứu 1.900 tỷ USD liên quan đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, câu hỏi quan trọng là: Mỹ lấy tiền ở đâu để trả cho gói giải cứu này?
Theo kênh CNN, gói giải cứu này là cần thiết và nằm trong khả năng chi trả của Mỹ.
Tổng thống Mỹ Joe Biden. Ảnh: AFP/TTXVN
Kế hoạch phục hồi từ đại dịch COVID-19 của ông Biden nhằm giải quyết ba nhu cầu quan trọng.
Một là, gói giải cứu sẽ chi 400 tỷ cho cuộc chiến chống COVID-19 thông qua chương trình tiêm chủng, mở rộng lực lượng lao động ngành y tế và các biện pháp khác.
Hai là, gói này dành khoảng 1.000 tỷ USD để chi cho các gia đình tầng lớp lao động, trong đó nhiều người bị đại dịch tác động mạnh.
Ba là, gói giải cứu cũng dành khoảng 440 tỷ USD để hỗ trợ các bang và thành phố có tiền bù vào thâm hụt và chi cho các doanh nghiệp nhỏ không thể tiếp cận vốn trên thị trường.
Theo Văn phòng Ngân sách Quốc hội (CBO), giá trị của gói giải cứu tương đối lớn, tương đương khoảng 8,7% GDP năm 2021 của Mỹ theo dự báo. Mỹ có thể trang trải khoản này nhưng khoản tiền vẫn tương đối lớn so với nguồn ngân sách hiện nay của chính phủ Mỹ. Trong thực tế, chỉ riêng gói này đã chiếm tới 54% trong số 3.500 tỷ USD mà CBO dự kiến ngân sách chính phủ liên bang sẽ thu về trong năm 2021.
Cửa hàng hạ giá sản phẩm tại New York, Mỹ ngày 8/1/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Video đang HOT
Cũng cần lưu ý rằng gói giải cứu 1.900 tỷ USD chỉ là một phần trong các khoản chi tiêu ngày càng tăng của Mỹ để đáp ứng nhu cầu cấp thiết nảy sinh từ đại dịch.
Nhu cầu về dài hạn cũng rất lớn. Suốt nhiều chục năm qua, Mỹ đã không đầu tư đủ vào giáo dục, dạy kỹ năng, cơ sở hạ tầng, dịch vụ số, năng lượng tái tạo và một loạt nhu cầu khác. Vì lý do này, ông Biden đã đề xuất tăng chi tiêu cho cơ sở hạ tầng 2.000 tỷ USD.
Mỹ có ba cách để chi trả cho gói kích thích 1.900 tỷ USD. Cách đầu tiên là chính phủ liên bang vay tiền. Cách thứ hai là Cục Dự trữ Liên bang Mỹ in thêm tiền. Cách thứ ba là tăng thuế, đặc biệt là thuế đánh vào người giàu, tập đoàn, tác nhân gây ô nhiễm… Hoặc là Mỹ có thể sử dụng cả ba cách trên.
Vay tiền
Cách vay tiền dường như không mấy phức tạp khi mà lãi suất đang ở mức thấp kỷ lục nên chi phí lãi với nợ công cũng thấp. Nợ công của Mỹ vào cuối năm 2020 tương đương 100,1% GDP, tỷ lệ cao kể từ cuối Thế chiến II.
Tuy nhiên, CBO dự báo chi phí trả nợ năm 2021 sẽ chỉ tương đương 1,5% GDP vì lãi suất trung bình hàng năm với nợ chỉ là 1,5%. Chính phủ Mỹ cần vay dài hạn (30 năm) để tận dụng lãi suất thấp.
Việc chính phủ liên bang vay tiền khi lãi suất thấp như vậy là hợp lý. Nhưng vẫn sẽ có giới hạn với việc này vì lãi suất có thể tăng trong tương lai. Không ai dự báo được lãi suất ở Mỹ sẽ thấp như hiện nay và cũng khó dự báo lãi suất tương lai sẽ thế nào. Lãi suất có thể tăng sớm hơn dự báo vì người vay khắp thế giới tăng cường đầu tư để tận dụng điều kiện vay ưu đãi.
In thêm tiền
Những người ủng hộ Thuyết Tiền tệ Hiện đại (MMT) cho rằng chính phủ có thể chi nhiều tiền hơn nhờ in thêm tiền. Trong thực tế, FED đã in thêm lượng tiền giá trị 1.800 tỷ USD từ tháng 12/2019. Tuy nhiên, cũng như vay tiền, in tiền cũng có hạn chế vì nảy sinh rủi ro lạm phát.
Những người ủng hộ MMT cho rằng lạm phát vẫn sẽ ở mức thấp chừng nào còn có cơ chế giám sát. Họ chỉ ra rằng nhiều người Mỹ không có việc làm và sẽ chưa sớm có lại việc làm. Tăng tổng chi tiêu có thể đi kèm với tăng sản lượng và việc làm, từ đó sẽ khiến nền kinh tế không quá nóng.
Dù vậy, trong 12 tháng qua, Mỹ đã chứng kiến giá cả một số mặt hàng tăng đáng kể, như kim loại quý, ngũ cốc, bất động sản, tài sản tài chính. Giá các mặt hàng này tăng có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm về tình trạng lạm phát rộng hơn sắp xảy ra do động thái của FED và Bộ Tài chính khi tung ra hàng nghìn tỷ USD và tăng cường sức mua trong nền kinh tế.
Cho dù tăng lượng tiền in ra không gây lạm phát thì động thái này có thể tạo ra bong bóng tài chính mới và do đó gây ra một chu kỳ bùng nổ-đổ vỡ mới. Đây chính là điều đã xảy ra trong nhiều năm trước cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008. Nhiều năm cho vay dễ dãi và giảm bớt luật lệ trên thị trường tài chính từ cuối những năm 1990 đã khiến bong bóng xuất hiện trên thị trường nhà đất Mỹ. Khi bong bóng vỡ năm 2008, nó đã kéo đổ hệ thống ngân hàng và làm suy giảm kinh tế trầm trọng.
Tăng thuế
Quang cảnh tại quảng trường Herald ở New York, Mỹ ngày 8/1/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Sau khi phân tích hai khả năng trên, khả năng thứ ba được đặt ra: tăng thuế.
Từ thời Tổng thống Ronald Reagan, người Mỹ đã có suy nghĩ rằng không cần thiết phải đánh thuế cao để có tiền cho chính phủ chi tiêu. Phe Cộng hòa đã thúc đẩy ý tưởng này khi cho rằng giảm thuế sẽ có lợi vì thúc đẩy tăng trưởng và thu được nhiều thuế hơn. Tuy nhiên, ý tưởng này đã bị chứng minh là sai vì khi chính phủ của phe Cộng hòa cắt giảm thuế năm 1981, 2001 và 2017, ngân sách đều giảm và thâm hụt.
Do đó, không thể kỳ vọng vay tiền và in tiền sẽ đủ cho chính phủ hoạt động về dài hạn. Tăng thuế sẽ là biện pháp cần thiết để có tiền cho các dịch vụ công.
Không ngạc nhiên khi các chính phủ như Canada, Anh, Đức và Thụy Điển đều có mức chi tiêu công/GDP cao hơn và cũng đánh thuế cao hơn. Trong thực tế, Mỹ có nguồn ngân sách từ thuế/GDP thấp thứ hai trong số các nền dân chủ có mức thu nhập cao thuộc Tổ chức Phát triển và Hợp tác Kinh tế (OECD).
Do đó, theo ông Jeffrey Sachs, Giáo sư Trung tâm Phát triển Bền vững tại Đại học Columbia, Mỹ cần nhanh chóng thông qua gói giải cứu 1.900 tỷ USD và theo đuổi kế hoạch phục hồi táo bạo dựa trên đầu từ dài hạn vào cơ sở hạ tầng, năng lượng sạch, giáo dục và công nghệ. Mỹ cũng cần sẵn sàng tăng thuế, đặc biệt là khi lãi suất bắt đầu tăng và lạm phát, bong bóng tài sản bắt đầu cho thấy hạn chế của việc in tiền. Mỹ có nhiều con đường để tăng ngân sách từ nguồn thu thuế, bắt đầu từ các tập đoàn giàu có, các tỷ phú kiếm đậm tiền trong dịch COVID-19 và những tác nhân gây ô nhiễm cần phải gánh chịu chi phí xã hội mà họ làm tổn hại.
Mục tiêu của đảng Dân chủ là thông qua gói giải cứu vào giữa tháng 3 tới khi mà các gói hỗ trợ trước đó hết hạn.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc ca ngợi nước Đức là 'cường quốc hòa bình'
Phát biểu trước Quốc hội Đức ngày 18/12, Tổng Thư ký Liên hợp quốc (TTK LHQ) António Guterres đã ca ngợi nước Đức là "cường quốc hòa bình" và là "trụ cột chủ nghĩa đa phương".
Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres. Ảnh: THX/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Đức, nhân chuyến thăm Berlin trong khuôn khổ kỷ niệm 75 năm thành lập LHQ và Hiến chương LHQ có hiệu lực, Quốc hội Đức đã mời TTK Guterres phát biểu trước cơ quan lập pháp Đức và người đứng đầu LHQ đã có bài diễn văn bằng tiếng Đức, trong đó ca ngợi vai trò của nước Đức trên thế giới cũng như cá nhân Thủ tướng Đức Angela Merkel.
TTK Guterres nhấn mạnh: "Với tư cách là TTK LHQ, tôi hiểu nước Đức hằng ngày đã đóng vai trò hàng đầu trên thế giới với nhận thức sâu sắc về lịch sử và trách nhiệm. Tôi cũng thấy rõ nước Đức đã ứng phó ra sao với những thách thức to lớn của thời đại". Người đứng đầu LHQ đánh giá cao sự tham gia của Đức trong việc đảm bảo hòa bình trên thế giới, khẳng định Đức là đồng minh quan trọng trong nỗ lực vì hòa bình trên toàn thế giới của LHQ, trong đó có các sứ mệnh của Đức tại Afghanistan và khu vực Sahel.
Đối với Thủ tướng Merkel, TTK LHQ cảm ơn nhà lãnh đạo Đức về sáng kiến tổ chức Hội nghị quốc tế về Libya hồi đầu năm tại Berlin, đồng thời ca ngợi vai trò lãnh đạo của Thủ tướng Merkel trong cuộc chiến chống COVID-19.
Nhân dịp này, ông Guterres kêu gọi ngừng bắn trên toàn cầu để có thể ứng phó hiệu quả hơn với đại dịch COVID-19. Ông cũng cho rằng việc sản xuất vaccine phải giúp dễ tiếp cận và giá cả phải chăng với tất cả mọi người trên toàn thế giới, coi đây là hàng hóa công cộng toàn cầu.
TTK LHQ cũng nhấn mạnh COVID-19 đang làm gia tăng đói nghèo và đe dọa gây ra nạn đói, trong khi thế giới còn thiếu sự hợp tác quốc tế trong vấn đề này. Tuy nhiên, theo ông Guterres, mối đe dọa lớn nhất hiện nay không phải là chiến tranh, mà là cuộc chiến chống lại tự nhiên, trong đó bảo vệ khí hậu phải là ưu tiên hàng đầu của tất cả mọi người trên thế giới.
Đức: ASEAN đóng vai trò nổi bật trong định hướng của châu Âu ở châu Á Việc nâng cấp quan hệ EU-ASEAN lên đối tác chiến lược là mục tiêu trọng tâm của Đức trong nhiệm kỳ giữ chức Chủ tịch luân phiên Hội đồng EU nửa cuối năm nay. Ngoại trưởng Đức Heiko Maas . (Ảnh: AFP/TTXVN) Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, phát biểu sau hội nghị trực tuyến cấp bộ trưởng giữa Liên minh châu Âu...