Trung Quốc tính hạn chế xuất khẩu đất hiếm để trừng phạt nhà thầu quân sự Mỹ
Trung Quốc đang xem xét khả năng gây hại cho các nhà thầu quân sự Mỹ bằng việc hạn chế nguồn cung đất hiếm vốn là nguyên liệu thiết yếu đối với ngành công nghệ quốc phòng – tờ Financial Times ngày 16/2 đưa tin.
Hoạt động khai thác đất hiếm tại tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. Ảnh: Reuters
Một nguồn thạo tin giấu tên cho biết, giới chức Bắc Kinh đã yêu cầu lãnh đạo điều hành các tập đoàn, công ty chuyên về khai thác đất hiếm ở đại lục đánh giá về mức độ tổn thương đối với Mỹ và châu Âu nếu Trung Quốc áp đặt hạn chế xuất khẩu đất hiếm trong một cuộc đối đầu song phương.
Thông tin này một lần nữa lại khiến dự luận quan tâm đến một nhóm các nhân tố đất hiếm, được dùng phổ biến trong nhiều sản phẩm công nghệ cao, từ điện thoại thông minh cho tới máy bay chiến đấu và là một điểm trung tâm trong quan hệ thương mại ngày một xấu đi giữa Mỹ với Trung Quốc. Trung Quốc hiện là nước kiểm soát phần lớn sản lượng đất hiếm của toàn thế giới, đẩy nhiều ngành công nghiệp của Mỹ đứng trước nguy cơ dễ bị tổn thương về nguồn cung trong ngắn hạn.
Bộ Ngoại giao và Bộ Công nghiệp – Công nghệ thông tin Trung Quốc chưa đưa ra bình luận về thông tin nêu trên. Chính quyền Bắc Kinh trong tháng trước đã cho công bố dự thảo đối với ngành khai thác, chế biến và xuất khẩu đất hiếm, trong đó có những đề xuất yêu cầu các công ty tuân thủ quy định về xuất khẩu, cùng với đó là khả năng nhà nước sẽ hạn chế hoặc thậm chí ngừng khai thác, chế biến đất hiếm để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, gìn giữ môi trường.
Lo ngại ảnh hưởng của Trung Quốc trên thị trường đất hiếm, Tổng thống Donald Trump hồi tháng 9/2020 đã ký ban hành một sắc lệnh nhằm mở rộng việc khai thác, nâng cao sản lượng đất hiếm trong nội địa Mỹ. Washington cũng đã trao cho công ty Lynas Rare Earths – nhà sản xuất đất hiếm lớn nhất ngoài Trung Quốc, một hợp đồng nhằm gia tăng khả năng tinh chế đất hiếm.
Video đang HOT
Truy tố 19 bị can gây thiệt hại hơn 830 tỷ đồng tại Gang thép Thái Nguyên
19 bị can bị truy tố do để xảy ra nhiều sai phạm khi thực hiện dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 Công ty Gang thép Thái Nguyên, gây thiệt hại hơn 830 tỷ đồng.
Viện KSND Tối cao vừa ra cáo trạng truy tố 19 bị can trong vụ án sai phạm xảy ra tại dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 - Công ty Gang thép Thái Nguyên (TISCO) và một số đơn vị liên quan.
14 bị can bị truy tố về tội "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí" gồm: Mai Văn Tinh, cựu Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Thép Việt Nam (VNS); Đậu Văn Hùng, cựu Tổng giám đốc VNS; Trần Trọng Mừng, cựu Tổng giám đốc TISCO; Trần Văn Khâm, cựu Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc TISCO; Ngô Sỹ Hán, cựu Phó Tổng giám đốc, Trưởng ban Quản lý dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 - TISCO...
5 bị can bị truy tố tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, theo khoản 3, Điều 360 Bộ luật Hình sự 2015 gồm: Lê Phú Hưng (nguyên thành viên HĐQT Tổng Công ty gang thép Việt Nam) và các bị can Nguyễn Minh Xuân, Nguyễn Chí Dũng, Hoàng Ngọc Diệp, Đoàn Thu Trang (đều là nguyên thành viên HĐQT Tổng Công ty Thép Việt Nam).
Các bị can bị truy tố
Theo cáo trạng, dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 - Công ty Gang thép Thái Nguyên do Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên làm chủ đầu tư, cấp quyết định đầu tư là HĐQT VNS.
Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương), Chính phủ chỉ là cấp có thẩm quyền cho chủ trương đầu tư dự án, không có thẩm quyền quyết định đầu tư cũng như tổ chức đấu thầu, ký hợp đồng, thanh quyết toán dự án.
Sau khi Thủ tướng đồng ý chủ trương đầu tư dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 Công ty Gang thép Thái Nguyên (các nguồn vốn huy động gồm vốn tự có của chủ đầu tư, vốn vay ngân hàng và vay tín dụng ưu đãi của Nhà nước), ông Nguyễn Kim Sơn, Chủ tịch HĐQT VNS đã ký quyết định phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi dự án với tổng mức đầu tư là hơn 3.800 tỷ đồng.
Đơn vị trúng thầu là Tập đoàn Khoa học Công nghệ và Thương mại luyện kim Trung Quốc (MCC). Tháng 7/2007, ông Trần Trọng Mừng, Tổng Giám đốc TISCO đã ký hợp đồng số 01 EPC với đại diện của MCC. Giá trị hợp đồng hơn 160 triệu USD, là giá trọn gói không thay đổi trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng.
Từ tháng 8/2008, sau hơn 11 tháng khởi công xây dựng nhưng MCC chưa hoàn thành thiết kế chi tiết các hạng mục, chưa lựa chọn và ký được hợp đồng với nhà thầu phụ, chưa triển khai thi công bất kỳ hạng mục nào của gói thầu nhưng lại có nhiều văn bản gửi TISCO đề nghị kéo dài thời gian thực hiện hợp đồng và đề nghị điều chỉnh giá hợp đồng EPC với tổng chi phí tăng thêm là hơn 138 triệu USD không có cơ sở.
Tuy nhiên, bị can Trần Trọng Mừng đã ký văn ban gửi Bộ Công Thương và VNS đề nghị "cho giải quyết đặc cách" phạm vi được điều chỉnh về giá thiết bị và các chi phí khác đối với dự án.
Bị can Nguyễn Trọng Khôi, Phó Tổng Giám đốc VNS đã ký văn bản gửi Bộ Công Thương, trong đó có nội dung: "Để cùng chia sẻ khó khăn với MCC, chủ đầu tư sẽ đề nghị lên các cơ quan có thẩm quyền xem xét giải quyết điều chỉnh đối với phần xây dựng (phần C) của hợp đồng...".
Theo nội dung cáo trạng, với chức trách nhiệm vụ được giao, các bị can Trần Trọng Mừng, Mai Văn Tinh, Đậu Văn Hùng và đồng phạm đã không chỉ đạo áp dụng điều khoản để dừng hợp đồng, báo cáo người có thẩm quyền xem xét hủy đấu thầu, thu hồi tiền tạm ứng mà quyết tâm bằng mọi biện pháp tiếp tục thực hiện dự án.
Các bị can là người có chức vụ, quyền hạn nhận thức rõ theo quy định pháp luật thì hợp đồng EPC số 01 không được phép điều chỉnh trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng. Theo quy định MCC phải chịu trách nhiệm lựa chọn, ký hợp đồng, trực tiếp thanh toán cho nhà thầu phụ thực hiện phần C hợp đồng nhưng các bị can đã chỉ đạo, tổ chức đàm phán với MCC tách phần "C" ra khỏi hợp đồng để TISCO tổ chức thực hiện và chịu mọi rủi ro.
Các bị can còn chỉ đạo đơn vị có chức năng tại VNS, TISCO tham mưu đề xuất, ký các văn bản báo cáo đề nghị Bộ Công Thương báo cáo Thủ tướng cho điều chỉnh chi phí phần C, điều chỉnh hợp đồng EPC số 01.
"Việc làm trên đã làm thay đổi bản chất, phá vỡ nguyên tắc quản lý hợp đồng EPC, tạo điều kiện cho MCC có lý do chối bỏ trách nhiệm thực hiện hợp đồng EPC số 01. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến TISCO không kiểm soát được chi phí đầu tư vào dự án, không ràng buộc trách nhiệm của nhà thầu phụ về tiến độ, giá trị hợp đồng làm dự án phải dừng thi công gây thất thoát lãng phí tài sản cho Nhà nước", cơ quan điều tra đánh giá.
Cơ quan điều tra xác định, tính đến 31/12/2018, TISCO đã đầu tư cho dự án hơn 4.400 tỷ đồng, trong đó vốn vay VDB Bắc Kạn - Thái Nguyên là 1.400 tỷ đồng, vay Vietinbank Hà Nội 1.600 tỷ đồng.
Đến nay dự án đã quá thời hạn được phê duyệt gần 10 năm nhưng vẫn chưa hoàn thành; số tiền hơn 830 tỷ đồng mà TISCO đã trả các ngân hàng từ khi dự án chậm tiến độ, dừng thi công đến thời điểm vụ án bị khởi tố là hậu quả thiệt hại của vụ án.
Trung Quốc sắp xây xong 500.000 trạm gốc 5G Trung Quốc hiện đã xây xong hơn 480.000 trạm gốc 5G, đạt 96% tiến độ của mục tiêu xây 500.000 trạm trong năm nay. Wen Ku, Giám đốc Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin Trung Quốc (MIIT), công bố tại một hội nghị tại Bắc Kinh tuần trước rằng tiến độ xây dựng mạng 5G của nước này đang được đẩy...