Mỹ, EU sẽ chuyển 50 tỷ USD từ tài sản bị phong tỏa của Nga cho Ukraine
Ngày 4/12, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết nước này và Liên minh châu Âu (EU) sẵn sàng chuyển 50 tỷ USD từ các tài sản bị phong tỏa của Nga cho Ukraine trong những tuần tới.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken. Ảnh: AFP/TTXVN
Những khoản tiền này cần trở thành nguồn tài chính quan trọng cho nền kinh tế và quốc phòng Ukraine vào năm 2025.
Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, phát biểu họp báo, ông Blinken nêu rõ Mỹ đang phối hợp với các đồng minh châu Âu để đảm bảo rằng 50 tỷ USD phong tỏa của Nga sẽ nhanh chóng được sử dụng để hỗ trợ Ukraine.
Video đang HOT
Số tiền này sẽ được chuyển tới Ukraine trong những tuần tới. Ông nhấn mạnh các đối tác quốc tế của Ukraine tiếp tục nỗ lực nhằm cung cấp cho nước này tất cả các nguồn lực cần thiết để ổn định kinh tế và mua các khí tài quân sự quan trọng cho Các Lực lượng Vũ trang Ukraine (VSU).
Cũng theo người đứng đầu ngành ngoại giao Mỹ, kế hoạch hỗ trợ Ukraine đã được Mỹ và EU thống nhất ở cấp cao nhất.
Chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden cam kết sẽ hỗ trợ hết sức cho Ukraine trong thời gian còn lại của nhiệm kỳ.
Trong khi đó, các lãnh đạo cấp cao của EU cũng đã gửi đi thông điệp mạnh mẽ rằng khối này sẽ luôn ủng hộ Ukraine cho đến khi kết thúc cuộc xung đột với Nga.
Kể từ khi Moskva phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine năm 2022, EU đã phong tỏa khoảng 235 tỷ USD tiền của Ngân hàng trung ương Nga, chiếm phần lớn trong số tài sản của Nga bị phong tỏa trên toàn cầu. Khoảng 90% số tài sản này do tổ chức Euroclear có trụ sở tại Bỉ nắm giữ.
EU xác nhận dành cho Ukraine khoản vay 19 tỷ USD
Ngày 28/11, Liên minh châu Âu (EU) xác nhận sẽ cung cấp cho Ukraine 18,1 tỷ euro (19 tỷ USD) trong khuôn khổ một khoản vay lớn hơn từ Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) dựa trên lợi nhuận thu được từ các tài sản bị phong tỏa của Nga.
Trụ sở Ủy ban châu Âu tại Brussels, Bỉ. Ảnh: THX/TTXVN
Tháng trước, Nhóm G7 đã hoàn tất thỏa thuận cho Ukraine vay 50 tỷ USD để giúp nước này duy trì hoạt động quân sự. Mỹ cam kết cung cấp 20 tỷ USD trong số này, trong khi Anh, Canada và Nhật Bản cũng đồng ý đóng góp. Cam kết trên được đưa ra vào thời điểm then chốt đối với Ukraine khi xuất hiện nhiều hoài nghi về sự hỗ trợ của Mỹ khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền. EU ban đầu cho biết sẵn sàng cấp khoản vay tới 38 tỷ USD trước khi các đối tác G7 công bố phần đóng góp của họ.
Trên mạng xã hội X, quan chức cấp cao của EU Valdis Dombrovskis nhấn mạnh ông đã ký biên bản ghi nhớ với Kiev về khoản vay 18,1 tỷ euro để giúp Ukraine trang trải các nhu cầu cấp bách. Trong khi đó, Thủ tướng Ukraine Denys Shmygal hoan nghênh điều mà ông gọi là "bước đi táo bạo" của EU.
Kể từ khi Moskva phát động chiến dịch quân sự tại Ukraine năm 2022, EU đã phong tỏa khoảng 235 tỷ USD tiền của Ngân hàng Trung ương Nga, chiếm phần lớn trong số tài sản của Nga bị phong tỏa trên toàn cầu. Tổ chức Euroclear có trụ sở tại Bỉ nắm giữ 90% số tài sản này.
Khoản cho vay mới của EU bổ sung vào khoảng 120 tỷ euro mà khối này và các quốc gia thành viên đã cung cấp cho Ukraine kể từ khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra.
Tướng NATO: Quân đội Nga có thể mạnh hơn sau xung đột Tướng Christopher Cavoli, Tư lệnh tối cao quân đồng minh châu Âu, tin rằng dù cuộc chiến ở Ukraine kết thúc thế nào, quân đội Nga sẽ mạnh hơn hiện tại. Binh sĩ Nga tập trận ở bán đảo Crimea (Ảnh: Moskva). "Khi cuộc chiến ở Ukraine kết thúc, dù thế nào đi nữa, quân đội Nga sẽ mạnh hơn ngày nay. Các...