Mỹ để mắt nhiều hơn đến vai trò của thông gió trong chống COVID-19
Ngày càng có nhiều nhà khoa học nhận định rằng hệ thống thông gió được cải thiện có thể là một biện pháp hiệu quả chống lại COVID-19.
Ông Joseph Allen tại Trường Y tế Công cộng T.H. Chan tại Đại học Harvard (Mỹ) cho biết: “Các bằng chứng vô cùng choáng ngợp”.
Kênh CNN (Mỹ) cho biết mặc dù trong nhiều năm, các nhà khoa học hiểu rằng thông gió tốt có thể giảm lây lan bệnh đường hô hấp như cúm và sởi nhưng cho đến tháng 3, khái niệm cải thiện thông gió giảm lây lan COVID-19 mới nhận được chú ý. Đó là thời điểm Nhà Trắng khởi động sáng kiến tự nguyện khuyến khích các trường học và cơ sở lao động đánh giá, cải thiện hệ thống thông gió.
Video đang HOT
Đạo luật Kế hoạch Cứu hộ liên bang Mỹ cung cấp 122 tỷ USD cho việc kiểm tra và nâng cấp hệ thống thông gió trong các trường học, cũng như bơm 350 tỷ USD cho chính quyền địa phương và tiểu bang đầu tư vào nỗ lực phục hồi đại dịch ở cấp cộng đồng, bao gồm cả hệ thống thông gió và lọc khí. Nhà Trắng cũng khuyến khích các đơn vị tư nhân tình nguyện cải thiện chất lượng không khí trong không gian kín.
Tại bang Washington, sở y tế công cộng của thành phố Seattle và hạt King đã huy động được 3,9 triệu USD trong quỹ tài trợ cho đại dịch liên bang để tạo ra một chương trình không khí trong không gian kín. Cơ quan này đã thuê nhân viên để đánh giá thông gió miễn phí cho các doanh nghiệp và tổ chức cộng đồng đồng thời phân phối gần 7.800 máy làm sạch không khí di động cho trung tâm người vô gia cư, trung tâm chăm sóc trẻ em, nhà thờ, nhà hàng và các cơ sở kinh doanh khác…
Ý tưởng của Nhà Trắng được đưa ra ở thời điểm nhiều người lao động quay trở lại văn phòng sau 2 năm làm việc từ xa và biến chủng phụ “tàng hình” BA.2 của Omicron lây lan mạnh. Các chuyên gia đánh giá, nếu được khuyến khích rộng rãi, sự quan tâm đến chất lượng không khí trong không gian kín sẽ giúp cung cấp lợi ích chống lại COVID-19 và hơn thế nữa ngăn chặn sự lây lan của các bệnh khác.
Đại dịch đã bộc lộ những hậu quả nguy hiểm của việc thông gió kém, cũng như tiềm năng của việc cải thiện thông gió. Một ví dụ là các nhà nghiên cứu Hà Lan đã liên kết đợt bùng phát dịch năm 2020 tại một viện dưỡng lão với hệ thống thông gió còn thiếu sót. Trong khi đó, cải thiện lưu thông gió đã góp phần giảm tỷ lệ lây nhiễm COVID-19 tại các trường học ở bang Georgia (Mỹ). Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), việc kết hợp đeo khẩu trang và sử dụng máy lọc không khí hiệu quả cao có thể làm giảm 90% sự lây truyền COVID-19.
Các nhà khoa học nhấn mạnh rằng thông gió nên được coi là một chiến lược trong cuộc tấn công ba mũi nhằm vào COVID-19 trong đó bao gồm cả tiêm vaccine và khẩu trang chất lượng cao. Luồng không khí được cải thiện cung cấp thêm một lớp bảo vệ – và có thể là coi là công cụ quan trọng cho những người chưa được tiêm chủng đầy đủ, những người có hệ thống miễn dịch suy yếu và trẻ em còn quá nhỏ để tiêm vaccine.
Một trong những cách hiệu quả nhất để hạn chế sự lây truyền COVID-19 trong không gian kín là thay đổi phần lớn không khí trong phòng càng thường xuyên càng tốt. Theo đó thay thế không khí cũ kỹ, có khả năng nhiễm mầm bệnh bằng không khí trong lành từ bên ngoài hoặc không khí được chạy qua các bộ lọc hiệu quả cao.
Theo nghiên cứu được Văn phòng chính sách Khoa học và Công nghệ Nhà Trắng trích dẫn, việc thay đổi không khí 5 lần mỗi giờ có thể cắt giảm một nửa rủi ro lây lan dịch COVID-19. Tuy nhiên hầu hết các tòa nhà ngày nay tại Mỹ chỉ thay đổi không khí một hoặc hai lần mỗi giờ. Giáo sư David Michaels tại Trường Y tế công cộng Milken thuộc Đại học George Washington cho biết ông mong đợi tiêu chuẩn mạnh mẽ hơn của liên bang đối với chất lượng không khí trong không gian kín.
Ông Joseph Allen hoan nghênh sự chú ý nhằm vào không khí trong môi trường kín. Ông nói, trước khi dịch COVID-19 khiến vấn đề này được quan tâm, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc cải thiện hệ thống thông gió có liên quan với vô số lợi ích, bao gồm trẻ em đạt điểm kiểm tra cao hơn, số ngày nghỉ học ít hơn và nhân viên văn phòng làm việc hiệu quả hơn.
Các biến thể mới của virus SARS-CoV-2 có thể lây nhiễm ở chuột
Kết quả nghiên cứu mới công bố của một nhóm các nhà sinh vật học thuộc Đại học bang Georgia (Mỹ) cho thấy một số biến thể mới của virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 có thể lây nhiễm qua đường hô hấp ở loài chuột hoang, không giống như chủng ban đầu được ghi nhận ở Trung Quốc hồi cuối năm 2019.
Hình ảnh 3D của virus SARS-CoV-2 (phía sau) và cấu trúc phân tử giúp SARS-2-CoV xâm nhập tế bào con người (phía trước). Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Viruses cho thấy biến thể Alpha - được ghi nhận lần đầu tại Anh, và biến thể Beta - được ghi nhận lần đầu ở Nam Phi, có khả năng tự nhân trong phổi của chuột hoang. Nhà virus học và miễn dịch học Mukesh Kumar - trưởng nhóm nghiên cứu, nhận định sự tiến hóa này của virus đồng nghĩa chuột thí nghiệm thông thường giờ đây là mô hình hữu ích để các nhà khoa học tìm hiểu về virus, gồm cả những tác động COVID-19 kéo dài (Long COVID), và thử nghiệm những liệu pháp điều trị khả thi.
Theo ông Kumar, kết quả nghiên cứu cho thấy virus hiện có thể lây nhiễm sang các loài động vật dễ dàng hơn nhiều so với trước đây, vì vậy gây ra nhiều quan ngại hơn về các loài dơi, gặm nhấm và nhiều thú vật hoang khác, do có thể xuất hiện biến chủng nguy hiểm ở động vật và lây sang người.
Đến nay các nhà nghiên cứu và bác sĩ thú y đã phát hiện các chủng virus SARS-CoV-2 ở hươu đuôi trắng, khỉ đột, mèo lớn, hà mã và các động vật khác trong vườn thú ở một số bang tại Mỹ, chồn nuôi ở châu Âu; và số lượng nhỏ chó mèo nuôi. Đáng chú ý rằng nhiều loài động vật ít hoặc không biểu hiện triệu chứng bệnh, dù ít nhất đã có 3 con báo tuyết có nguy cơ tuyệt chủng ở Mỹ đã chết do COVID-19. Tại Hong Kong (Trung Quốc), nhà chức trách khu hành chính đặc biệt này có kế hoạch tiêu hủy hơn 2.000 chuột hamster sau khi phát hiện gần chục cá thể ở một cửa hàng thú cưng nhiễm biến thể Delta, dù lưu ý rằng hiện không có bằng chứng cho thấy những vật nuôi này nhiễm bệnh cho người.
Hiện giới nghiên cứu và chuyên gia y tế cộng đồng nhìn chung nhất trí quan điểm rằng động vật vườn thú và vật nuôi có khả năng nhiễm virus từ người hoặc các loài động vật khác, song ít có nguy cơ lây nhiễm cho người.
Nhóm nghiên cứu Đại học bang Georgia cũng phát hiện biến thể Beta có khả năng lây nhiễm ở chuột cao hơn biến thể Alpha và gây tải lượng virus lớn trong phổi. Hiện nhóm nghiên cứu cũng đang tìm hiểu liệu chuột hoang có thể nhiễm biến thể Delta và Omicron hay không. Dự kiến kết quả nghiên cứu sẽ sớm được công bố.
Chiến lược xét nghiệm, không cách ly tại trường học ở Mỹ Nhiều trường học lựa chọn xét nghiệm hàng ngày đối với học sinh chưa tiêm chủng tiếp xúc gần F0 thay vì yêu cầu các em này cách ly tại nhà. Khi các trường học tại thành phố Marietta, bang Georgia mở cửa trở lại, cũng là thời điểm biến thể Delta càn quét. Với tốc độ lây nhiễm nhanh chóng, trẻ em...