Mỹ công bố khoản viện trợ quân sự gần 1 tỷ USD cho Ukraine
Bộ Quốc phòng Mỹ ngày 7/12 cho biết sẽ cung cấp gói viện trợ mới vũ khí và thiết bị, trị giá 988 triệu USD cho Ukraine trong bối cảnh Washington đang phải chạy đua để hỗ trợ Kiev trước khi Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump nhậm chức.
Lô tên lửa Javelins do Mỹ viện trợ được chuyển tới sân bay ở Kiev, Ukraine ngày 11/2/2022. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Trong tuyên bố, Lầu Năm Góc thông báo gói viện trợ này bao gồm máy bay không người lái, đạn dược cho Hệ thống Pháo phản lực cơ động cao ( HIMARS), cùng thiết bị và phụ tùng thay thế cho hệ thống pháo binh, xe tăng và xe bọc thép.
Việc viện trợ sẽ được thực hiện thông qua Sáng kiến hỗ trợ an ninh Ukraine (USAI), theo đó thiết bị quân sự sẽ được mua thay vì lấy từ kho dự trữ của Mỹ. Điều này có nghĩa vũ khí và thiết bị quân sự sẽ không đến Ukraine ngay lập tức.
Gói viện trợ này được đưa ra sau gói hỗ trợ tương tự, trị giá 725 triệu USD, công bố hôm 2/12, trong đó cung cấp mìn cũng như các vũ khí phòng không và chống tăng. Đây là gói hỗ trợ thứ 22 trong Sáng kiến hỗ trợ an ninh Ukraine.
Video đang HOT
Chính quyền sắp mãn nhiệm của Mỹ đang thúc đẩy việc cung cấp càng nhiều viện trợ càng tốt cho Ukraine trước khi Tổng thống đắc cử Donald Trump nắm quyền. Ông Trump nhiều lần chỉ trích viện trợ của Mỹ cho Kiev, đồng thời tuyên bố có thể chấm dứt xung đột trong vòng 24 giờ.
Những bình luận này của ông Trump kéo theo những đồn đoán cho rằng Mỹ sẽ chấm dứt viện trợ Ukraine trong tương lai, cũng như khả năng chống chọi của Kiev trong cuộc xung đột, nếu không có thêm sự hỗ trợ của Mỹ.
Cùng ngày, tại Paris, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã hội đàm 3 bên với người đồng cấp Ukraine Volodymyr Zelensky và Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump về cuộc xung đột hiện nay ở quốc gia Đông Âu.
Phát biểu trên mạng xã hội, Tổng thống Ukraine cho biết đã có cuộc hội đàm “tốt và hiệu quả” với người đồng cấp Pháp và Tổng thống đắc cử Mỹ. Theo ông, cả ông Macron và ông Trump đều muốn cuộc xung đột hiện nay giữa Ukraine và Nga kết thúc “càng sớm càng tốt” và “theo cách công bằng”. 3 bên đã nhất trí “hợp tác cùng nhau và duy trì liên lạc.
Trong khi đó, theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, trong cuộc gặp Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ở Paris, Thủ tướng Áo Karl Nehammer bày tỏ sẵn sàng tổ chức các cuộc đàm phán hòa bình trong tương lai về Ukraine ở Vienna (Áo).
Trên tài khoản mạng xã hội, Thủ tướng Áo Nehammer cho biết hai bên đã thảo luận việc tăng cường nỗ lực chung “nhằm đạt được một nền hòa bình toàn diện, công bằng và lâu dài”. Ông khẳng định Vienna luôn sẵn sàng tổ chức các cuộc đàm phán hòa bình trong tương lai.
Nga phản ứng về gói viện trợ mới của Mỹ cho Ukraine
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov ngày 18/4 tuyên bố gói viện trợ mới của Mỹ cho Ukraine sẽ không làm thay đổi cục diện trên chiến trường sau khi Chủ tịch Hạ viện Mỹ ấn định lịch bỏ phiếu về các dự luật viện trợ cho Ukraine, Israel và các đồng minh ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
Lô tên lửa Javelins do Mỹ viện trợ được chuyển tới sân bay ở Kiev, Ukraine ngày 11/2/2022. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Phát biểu với giới báo chí, ông Peskov tuyên bố gói viện trợ này sẽ không làm thay đổi diễn biến trên chiến trường mà Moskva cho là "đang bất lợi cho phía Ukraine".
Trước đó, ngày 17/4, Chủ tịch Hạ viện Mỹ Mike Johnson thông báo các hạ nghị sĩ Mỹ sẽ bỏ phiếu về 3 dự luật viện trợ riêng lẻ cho Ukraine, Israel và các đồng minh ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương vào ngày 20/4 tới. Các dự luật viện trợ trên do Ủy ban Ngân sách Hạ viện đề xuất, với tổng trị giá hơn 95 tỉ USD. Các dự luật đề cập đến gói viện trợ 61 tỷ USD cho Ukraine, 26 tỷ USD dành cho Israel và 8 tỷ USD cho các đồng minh của Mỹ ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
Nếu Hạ viện Mỹ thông qua các gói viện trợ trên, các dự luật sẽ được chuyển lên Thượng viện để biểu quyết thông qua. Hồi tháng 2, Thượng viện Mỹ đã phê chuẩn gói viện trợ nước ngoài trị giá 95 tỷ USD, trong đó bao gồm một số điều khoản tương tự dự luật mới mà Hạ viện đưa ra.
Cũng trong ngày 18/4, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã nhấn mạnh Quốc hội Mỹ phải thông qua gói viện trợ quân sự mới cho Ukraine vì đây là nhu cầu "khẩn cấp".
Phát biểu này được ông Blinken đưa ra trong cuộc hội đàm với Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba tại cuộc họp của các bộ trưởng Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) tại đảo Capri của Italy. Các Ngoại trưởng G7 dự kiến sẽ thảo luận về việc hỗ trợ Ukraine tại phiên họp trong ngày 18/4.
Một nguồn tin ngoại giao của Italy, quốc gia giữ chức Chủ tịch luân phiên của G7, cho biết mục đích của cuộc họp là đẩy nhanh việc chuyển giao các hệ thống phòng không cho Kiev.
Phái đoàn Ukraine tới Hàn Quốc xin hỗ trợ vũ khí, NATO muốn Kiev có thêm tên lửa Phái đoàn Ukraine do Bộ trưởng Quốc phòng Rustem Umerov dẫn đầu đã đến Hàn Quốc vào hôm nay (27/11) với mục đích xin viện trợ quân sự từ Seoul. Tờ Korean Times đưa tin, phái đoàn Ukraine dự kiến sẽ gặp Tổng thống Yoon Suk Yeol sớm nhất là vào hôm nay. Trước đó, Tổng thống Yoon cho hay Hàn Quốc không...