Mỹ choáng vì phương tiện không thể bị đánh chặn của Iran
Giới quân sự Mỹ thực sự bất ngờ và chưa có cách đối phó với phương tiện tấn công Bavar-2 của Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC).
Sự nguy hiểm của Bavar-2 đã được chuyên gia Sebastien Roblin của tạp chí National Interest nói đến trong bài viết mới được đăng tải của mình.
Bất chấp lệnh cấm vận của phương Tây trong những năm qua, Iran liên tiếp chứng minh được sức mạnh quân sự của mình khi lần lượt cho ra mắt nhiều loại vũ khí và phương tiện quân sự cực tối tân, đặc biệt trong đó là phương tiện bay hiệu ứng bề mặt (GEV) hay Ekranoplan (cách gọi của Nga).
Biên đội Bavar-2 của Iran.
Những nguyên mẫu GEV đầu tiên của IRGC được đặt tên là Bavar-1 (với nguyên mẫu thử nghiệm) được giới thiệu năm 2006 và Bavar-2 cho phiên bản chính thức. Chỉ 4 năm sau mẫu đầu tiên, IRGC tuyên bố đã đưa vào trang bị ít nhất 3 biên đội Bavar-2.
Video đang HOT
Tuyên bố của IRGC khi đó khiến giới quân sự Mỹ ngỡ ngàng bởi ở thời điểm đó Iran là quốc gia duy nhất trên thế giới đưa GEV vào hoạt vì mục đích quân sự. Điều mà đến cả “cha đẻ” của Ekranoplan là Liên Xô chưa thể.
Theo những thông tin được IRGC tiết lộ, Bavar-2 được trang bị súng máy hạng nặng, camera có khả năng chụp ảnh ban đêm, thiết bị truyền tín hiệu. Chúng có khả năng ghi và truyền dữ liệu với tốc độ của thời gian thực.
Trong thời gian tới, những phương tiện tấn công đặc biệt này sẽ được IRGC tích hợp tên lửa chống hạm hạng nhẹ để đối phó với tàu đổ bộ và đủ sức khiến khu trục hạm đối phương mất khả năng chiến đấu. Nhưng điều đặc biệt của Bavar-2 không nằm ở vũ khí mà chúng được coi là phương tiện tấn công gần như không thể bị đánh chặn và đặc biệt nguy hiểm khi thực hiện tấn công theo kiểu bầy đàn.
Theo chuyên gia Sebastien Roblin, Bavar-2 được thiết kế để bay ở độ cao không quá 6m. Chế độ bay tiết kiệm nhất là ở độ cao từ 0,8-1,5m khi hiệu ứng bề mặt lớn hơn cả. Khác với các loại xuồng, Bavar-2 có thể bay trên băng, tuyết và bãi băng trên mặt nước (sông, hồ, biển).
“Xét từ quan điểm quân sự, không thể diệt Bavar-2 bằng tên lửa phòng không, bởi vì nó bay quá thấp đối với các tên lửa này. Trong khi đó, tên lửa chống tàu gần như không thể đối phó được Bavar-2 bởi vì nó không chạm vào mặt nước và chuyển động quá nhanh”, vị chuyên gia này thừa nhận.
Đan Nguyên
Theo baodatviet.vn
Né chọc giận Triều Tiên, Mỹ - Hàn hủy tập trận 'khủng' từng huy động 270 máy bay
Khả năng Mỹ - Hàn sẽ cho hủy đợt tập trận chung vào mùa Đông như đã làm hồi năm ngoái để ủng hộ tiến trình đàm phán tiến tới giải trừ hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên.
Hôm nay (3/11), Yonhap dẫn một nguồn tin cho hay, giới chức quân sự Mỹ và Hàn Quốc "đều hiểu được" việc hủy bỏ đợt tập trận trên không Vigilant Ace thường được tổ chức vào tháng 12.
Dàn chiến đấu cơ Mỹ - Hàn tham gia đợt tập trận Vigilant Ace hồi năm 2017. (Ảnh: Yonhap)
Cũng theo nguồn tin trên, quyết định cuối cùng sẽ được Mỹ - Hàn đưa ra khi hai nước tổ chức các cuộc đối thoại cấp Bộ trưởng Quốc phòng thường niên diễn ra vào cuối tháng 11 này.
"Thay vào đó, hai bên đang cân nhắc tự tổ chức tập trận vào tháng 12", nguồn tin cho biết thêm.
Seoul và Washington đã cho hủy bỏ một vài cuộc tập trận chung kể từ năm ngoái nhằm tiến tới thiết lập nền hòa bình trong khu vực liên quan tới Triều Tiên. Ngoài ra, Mỹ - Hàn cũng muốn tránh gây kích động Triều Tiên bởi Bình Nhưỡng từng nhiều lần lên tiếng chỉ trích và cáo buộc các cuộc tập trận chung của Mỹ - Hàn là hành động chuẩn bị cho một cuộc chiến xâm lược.
Được tổ chức từ năm 2015 dưới cái tên Pen-ORE (Cuộc tập trận sẵn sàng hành động trên bán đảo Triều Tiên), đợt tập trận Vigilant Ace được tổ chức thường niên cho tới năm 2017 với sự tham gia của số lượng lớn máy bay từ quân đội Mỹ - Hàn.
Cụ thể, trong cuộc tập trận năm 2017, Mỹ - Hàn đã huy động khoảng 270 máy bay bao gồm các chiến đấu cơ có khả năng né tránh bị radar phát hiện như F-22, F-35A và F-35B. Cuộc tập trận này được xem là hành động dằn mặt của Mỹ - Hàn, sau khi Triều Tiên cho tiến hành hàng loạt vụ thử nghiệm tên lửa và hạt nhân.
"Quyết định hủy bỏ đợt tập trận Vigilant Ace sẽ là một trong những vấn đề an ninh quốc phòng được Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ - Hàn thảo luận trong cuộc họp vào giữa tháng 12 tới", một nguồn tin khác cho biết.
Những nỗ lực tiến tới giải trừ hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên vẫn đang được thi hành, mặc dù các cuộc đàm phán giữa Mỹ - Triều về chương trình vũ khí hạt nhân của Bình Nhưỡng vẫn rơi vào bế tắc trong những tháng qua.
Minh Thu (lược dịch)
Theo infonet
Tên lửa đạn đạo DF-17 của Trung Quốc có thật sự là "kẻ bất bại"? Vừa qua Trung Quốc đã công khai tên lửa Đông Phong-17 (DF-17) tại Lễ duyệt binh kỷ niệm 70 năm Quốc khánh Trung Quốc 2019. Đây là loại vũ khí được mệnh danh là "kẻ bất bại". Tuy nhiên theo đánh giá của chuyên gia Mỹ, DF-17 cơ bản không phải là đối thủ của hệ thống phòng không Mỹ và đồng minh....