Mỹ cảnh báo Nga sắp “động binh”, nhiều nước hối thúc công dân rời Ukraine
Nhiều nước hối thúc công dân của mình nhanh chóng rời Ukraine, giữa lúc Washington cảnh báo Nga có thể “động binh” với Ukraine vào tuần tới.
Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan (Ảnh: Reuters).
Mỹ nghi ngờ Nga có thể động binh vào tuần tới
Bloomberg dẫn lời Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ với các phóng viên tại một cuộc họp báo diễn ra ở Nhà Trắng ngày 11/2 nói rằng, Nga có thể triển khai một chiến dịch quân sự hoặc tìm cách châm ngòi một cuộc xung đột bên trong lãnh thổ Ukraine vào tuần tới trước khi Thế vận hội mùa Đông Bắc Kinh khép lại.
“Xung đột có thể bắt đầu trong thời gian diễn ra Thế vận hội mặc dù có nhiều đồn đoán nó chỉ có thể xảy ra sau khi Thế vận hội kết thúc. Điều chúng tôi có thể nói là Nga có thể có hành động quân sự (với Ukraine) thậm chí trước khi Thế vận hội kết thúc”, ông Sullivan nói. Ông cũng dự đoán, nếu kịch bản xung đột xảy ra, Nga có thể sẽ mở màn bằng các hoạt động không kích thay vì chiến dịch trên bộ.
Mặt khác, ông Sullivan đánh giá, Nga vẫn chưa đưa ra quyết định cuối cùng. “Chúng tôi nghĩ ông ấy ( Tổng thống Nga Vladimir Putin) chưa đưa ra quyết định cuối cùng”, ông nói.
Video đang HOT
Cùng ngày, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết, Mỹ nhận thấy “những dấu hiệu rất đáng lo ngại” về nguy cơ Nga “động binh” với Ukraine. “Một cuộc tấn công có thể bắt đầu bất cứ lúc nào, kể cả trong thời gian diễn ra Thế vận hội”, Ngoại trưởng Mỹ nói khi đề cập đến Thế vận hội mùa Đông Bắc Kinh dự kiến kết thúc vào ngày 20/2. Ông cũng bày tỏ lo ngại rằng, viễn cảnh Nga động binh với Ukraine có thể kéo theo những hậu quả lớn hơn nhiều.
Mỹ và các đồng minh phương Tây gần đây liên tục cảnh báo nguy cơ Nga có hành động quân sự nhằm vào Ukraine khi đưa hơn 100.000 binh sĩ và khí tài áp sát biên giới Ukraine trong hai tháng trở lại đây. Các ảnh chụp vệ tinh và dữ liệu tình báo của phương Tây nói rằng, Nga tiếp tục tăng cường binh lực xung quanh Ukraine từ 3 hướng gồm phía đông Ukraine, phía tây Nga và Belarus.
Nga nhiều lần bác bỏ các cáo buộc này và tuyên bố việc triển khai lực lượng trong phạm vi lãnh thổ của mình là hoàn toàn bình thường. Ngược lại, Moscow cáo buộc Mỹ và các đồng minh đang thổi phồng tình hình khiến căng thẳng leo thang.
Các nước đồng loạt hối thúc công dân rời Ukraine
Nhiều nước khuyến cáo công dân nhanh chóng rời Ukraine (Ảnh: Guardian).
Tổng thống Mỹ Joe Biden trong tuần này đã hối thúc công dân Mỹ nhanh chóng rời Ukraine với lý do căng thẳng Nga – Ukraine “có thể chuyển biến rất nhanh”.
Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Sullivan hôm qua tiếp tục hối thúc công dân Mỹ ở Ukraine “lập tức rời đi”. “Bất cứ công dân Mỹ nào còn ở Ukraine nên rời đi sớm nhất có thể, trong vòng 24-48 giờ tới. Chúng ta không thể đoán trước được tương lai. Chúng ta không biết chắc điều gì sắp xảy ra, nhưng hiện tại nguy cơ rất cao và mối đe dọa đã ở ngay trước mắt”, ông Sullivan nói.
Ông cũng nhắc lại quan điểm nêu trước đó của Tổng thống Biden rằng, Mỹ sẽ không triển khai quân đội để sơ tán công dân trong trường hợp xảy ra xung đột Nga – Ukraine. Cùng ngày, chính phủ các nước trong đó có Anh, Nhật Bản, Israel, Na Uy, Hàn Quốc, Latvia cũng đưa ra khuyến cáo tương tự.
Anh cũng khuyến cáo công dân lập tức rời Ukraine khi các phương tiện thương mại vẫn còn hoạt động. Bộ Ngoại giao Israel cho biết, cơ quan này dự kiến sẽ rút nhân viên ngoại giao của đại sứ quán ở Kiev và gia đình họ khỏi Ukraine. Israel cũng hối thúc công dân cân nhắc rời Ukraine, khuyến cáo người dân hủy các kế hoạch đến Ukraine.
Những cảnh báo trên được đưa ra giữa lúc tình hình Nga – Ukraine leo thang căng thẳng. Giới quan sát cho rằng, Nga tăng cường lực lượng gần Ukraine nhằm gây sức ép với phương Tây chấp nhận các đề xuất an ninh mà Moscow đưa ra, trong đó có đề xuất NATO không được mở rộng về phía đông, không được kết nạp Ukraine.
Những ngày qua, giới chức các nước trong đó có Mỹ, Anh, Pháp, Đức đã đẩy mạnh nỗ lực ngoại giao nhằm tháo ngòi căng thẳng. Điện Kremlin cho biết, Tổng thống Mỹ Biden và Tổng thống Nga Putin sẽ điện đàm vào hôm nay theo đề nghị của Nhà Trắng.
Ngoại trưởng Anh nói nhầm khi đàm phán với Nga về căng thẳng Ukraine
Điện Kremlin nói rằng Ngoại trưởng Anh Liz Truss đã nhầm lẫn về mặt địa lý khi đàm phán với Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov về căng thẳng Ukraine.
Ngoại trưởng Anh Liz Truss (Ảnh: Reuters).
Reuters đưa tin, điện Kremlin ngày 11/2 đã viện dẫn vụ nhầm lẫn của Ngoại trưởng Truss khi đàm phán với người đồng cấp Nga Lavrov là một ví dụ cho thấy "các lãnh đạo phương Tây chưa hiểu đầy đủ về tình hình xoay quanh căng thẳng Ukraine".
"Đây là một thực tế và chúng tôi phải bảo vệ quan điểm của mình", phát ngôn viên Kremlin Dmitry Peskov nói.
Trước đó, báo Kommersant của Nga dẫn 2 nguồn tin ngoại giao cho biết, trong cuộc họp kín giữa bà Truss và ông Lavrov, nhà ngoại giao Anh dường như đã bị nhầm lẫn về mặt địa lý.
Khi bàn bạc về việc Nga đưa quân tới gần Ukraine, ông Lavrov hỏi rằng liệu bà Truss có công nhận chủ quyền của Nga với 2 vùng Rostov và Voronezh ở phía nam Nga hay không. Đây là 2 khu vực mà Nga gia tăng quân số trong thời gian qua và họ cho biết họ có quyền đưa quân tới lãnh thổ của họ.
Bà Truss dường như đáp lại rằng, bà sẽ không bao giờ thừa nhận 2 vùng trên là lãnh thổ của Nga. Sau đó, Đại sứ Anh tại Moscow Deborah Bronnert đã phải đính chính cho bà Truss về nhầm lẫn địa lý này, theo báo Kommersant.
Reuters sau đó dẫn một nguồn tin từ chính phủ Anh nói rằng, bà Truss đã nghe nhầm trong cuộc họp với ông Lavrov. Nguồn tin cũng bác bỏ cách mô tả của Kremlin rằng phương Tây không hiểu rõ về xung đột với Ukraine: "Đó là cách tuyên truyền từ xưa tới nay của Nga".
Căng thẳng giữa Nga và phương Tây chưa có dấu hiệu hạ nhiệt sau nhiều tuần khi NATO cáo buộc Moscow có kế hoạch hành động quân sự với nước láng giềng Ukraine. Nga bác bỏ những tuyên bố này nhiều lần, nhấn mạnh họ có quyền đưa quân tới lãnh thổ của họ.
Các nỗ lực ngoại giao xoa dịu tình hình cho tới nay vẫn chưa có kết quả đáng kể. Bình luận về cuộc đàm phán với bà Truss, ông Lavrov trước đó cho biết ông "thất vọng vì các bên không hiểu nhau. Chúng tôi lắng nghe nhưng không tìm ra điểm chung".
Mỹ ồ ạt đưa tiêm kích, "pháo đài bay" tới châu Âu Mỹ đưa tiêm kích F-15 và máy bay ném bom chiến lược B-52 tới châu Âu, trong bối cảnh căng thẳng với Nga chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. B-52 chuẩn bị hạ cánh xuống căn cứ Anh hôm 10/2 (Ảnh: AP). Không quân Mỹ điều động 8 tiêm kích F-15 Eagle tới Ba Lan để củng cố năng lực phòng thủ của...