Mỹ bỏ phiếu thúc đẩy đề xuất cấm thiết bị Huawei, ZTE
Dựa trên các quy tắc đề xuất đã giành được sự chấp thuận ban đầu, Mỹ cũng có thể thu hồi giấy phép thiết bị đã cấp cho các công ty Trung Quốc trước đây.
Theo Reuters, Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ (FCC) hôm 17.6 bỏ phiếu nhất trí thúc đẩy kế hoạch cấm phê duyệt thiết bị được sử dụng trong mạng viễn thông của Mỹ từ các công ty Trung Quốc bị coi là mối đe dọa an ninh quốc gia như Huawei và ZTE.
“Chúng tôi đã để cơ hội mở cho việc sử dụng thiết bị Huawei và các thiết bị Trung Quốc khác tại Mỹ thông qua quy trình cấp phép thiết bị. Bây giờ chúng tôi đề xuất ngưng điều đó lại”, quyền Chủ tịch FCC Jessica Rosenworcel nói, đồng thời nhấn mạnh biện pháp mới sẽ “loại trừ thiết bị không đáng tin cậy” ra khỏi mạng truyền thông của Mỹ, cũng như nghiêm cấm mọi sự cho phép trong tương lai đối với các thiết bị thông tin liên lạc được coi là có nguy cơ không thể chấp nhận được đối với an ninh quốc gia.
Theo Ủy viên FCC Brendan Carr, FCC đã phê duyệt hơn 3.000 hồ sơ đăng ký thiết bị từ Huawei kể từ năm 2018. Tháng 3.2021, FCC đã chỉ định năm công ty Trung Quốc là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia theo luật năm 2019 nhằm bảo vệ các mạng truyền thông của Mỹ. Ngoài hai hãng công nghệ được chỉ định ban đầu là Huawei và ZTE, có ba công ty khác cũng bị ảnh hưởng là Hytera Communications Corp, Hangzhou Hikvision Digital Technology Co và Zhejiang Dahua Technology Co.
Trước động thái mới của FCC, một nhóm nhà lập pháp Mỹ bao gồm thượng nghị sĩ đảng Dân chủ Ed Markey và thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Marco Rubio đã lên tiếng ca ngợi, nói rằng nó phản ánh mục tiêu của luật pháp lưỡng đảng.
Video đang HOT
Trong khi đó, người phát ngôn của Huawei nói bản sửa đổi của FCC là “không hợp lý và trừng phạt không cần thiết”. Hãng viễn thông Trung Quốc cho rằng “việc chặn mua thiết bị dựa trên phán đoán liên quan đến quốc gia xuất xứ hoặc thương hiệu là phân biệt đối xử và không có tác dụng bảo vệ tính toàn vẹn mạng lưới truyền thông hoặc chuỗi cung ứng của Mỹ”.
Theo Reuters, FCC đã hoàn thiện bộ quy tắc yêu cầu các nhà mạng có thiết bị của Huawei và ZTE phải “tách và thay thế” thiết bị. Cơ quan này cũng đề xuất chương trình bồi hoàn và đã được các nhà lập pháp Mỹ phê duyệt 1,9 tỉ USD tiền tài trợ hồi cuối năm ngoái. FCC sẽ bỏ phiếu vào tháng 7.2021 để hoàn thiện các quy tắc giám sát quỹ bồi hoàn.
Tổng thống Biden 'siết' công nghệ Trung Quốc còn hơn cả ông Trump
Lệnh cấm mới của Tổng thống Mỹ Joe Biden có thể khiến nhiều công ty công nghệ Trung Quốc điêu đứng, đồng thời củng cố luật do người tiền nhiệm Donald Trump ban hành.
Tổng thống Mỹ vừa ban hành lệnh cấm đầu tư vào 59 doanh nghiệp Trung Quốc
Khi ông Joe Biden chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ trước đương kim Tổng thống Donald Trump, không ít chuyên gia đã tin vào một tín hiệu tốt cho nhiều doanh nghiệp công nghệ Trung Quốc, trong đó có Huawei, ZTE... đang chật vật với lệnh cấm thương mại từ Mỹ. Nhưng thực tế lại đang đi ngược lại các dự đoán khi Tổng thống Biden ngày càng có thái độ cương quyết trong các chính sách liên quan tới doanh nghiệp công nghệ đến từ quốc gia đông dân nhất thế giới.
Vào thời điểm tròn 100 ngày ngồi ghế ông chủ Nhà Trắng, ông Biden tuyên bố muốn Mỹ bỏ xa Trung Quốc trên nhiều lĩnh vực, trong đó công nghệ sẽ là mặt trận và là trung tâm. Các chính sách của ông sẽ tiếp tục theo đường lối dưới "thời đại" của cựu Tổng thống Donald Trump nhưng bổ sung một số yếu tố mới.
Trong khi ông Donald Trump hướng tới việc đảm bảo an ninh quốc gia, hạn chế tối đa sự can thiệp của doanh nghiệp và công nghệ từ Trung Quốc, không trao cơ hội cho họ trong các lĩnh vực trọng yếu, thì Joe Biden đang đi xa hơn vậy. Ngoài việc giữ nguyên quy định từ thời người tiền nhiệm, đương kim Tổng thống Mỹ còn tiến hành chính sách nhắm tới việc thúc đẩy sự đổi mới, phát triển của Mỹ.
"Chính quyền Trump có xu hướng tập trung vào các biện pháp phòng vệ, còn những thông điệp từ Biden cho thấy nội các mới sẽ vừa thực thi phòng vệ ở mức cao hơn, vừa trở nên chủ động hơn, ví dụ như đầu tư vào các giải pháp thay thế Trung Quốc", Emily de La Bruyere - đồng sáng lập công ty tư vấn Horizon Advisory phân tích.
Tuần trước, người đứng đầu nước Mỹ vừa ban hành lệnh cấm đầu tư đối với một số doanh nghiệp Trung Quốc, tương tự nhưng phạm vi áp dụng rộng hơn so với lệnh do ông Donald Trump ký khi tại nhiệm. Cùng với đó là quy chuẩn đánh giá thấp hơn trước, mở đường cho việc nối dài danh sách đen chứa tên các công ty Trung Quốc dễ dàng về sau.
Mỹ và Trung Quốc là 2 nền kinh tế lớn của thế giới nhưng kém hòa thuận vài năm gần đây
Đó chỉ là một trong số loạt bước đi mà chính quyền ông Biden tiến hành để đối đầu với Trung Quốc. Ngoài ra, Washington cũng đẩy mạnh tìm kiếm và củng cố đồng minh, theo đuổi chiến lược đầu tư quốc nội nhằm nâng cao tính cạnh tranh của nền kinh tế Mỹ, bất chấp mối quan hệ ngày càng "cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt" giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
"Lệnh hành pháp mới bao trùm hơn về quy mô và doanh nghiệp dễ bị liệt vào danh sách do tiêu chuẩn thấp hơn trước", luật sư Kevin Wolf - một cựu quan chức Bộ Thương mại Mỹ đánh giá.
Một quan chức cấp cao Mỹ xác nhận lệnh mới mở rộng phạm vi của lệnh cấm trước đây do chính quyền Donald Trump ban hành - từng gây tranh cãi vì được soạn thảo thiếu cẩn trọng, có thể bị kiện ngược ra tòa (và thực tế đã chứng minh điều này).
Theo đó, ông Biden cấm người Mỹ đầu tư vào các công ty "đang hoặc từng hoạt động" trong lĩnh vực quốc phòng, vật liệu liên quan, công nghệ giám sát của Trung Quốc. Các công ty được sở hữu hoặc kiểm soát bởi người có liên quan tới nhóm lĩnh vực được liệt kê trên cũng nằm trong danh sách cấm.
Lệnh cấm của ông Trump chỉ áp dụng với các công ty quân đội Trung Quốc (được xác định trong Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng) và cần phải xem xét lại sau khi 3 công ty Trung Quốc đâm đơn kiện ra tòa chống lại lệnh. Hai trong số đó thắng kiện, trường hợp thứ ba vẫn chưa có phán quyết.
Wendy Wysong - một luật sư tại Hồng Kông được nhiều công ty Trung Quốc thuê để kháng nghị lệnh cấm của ông Trump đang áp lên họ đánh giá danh sách của ông Biden sẽ "khó khăn hơn".
"Có thể thêm rất nhiều công ty bị ảnh hưởng bởi lệnh hành pháp từ ông Biden, phụ thuộc việc chính quyền Mỹ muốn bao nhiêu. Về lý thuyết thì danh sách có thể kéo dài ra vô tận", chuyên gia Bil Reinsch của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế Mỹ (CSIS) chia sẻ với Reuters.
Huawei triển khai mạng 6G từ 2030 Eric Xu, Chủ tịch luân phiên của Huawei, tiết lộ hãng dự kiến triển khai công nghệ 6G trong 10 năm tới, với tốc độ gấp 50 lần 5G. Huawei đang hứng chịu các lệnh trừng phạt và hạn chế từ phía Mỹ trong hai năm qua. Tuy nhiên, hãng công nghệ Trung Quốc vẫn đang trụ vững và tiếp tục duy trì...