Mỹ bàn các biện pháp trừng phạt Nga
Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ ngày 3.3 tiến hành thảo luận các biện pháp trừng phạt đối với những hành động quân sự của Nga tại Ukraine.
Lực lượng các binh sĩ trong quân phục không có phù hiệu được cho là lính Nga ở khu tự trị Crimea thuộc Ukraine – Ảnh: Reuters
“Hành động can thiệp quân sự của Nga vào Ukraine rõ ràng vi phạm luật quốc tế”, Reuters dẫn lời thượng nghị sĩ Robert Menendez, chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ, vào ngày 3.3.
Ủy ban này đang thảo luận về khả năng áp đặt các lệnh trừng phạt chống lại một số cá nhân người Nga và những người Ukraine hợp tác với Nga, từ cấm visa, đóng băng tài sản cho đến hoãn hợp tác mua bán khí tài quân sự, theo ông Menendez.
Đồng thời, ủy ban này cũng chuẩn bị các hồ sơ pháp lý nhằm thông qua khoản vay 1 tỉ USD cho Ukraine, ông Menendez cho biết thêm.
Cũng trong ngày 3.3, tờ Telegraph (Anh) cho biết Mỹ cũng đã hoãn các cuộc đàm phán, hội đàm về hợp tác thương mại và đầu tư giữa Mỹ và Nga.
Video đang HOT
Trên tờ Telegraph, nhà báo người Anh Liam Halligan nhận định rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ không hề lo ngại các biện pháp trừng phạt, vì nhiều công ty của phương Tây đã đầu tư lớn vào Nga và những công ty này sẽ không để quyền lợi của họ bị đe dọa.
Lầu Năm Góc ngày 3.3 tuyên bố quyết định hoãn hợp tác quân sự với Nga bởi vì những hàng động quân sự của Nga tại Ukraine “Trước những hàng động quân sự của Nga tại Ukraine, chúng tôi hoãn tất cả các hợp tác quân sự giữa quân đội Nga và Mỹ”, AFP dẫn lời người phát ngôn Lầu Năm Góc John Kirby tuyên bố vào ngày 3.3. Ông Kirby cũng kêu gọi lực lượng Nga ở khu tự trị Crimea của Ukraine quay trở lại căn cứ của họ theo đúng thỏa thuận giữa Ukraine và Nga về việc đặt căn cứ quân sự Nga tại Crimea. “Chúng tôi kêu gọi Nga làm hạ nhiệt căng thẳng tại Ukraine”, ông Kirby cho biết thêm. Trang tin Huffington Post ngày 3.3 dẫn kết quả các cuộc khảo sát gần đây cho rằng đa số người Mỹ mong muốn Mỹ tránh xa cuộc khủng hoảng ở Ukraine.
Theo TNO
Nga sẽ trả giá đắt cho hành động quân sự tại Ukraine?
Các nhà phân tích nhận định rằng Nga sẽ phải gánh chịu hậu quả nặng nề về mặt kinh tế lẫn chính trị, hơn là đạt được lợi ích gì, khi can thiệp quân sự vào Ukraine, theo AFP.
Các binh sĩ trong quân phục không có phù hiệu, được cho là quân Nga, hiện diện tại khu tự trị Crimea - Ảnh: Reuters
Một số nhà phân tích chính trị quốc tế cho rằng việc Moscow can thiệp quân sự vào Ukraine có thể sẽ làm ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế nước Nga, đồng thời đẩy Nga vào tình trạng bị cô lập nghiêm trọng hơn cả thời chiến tranh lạnh, theo AFP ngày 3.3.
Ông Alexei Makarkin, nhà phân tích chính trị, Giám đốc trung tâm Công nghệ - chính trị Nga, nhận định rằng không giống như thời Liên Xô cũ với nền kinh tế khép kín, nền kinh tế Nga đang hội nhập với nền kinh tế toàn cầu. Ông Alexei cho rằng các biện pháp trừng phạt chống lại Nga sẽ là một "thảm họa" với nền kinh tế Nga.
Truyền thông thân với chính quyền Tổng thống Nga Vladimir Putin lại cho rằng sự can thiệp quân sự vào Ukraine thể hiện sự đoàn kết với người dân Nga với cộng đồng người nói tiếng Nga ở Crimea và khu vực miền đông Ukraine.
Theo đó, chính phủ lâm thời Ukraine quy tụ những thành phần được phương Tây hậu thuẫn và chống Nga. Điều này phụ họa cho luận điểm bảo vệ người Nga trước các khuynh hướng bài Nga ở Ukraine mà ông Putin dùng làm lý do chính thức để điều quân đến Crimea.
Trong cuộc điện đàm với Thủ tướng Đức Angela Merkel vào ngày 2.3, Tổng thống Putin cũng đã khẳng định công dân Nga và cộng đồng nói tiếng Nga ở Ukraine đối mặt với những mối đe dọa từ những người theo chủ nghĩa dân tộc cực đoạn, buộc Nga phải can thiệp vào Ukraine.
Ông Leonid Slutsky, một nhà làm luật thuộc Đảng cầm quyền Nước Nga thống nhất, đã tổ chức cuộc diễu hành vào ngày 2.3, ủng hộ hành động can thiệp quân sự vào Crimea, theo AFP.
Ông Slutsky cho rằng cuộc chiến ở Crimea thực chất là cuộc chiến với phương Tây mà Nga không có quyền được bại trận.
Ukraine trở thành một vùng đệm chiến lược giữa Nga và phương Tây. Vì vậy, ông Putin xem Ukraine là một ván cờ "được ăn cả, ngã về không", theo nhận định của ông Jan Koehler, một chuyên gia nghiên cứu về Đông Âu ở đại học Tự do (Berlin, Đức).
"Ông Putin sẵn sàng mạo hiểm, vì ông nghĩ rằng đáng để mạo hiểm", ông Koehler cho hay.
"Nga muốn bành trướng sự ảnh hưởng của họ trên thế giới thông qua các lãnh thổ Liên Xô cũ, đây chính là một chiến lược địa chính trị mà Moscow sẽ phải trả giá đắt", ông Valery Garbuzov, nhà phân tích chính trị thuộc Học viện Mỹ - Canada ở thủ đô Moscow (Nga), cho biết.
Xung đột nếu xảy ra ở Crimea sẽ bế tắc và Nga sẽ gánh chịu thiệt hại và tổn thất tương tự như trong chiến tranh lạnh, ông Garbuzov nhận định.
Các nước G8 đã ngừng việc chuẩn bị tham dự hội nghị thượng đỉnh G8 dự kiến tổ chức tại thành phố Sochi, Nga, đe dọa cô lập và đe dọa khai trừ Nga khỏi G8 vì những hành động quân sự của Nga ở Ukraine, theo AFP.
"Đây sẽ là một cuộc khủng khoảng tồi tệ nhất trong quan hệ Nga - phương Tây", AFP dẫn lời ông Alexei Malashenko, thuộc trung tâm Carnegie Moscow (Nga).
"Nga có nguy cơ bị cô lập về mặt kinh tế và chính trị, thậm chí còn tồi tệ hơn trong thời kỳ can thiệp quân sự ở Afghanistan", ông Malashenko nhận định.
Nhật báo Nga Vedomosti cho rằng việc Nga gửi quân đến Ukraine gửi cho thế giới một thông điệp rằng Nga muốn dùng vũ lực để tái dựng một Liên Xô hùng mạnh như xưa.
Nhưng Vedomosti cảnh báo rằng: "Chiến tranh là sai lầm".
Theo TNO
NATO khẳng định sẽ đứng về phía Ukraine Ông Anders Fogh Rasmussen, Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), ngày 2.3 tuyên bố NATO sẽ đứng về phía Ukraine sau khi quốc gia Đông Âu này tuyên bố tổng động viên để đối phó với quân đội Nga. Tổng thư ký NATO, ông Anders Fogh Rasmussen - Ảnh: AFP Phát biểu trước khi chủ trì một...