Mướp đắng chữa bệnh tiểu đường
Mướp đắng được tìm thấy ở nhiều vùng nhiệt đới trên khắp thế giới. Từ lâu trong lịch sử, mướp đắng đã được sử dụng như là một loại thực phẩm và được dùng trong y học.
Mướp đắng còn có tên là khổ qua, là họ nhà dưa hay mướp. Quả nướp đắng có u sần sùi, ăn có vị đắng. Mướp đắng chứa phong phú nhiều loại vitamin và khoáng chất như vitamin C.
Mặc dù chưa có công trình nghiên cứu nào được tiến hành nghiên cứu đầy đủ về tác dụng chữa bệnh của mướp đắng nhưng cũng có một số nghiên cứu nhỏ chứng minh rằng mướp đắng có thể có tiềm năng chữa nhiều loại bệnh khác nhau.
Tuy nhiên, mướp đắng chống chỉ định nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú. Hạt mướp đắng có thể gây ra độc tính đối với trẻ em.
Vì vậy, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng mướp đắng.
Điều trị bệnh tiểu đường
Mướp đắng có tác dụng làm giảm ảnh hưởng của đường đối với cơ thể, vì vậy, từ lâu nó đã được sử dụng để điều trị tiểu đường trong một loạt các hệ thống y học cổ truyền. Về bản chất, mướp đắng làm giảm lượng đường trong máu, vì vậy, khi tiêu thụ mướp đắng, bạn nên thận trọng nếu đang dùng bất kì loại thuốc nào cũng ảnh hưởng đến lượng đường trong máu, để tránh làm giảm tới mức nguy hiểm.
Ức chế ung thư
Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm đã chỉ ra rằng mướp đắng làm chậm lại sự gia tăng của một số bệnh ung thư. Bởi trong nghiên cứu tại phòng thí nghiệm thì thấy, mướp đắng có khả năng giết chết các tế bào ung thư bạch cầu trong ống nghiệm. Một nghiên cứu về ung thư được công bố vào tháng 3 năm 2010 cho thấy mướp đắng giết chết tế bào ung thư vú mà không ảnh hưởng đến tế bào bình thường theo ghi nhận của trưởng nhóm nghiên cứu Ratna Ray.
Video đang HOT
Tuy nhiên, những nghiên cứu này chưa thực sự liên quan trực tiếp đến con người và cộng đồng khoa học sẽ cần phải tiến hành nghiên cứu thêm để xem những lợi ích dịch đối với con người.
Chống lại virus
Các nhà nghiên cứu cho rằng, mướp đắng có thể hoạt động kháng virus, ngăn chặn virus lây nhiễm cho các tế bào của con người, có thể giúp kiểm soát quá trình của bệnh.
Công dụng khác
Về mặt truyền thống, mướp đắng còn có một loạt các tác dụng chữa bệnh khác, ví dụ như làm giảm cholesterol, bệnh tăng nhãn áp, vô sinh, bệnh về da như bệnh vẩy nến, sốt, nhiễm trùng và các vấn đề kinh nguyệt.
Theo SK&ĐS
Tỏi - Vị thuốc kỳ diệu
Theo Đông y tỏi có vị cay, tính ôn, hơi độc, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát khuẩn; chữa khí hư, tiểu tiện khó, bụng trướng đầy, tiêu nhọt, đờm và hạch ở phổi, tẩy uế.
Tỏi hỗ trợ trị nhiều bệnh..
Tỏi giúp phục hồi alycin, một hợp chất tự nhiên trong cơ thể có tác dụng chống ung thư, giảm cholesterol, giảm huyết áp, có khả năng giết 60 loại nấm độc, đồng thời làm phát triển 20 loại vi khuẩn có ích đối với phụ nữ mãn kinh. Mỗi ngày ăn 1-2 nhánh tỏi rất tốt cho sức khỏe.
Một số bài thuốc kinh nghiệm có sử dụng tỏi
Dự phòng cảm mạo, cảm cúm: Giã tỏi vắt lấy nước cốt, pha thêm nước sôi để nguội, tỷ lệ bằng nhau. Dùng dịch tỏi này nhỏ mũi.
Trị cảm lạnh, ho, viêm họng, sổ mũi, ho hen: Giã tỏi nát xoa ngực cho nóng lên. Ngày làm 2-3 lần.
Chữa viêm mũi dị ứng, viêm xoang: Giã tỏi vắt lấy nước cốt trộn với dầu vừng (hoặc mật ong) nửa nọ, nửa kia, rửa mũi bằng nước muối, lau sạch, lấy bông thấm thuốc nhét vào mũi.
Chữa chảy máu cam:Giã 2-3 tép tỏi đắp vào gan bàn chân, tại huyệt dũng tuyền (ở lòng bàn chân, từ ngón chân giữa kéo thẳng xuống bằng 3 ngón tay 2,3,4 khép kín, chỗ lõm giữa 2 mô cao dày của dưới ngón chân cái và ngón chân út). Nếu chảy máu cam lỗ mũi phải thì đắp gan bàn chân trái và ngược lại... Nếu chảy cả 2 lỗ mũi thì đắp cả 2 gan bàn chân. Hết chảy máu thì bỏ tỏi rửa sạch bàn chân.
Huyệt dũng tuyền..
Trị ho lâu ngày, viêm khí quản mạn: Dùng 500g tỏi bóc vỏ, cho 50g muối để muối tỏi. Sau 3 ngày lấy ra hong khô, ngâm với giấm ăn, cho một ít đường, ngâm 2-3 ngày thì ăn được. Sáng sớm và tối trước khi đi ngủ ăn 1-2 tép tỏi và uống một ít giấm tỏi. Ăn 15 ngày nghỉ 3 ngày lại ăn tiếp sẽ khỏi bệnh
Chữa lỵ, đi ngoài (phúc tả ): Dùng 5 củ tỏi to bóc vỏ, củ cải 20g. Nước vừa đủ sắc uống hàng ngày.
Hỗ trợ trị bệnh tim mạch:
Tỏi làm giảm độ kết dính của tiểu cầu nên tránh được các cục máu đông gây tắc mạch máu, bệnh mạch vành và xơ vữa động mạch, nhờ làm giảm nồng độ cholesterol xấu (LDL) và làm tăng nồng độ cholesterol tốt (HDL)
Hỗ trợ chữa tiểu đường: Tỏi làm giảm đường trong máu và làm tăng sự bài tiết insulin - nội tiết tố điều hòa lượng đường trong cơ thể...
Chữa viêm khớp, đau khớp: Tỏi và lá lốt đun sôi để xông. Sau đó ngâm khớp tay chân đau. Nếu đau lưng, đầu gối thì lấy khăn nhúng nước thuốc nóng để chườm. Ngày làm 2 lần sáng và tối.
Chữa chứng tiểu tiện khó ở người già: Lấy 1 củ tỏi, bỏ vỏ, giã nhỏ rồi đắp vào rốn (thấy nóng quá thì bỏ ra).
Chữa sưng vú: Lấy 50-100g tỏi giã nhỏ trộn với bột mì, đường đỏ, trộn đều với nước ấm đắp nơi sưng.
Chống rụng tóc: Rụng tóc từng đám hay từng mảng đầu thì dùng tỏi bóc sạch vỏ nghiền nhuyễn được một chất dịch như cháo, đắp chất lỏng này lên chỗ tóc rụng, để 2 giờ, sau đó gội đầu thật sạch bằng xà phòng tắm hoặc nước gội đầu. Mỗi ngày làm 1 lần, liên tục trong 7-10 ngày. Nghỉ 10 ngày lại làm tiếp đợt 2 .
Để làm tóc mọc tốt và đầu sạch gàu, mỗi tuần làm 1 lần, trước khi gội đầu 2 giờ, đắp tỏi nghiền nát, hoặc nước tỏi ép lên da đầu. Nếu tóc khô thì trộn nước tỏi với bất kỳ loại dầu thực vật nào, tỷ lệ bằng nhau. Còn tóc nhờn thì không cần dầu. Làm liên tục 2-3 tháng có kết quả tốt.
Theo Minh Chánh
Sức khoẻ đời sống
Biết sớm biến chứng tiểu đường nhờ xét nghiệm HbA1C Nhiều bệnh nhân tiểu đường đã có biến chứng nặng ở tim, thận, mắt... mà không hề biết, nhất là khi thấy đường huyết giảm ở thời điểm thử máu. Nhưng nếu làm một xét nghiệm có tên là HbA1C, họ có thể sẽ hoảng sợ khi biết bệnh vẫn nặng và biến chứng đã xuất hiện. Kiểm soát biến chứng, theo dõi...