Muốn vào học, sinh viên phải đóng gần 5 triệu… phí nhập học
Ngoài các khoản phí cố định như học phí, bảo hiểm xã hội…, nhiều sinh viên thắc mắc với những khoản phí mang tên phí nhập học mà các trường thông báo thu. Đáng chú ý, có trường thu tới 5 triệu đồng.
Nộp hồ sơ xét tuyển vào trường đại học. Ảnh minh hoạ: Tuệ Nhi
Đa dạng khoản phí
Hiện tại, các trường đại học đang tiếp nhận hồ sơ nhập học của tân sinh viên nhập học năm học 2021-2022. Theo khảo sát của Lao Động, có vô vàn các khoản phí được các trường đưa ra.
Theo hướng dẫn nhập học của Trường Đại học FPT, sau khi có kết quả thi THPT, ngoài các giấy tờ cần thiết, thí sinh cần nộp phí nhập học: 4,6 triệu đồng. Nhà trường quy định mức phí này không được hoàn trả nếu thí sinh đủ điều kiện nhập học theo quy chế tuyển sinh nhưng không nhập học, hoặc thôi học sau khi đã nhập học. Trường hợp thí sinh không đủ điều kiện nhập học theo quy chế tuyển sinh sẽ được hoàn trả lại toàn bộ phí giữ chỗ.
Theo Quy định tài chính năm 2021 cho sinh viên các hệ đào tạo Trường Đại học FPT, một loạt các khoản phí được đề cập như: Phí thi sơ tuyển, xét tuyển, phí ghi danh, phí nhập học, học phí và phí giáo trình, các khoản phí khác gồm phí học lại, phí thi lại, phí phúc tra, phí làm lại thẻ sinh viên, thư viện, phí phạt trả chậm sách, phí bồi thường làm hư hỏng tài sản của trường, phí phạt vi phạm nội quy sinh viên, phí làm bảng điểm, phó bản bằng tốt nghiệp, xác nhận sinh viên, phí nhập học lại, phí bảo lưu, phí chuyển ngành học, phí chuyển đổi môn học, phí nhà ở, phí chuyển cơ sở vật chất…
Video đang HOT
Phía Trường Đại học Sài Gòn thu lệ phí nhập học đối với ngành đào tạo giáo viên là 583.870 đồng (chưa áp dụng thu học phí), nhóm không thuộc đào tạo giáo viên thì chia thành 2 mức. Mức cho nhóm 1 là 4.303.870 đồng, nhóm 2 là 5.023.870 đồng. Theo nhà trường lý giải: Lệ phí nhập học gồm đồng phục thể dục, huy hiệu trường, thẻ sinh viên, sổ tay sinh viên, hồ sơ nhập học, bảo hiểm y tế (2 tháng), bảo hiểm tai nạn, khám sức khoẻ đầu năm (là khoản thu bắt buộc) và học phí học kỳ I. Tuy nhiên, lãnh đạo nhà trường cũng cho biết thời gian qua tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp nên tạm thu 2.583.870 đồng, phần còn lại sẽ thu vào học kỳ II.
Thông báo của Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, lệ phí nhập học 1.090.025 đồng. Theo lý giải của trường, khoản phí này bao gồm trong đó các khoản chi phí: Phí hành chính hồ sơ 230.000 đồng, phí cấp thẻ sinh viên: 30.000 đồng, phí khám sức khoẻ nhập học: 90.000 đồng, phí bảo hiểm y tế 704.025 đồng/15 tháng, phí bảo hiểm tai nạn: 36.000 đồng/15 tháng.
Trường Đại học Kiến trúc TPHCM thu phí nhập học và bảo hiểm y tế bắt buộc là 1.055.000 đồng. Thí sinh trúng tuyển vào ngành dược Trường ĐH Kinh tế kỹ thuật Bình Dương đóng phí nhập học 900.000 đồng, trong khi các ngành khác đóng 700.000 đồng.
Trong khi nhiều trường có mức phí nhập học khá cao thì cũng có trường thu ở mức thấp hơn như: Trường Đại học Kinh Bắc 100.000 đồng, Trường Đại học Gia Định 200.000 đồng, Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam 200.000 đồng,…
Chênh nhau gần 7 lần
Mỗi trường sẽ đưa ra những loại phí khác nhau. Tuy nhiên, cũng có những loại phí cùng tên nhưng mức tiền thu lại khác nhau. Đơn cử tiền khám sức khỏe, có trường thu chỉ 50.000 đồng nhưng có trường thu cao hơn gấp 7 lần. Một số dẫn chứng như: Trường Đại học Gia Định thu phí khám sức khoẻ 50.000 đồng, Trường Đại học Kỹ thuật Y dược Đà Nẵng thu 77.000 đồng; Trường Đại học Kinh Bắc thu 100.000 đồng, Trường Đại học Thái Bình Dương thu 150.000 đồng, các trường thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội thu 180.000, Trường Đại học Thuỷ lợi thu 200.000 đồng, Học viện Ngoại giao thu 250.000 đồng.
Trong đó, Học viện Chính sách và phát triển thu phí khám sức khỏe 300.000 đồng/sinh viên, phí khác (tài liệu học tập, đi thực tế tuần sinh hoạt công dân – sinh viên, giấy chứng nhận, phiếu khảo sát, hồ sơ sinh viên, sổ ngoại trú – nội trú, sổ tay sinh viên toàn khoá)… mức 450.000 đồng/sinh viên/4 năm học.
Tương tự, Trường Đại học Lao động xã hội cơ sở TPHCM thu tiền khám sức khỏe 337.300 đồng/sinh viên. Ngoài ra, tân sinh viên phải đóng 442.000 đồng tiền thi Anh văn đầu vào, 50.000 đồng làm thẻ sinh viên.
Theo quy định tại điều 65 Luật giáo dục đại học 2018 và Nghị định 81/2021 của Chính phủ có quy định về học phí và các khoản thu dịch vụ khác đối với người học thì bên cạnh học phí, các trường đại học công lập được thu thêm các khoản thu dịch vụ tuyển sinh. Các khoản thu này đủ điều kiện mức thu dịch vụ tuyển sinh và khoản thu dịch vụ khác được xác định trên nguyên tắc tính đủ chi phí hợp lý thực tế phát sinh.
Mức thu dịch vụ tuyển sinh và khoản thu dịch vụ khác cho lộ trình cả khóa học, từng năm học cùng với thông báo tuyển sinh và trên trang thông tin điện tử của cơ sở giáo dục đại học.
Theo một lãnh đạo trường đại học tại TPHCM: Phí nhập học được trường thu để chi cho các hạng mục như chi phí nhân sự làm, xử lý hồ sơ nhập học, giấy tờ, gửi tin nhắn, gửi giấy báo trúng tuyển…
“Trong bối cảnh dịch bệnh dù nhập học theo hình thức trực tuyến nhưng nhà trường phải chi nhiều hơn do nhân sự phải ở lại trường để thực hiện “3 tại chỗ”, vì thế, các mức phí nhập học dao động khoảng 200.000-300.000 đồng là phù hợp”, người này chia sẻ.
ĐH FPT điều chỉnh khung học phí
Sau phản ánh của nhiều sinh viên và đề nghị của Bộ GD&ĐT, trường sẽ tạm thu học phí đầu năm học 2021 - 2022 dựa trên khung học phí của năm học trước đó.
Ngày 13-8, sau khi nhận được ý kiến của Bộ GD-ĐT, Trường Đại học FPT quyết định sẽ tạm thu học phí đầu năm học 2021-2022 dựa trên khung học phí của năm học trước đó.
Đồng thời, trường cũng tạm điều chỉnh mức hỗ trợ người học gặp khó khăn do COVID-19 là 15%, thay cho mức cao hơn đã thông báo trước đây.
Trường ĐH FPT không tăng học phí sau ý kiến của Bộ GD-ĐT (ảnh minh hoạ).
Trường ĐH FPT cho biết sẽ xây dựng mức học phí cùng mức hỗ trợ người học chính thức, thay thế cho các mức học phí tạm và hỗ trợ tạm đang thực hiện khi Chính phủ ban hành Nghị định mới quy định về cơ chế thu, quản lý học phí và các chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập cho các năm học từ 2021-2022 đến 2025-2026.
Nhà trường cũng cam kết khung học phí của trường được ban hành tới đây sẽ không cao hơn mức đã thông báo trước đó cho người học.
Được biết, trong dự thảo Nghị định của Chính phủ, trần học phí đại học công lập đại trà sẽ tăng 15%/năm, và từ 2021 đến 2025 sẽ tăng gấp đôi. Các trường đại học tư thục được tăng tối đa 15%/năm, còn các trường phổ thông tư thục được tăng tối đa 10%/năm.
Từ năm 2015 đến 2021, học phí của Trường ĐH FPT tăng gần 8%, tương đương 1,5%/năm. Trong thời gian này, trần học phí đại học công lập đại trà tăng 60%. Năm 2020, Trường ĐH FPT không tăng học phí và đã hỗ trợ cho người học gần 100 tỷ đồng thông qua việc hỗ trợ 20% học phí.
Học trực tuyến sinh viên vẫn phải 'kính thưa' đủ loại phí trên trời dưới đất Ngoài học phí, bảo hiểm, rất nhiều khoản lệ phí được các trường đại học thông báo cho thí sinh trúng tuyển phải đóng khi nhập học dù đang học trực tuyến. Thí sinh trúng tuyển làm thủ tục xác nhận nhập học trực tuyến năm 2021 - Ảnh: T.P. Theo tìm hiểu của phóng viên Tuổi Trẻ, các trường thu lệ phí...