Muốn tiết kiệm, hãy trả tiền mặt khi mua đồ
Theo The New York Times, với những người thích dùng thẻ – để tích điểm thưởng, tránh phiền phức phải rút tiền, phòng khi quên ví – kết quả nghiên cứu mới có thể khiến bạn ngạc nhiên: Cảm giác xót tiền khi rút ví ra trả lại thực sự là điều tốt.
Khi bạn trả tiền cho những thứ mình mua bằng tiền mặt, bạn buộc phải nhìn thấy số tiền mình tiêu và việc đó tạo ra cảm giác xót tiền, theo nghiên cứu đăng trên tạp chí về tiêu dùng của Mỹ Journal of Consumer Research.
Mặc dù sự tiện dụng của việc dùng thẻ là không thể chối cãi, nó cũng có nhược điểm là khiến chúng ta ít trân trọng món đồ hơn là khi trả bằng tiền mặt, tác giả nghiên cứu Avni M. Shah, giáo sư về marketting tại Đại học Toronto Scarborough (Canada) nói.
Chính bà Shah đã tự mình trải nghiệm điều này khi mua một ly cà phê bằng tiền mặt vì để quên thẻ tín dụng ở nhà. Khi đó, bà nhận thấy mùi vị đồ uống của mình ngon hơn hẳn. Có phải vì hôm đó cửa hàng làm ngon hơn hay chỉ vì bà phải rút ví trả tiền? Đây là một trải nghiệm truyền cảm hứng cho bà quyết định phân tích chiến lược chi tiêu của những người khác.
Video đang HOT
Trong nghiên cứu này, các tác giả đã bán những chiếc cốc trị giá 2 USD cho hai nhóm: Một trả bằng thẻ tín dụng còn nhóm kia trả bằng tiền mặt. Khi các nhà nghiên cứu thử mua lại những chiếc cốc trên sau 2 tiếng, những người đã trả bằng tiền muốn nhận lại trung bình 6,71 USD trong khi những người đã trả bằng thẻ chỉ cần 3,83 USD. Ngoài ra, những người đã mua cốc bằng tiền mặt thể hiện sự nâng niu đồ hơn.
Ý nghĩa phía sau nghiên cứu của Shah không phải là mới. Margarita Valbuena một bà mẹ 35 tuổi ở Chicago (Mỹ) đã thay đổi thói quen tiêu xài của mình bằng cách chỉ sử dụng tiền mặt để trả cho mọi thứ, trừ các hóa đơn tự động trừ tiền qua tài khoản ngân hàng. Sau chỉ một tháng, Margarita nói rằng chị đã trân trọng những thứ xa xỉ hơn như làm tóc hay quần áo và rút cục đã tiết kiệm được 382 USD (khoảng gần 8,5 triệu đồng).
Chuyên gia Shah giải thích rằng trả tiền mặt khiến chúng ta xót ruột hơn và từ đó món đồ đã mua trở nên đáng nhớ và ý nghĩa hơn. Vì vậy, lần tới, khi định đi ăn hàng, hãy trả tiền mặt, đồ ăn có thể sẽ có hương vị ngon hơn.
Theo webphaidep.vn
"Mắc bẫy" khi mua đồ trả góp
Mua hàng trả góp dễ dàng, vợ chồng anh Mạnh Quân liên tục thay tivi, điện thoại, xe máy... Họ không có tích lũy sau hơn chục năm đi làm. Dưới đây là chia sẻ của anh Quân, 37 tuổi, hiện sống tại TP HCM.
Vợ chồng tôi thu nhập khoảng 25-30 triệu/tháng. Chúng tôi có một dãy 10 phòng trọ, được bố mẹ cho để làm ăn từ khi tôi cưới vợ, mỗi tháng thu được 15 triệu. Hai vợ chồng mở một cửa hàng tạp hóa ngay tại nhà, thu lời tầm 10-15 triệu nữa. Trước đây, chúng tôi cùng làm công nhân trong một công ty của Đài Loan. Sau khi sinh liền tù tì hai đứa con, vợ tôi quyết định nghỉ việc ở nhà để trông con. Tôi làm công nhân thêm khoảng 5 năm nữa cũng nghỉ vì chán cảnh chuyển công ty, chán cảnh làm ca đêm, trái giờ giấc sinh hoạt với cả nhà nên rất bất tiện, trong khi lương chỉ 4-5 triệu/tháng.
Chúng tôi mở cửa hàng vào giữa năm 2013, lúc đó vét hết tiền trong nhà được 50 triệu, vay thêm người quen 100 triệu nữa để nhập hàng về bán. Từ đó đến giờ, cuộc sống cứ tiếp diễn, tiền làm được bao nhiêu tiêu hết bấy nhiêu. May mắn là đầu năm nay, chúng tôi đã trả được hết tiền vay khi mở cửa hàng.
Nhà có sẵn, thu nhập gấp đôi những gia đình công nhân sống xung quanh, chỉ nuôi 2 đứa con nhưng từ hồi kết hôn đến giờ chúng tôi gần như chả tích lũy được gì. Thời mới cưới cách đây cả chục năm, tất nhiên thu nhập của chúng tôi không cao như bây giờ. Sau đó sinh con, tiêu tốn cả mớ tiền, rồi vài lần đổi việc, thất nghiệp tạm thời, cũng không tích lũy được. Tuy nhiên, kể từ lúc mở hàng tạp hóa, cuộc sống ổn định, đi vào quỹ đạo mà tiền cứ đi đâu hết.
Hiện giờ, chúng tôi không có một đồng nào để gửi tiết kiệm, tiền mặt trong nhà thường chỉ tầm 10 triệu, chúng tôi vẫn có những món nợ nhỏ (không phải tiền hàng) phải thanh toán hàng tháng. Bây giờ, Sài Gòn đang mùa mưa và mùa triều cường cao nhất trong năm, mấy hôm nay, khu nhà trọ của tôi bị ngập mà tôi chưa biết tìm đâu ra tiền để sửa chữa.
Hôm qua, vừa đi đóng tiền trả góp cái tủ lạnh kỳ thứ hai về, gặp cậu bạn học cũ nói chuyện đời chuyện việc, tôi nhận ra một trong những lý do khiến chúng tôi không tích lũy được là do mắc bẫy của việc mua hàng trả góp.
Do nhà chúng tôi ở và dãy phòng trọ vẫn chung sổ đỏ với cha mẹ, công việc bán tạp hóa chỉ là kinh tế hộ gia đình, chúng tôi không thể vay tiền ngân hàng, chỉ có thể vay tiền của các tổ chức tài chính (như các công ty bảo hiểm) với lãi suất cao hơn hẳn ngân hàng. Trong khi đó, tiền phòng trọ là đều đặn, nhưng khách thuê trọ đóng lắt nhắt từ ngày 1-15 hàng tháng. Tiền bán hàng cũng toàn món nhỏ lẻ, nên chúng tôi rất khó để tích thành một món lớn. Khi cần tiêu một món gì lớn, chúng tôi đều phải đi vay, rồi trả dần. Có những việc cần gấp, không thể chờ tiết kiệm đủ thì phải đi vay là điều có thể chấp nhận được. Khổ nỗi, nhiều khi đi shopping, nhìn những món đồ đẹp lại muốn mua ngay. Không có tiền sẵn, chúng tôi nghĩ ngay đến mua trả góp để có thể nhận hàng về sớm.
Dễ dàng mua đồ trả góp, chúng tôi bị nghiện lúc nào không hay. Dù đồ cũ chưa hỏng nhưng chúng tôi vẫn sẵn sàng thay đồ mới. Tính ra trong mấy năm gần đây, hai vợ chồng mua 2 cái xe tay ga trả góp (xe cũ vẫn để ở nhà, thỉnh thoảng dùng chở hàng), mua hai cái máy lạnh, một cái tủ lạnh, một cái máy giặt, mua một cái tivi 50 triệu, một cái 12 triệu và trung bình mỗi năm thay điện thoại một lần. Có những tháng, chúng tôi mua tới 4 món đồ trả góp, tuần nào cũng phải đi trả nợ.
Vì ngay từ đầu đã nghĩ đến chuyện mua trả góp nên chúng tôi chỉ tính số tiền mình phải đóng hàng tháng mà ít quan tâm đến tổng số tiền. Lúc ngồi nói chuyện với cậu bạn, tôi mới giật mình vì tiếng là mua lãi suất 0 đồng nhưng chúng tôi luôn bị mua đắt hơn người trả hết một lần, vì còn chịu khoản đóng bảo hiểm cho khoản tiền trả góp. Chưa kể, để được mua trả góp chúng tôi thường phải đến các trung tâm mua sắm lớn, chi phí mặt bằng, nhân viên đắt đỏ đã được chia vào các sản phẩm bán cho khách hàng. Ví dụ cái tivi tôi mua 12 triệu, bạn tôi mua ở một cửa hàng điện tử giá chỉ 10,7 triệu, dù hai sản phẩm đều được bảo hành chính hãng như nhau.
Nhận ra nguyên nhân tốn tiền là một chuyện, còn khắc phục lại là chuyện khác. Tôi đã bàn với vợ sau đợt này hạn chế hẳn việc mua trả góp, vợ ậm ừ nhưng cũng chỉ để đó, có lẽ cô ấy chưa thực sự nhận ra vấn đề.
Theo webphaidep.com
Mua sắm quần áo: 9 mẹo tiết kiệm giúp bạn không "đốt tiền" khi shopping Mua sắm quần áo: 9 mẹo tiết kiệm giúp bạn không "đốt tiền" khi shopping Nếu khoản tiền dành cho việc mua sắm của bạn lúc nào cũng trong tình trạng cạn kiệt, hãy học cách tiết kiệm tiền thay vì trở thành "nô lệ" shopping với 9 lời khuyên hữu ích dưới đây. Mua hàng bằng tiền mặt Việc muah àng bẳng...