Muốn qua chốt đèo Chuối để vào Lâm Đồng phải làm những thủ tục gì?
Nhiều người muốn vào Lâm Đồng nhưng chưa rõ để qua chốt đèo Chuối (QL20), cửa ngõ phía nam của tỉnh này phải làm thủ tục gì?
Sau Nghị quyết 128 của Chính phủ, nhiều người muốn vào Lâm Đồng để thăm người thân, giải quyết công việc… nhưng chưa rõ để qua chốt đèo Chuối, QL20 (TT.Mađaguôi, H.Đạ Huoai), cửa ngõ phía nam của tỉnh này phải làm những thủ tục gì?
Người dân khai báo y tế tại chốt đào Chuối. Ảnh LÂM VIÊN
Khai báo trên Vietnam Health Declaration và ký cam kết phòng dịch Covid-19
Sáng 3.11, trao đổi với PV Thanh Niên, trung tá Phạm Văn Chi, Trưởng chốt đèo Chuối, cho biết thực hiện theo tinh thần chỉ đạo của Trung ương và của UBND tỉnh Lâm Đồng đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19, chốt kiểm soát phòng chống dịch số 1 đèo Chuối vẫn duy trì hoạt động thực hiện nhiệm vụ kiểm soát, phòng chống dịch Covid-19.
Ô tô các loại chờ khai báo tại chốt đèo Chuối để vào Lâm Đồng. Ảnh LÂM VIÊN
Theo ông Chi, tất cả những người dân đến từ TP.HCM và các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu… nếu ở vùng cấp độ 1 đến cấp độ 3 khi lưu thông bằng ô tô gia đình, xe máy và các phương tiện cá nhân khác qua chốt số 1 đèo Chuối để vào Lâm Đồng chỉ phải khai báo y tế điện tử bằng 1 phần mềm duy nhất là Vietnam Health Declaration. Ngoài ra phải ký bản cam kết thực hiện các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 khi đến Lâm Đồng theo quy định.
Bản cam kết phòng dịch Covid-19 được in bản giấy theo mẫu và người dân chỉ việc điền các thông tin theo yêu cầu và chịu trách nhiệm với những thông tin mình đã khai khi đi đến các địa phương trong tỉnh Lâm Đồng.
Video đang HOT
Cứ 2 giờ một lần, Chốt số 1 sẽ chụp và gởi các bản cam kết phòng chống dịch mà người dân đã ký về tất cả các xã, phường trong tỉnh Lâm Đồng để theo dõi, giám sát, quản lý. Ảnh LÂM VIÊN
Cứ 2 giờ một lần, chốt số 1 sẽ chụp và gởi các bản cam kết phòng chống dịch mà người dân đã ký về tất cả các xã, phường trong tỉnh Lâm Đồng để theo dõi, giám sát, quản lý. Trường hợp người dân vi phạm cam kết gây ảnh hưởng đến công tác phòng chống dịch Covid-19 sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định.
Đến từ vùng cấp độ 1, 2, 3 không cần xuất trình “thẻ xanh”
Hiện tại, người dân đến từ các vùng cấp độ 1, 2, 3 khi qua chốt đèo Chuối không cần xuất trình thẻ xanh “chứng nhận đã tiêm vắc xin Covid-19″ và phiếu xét nghiệm âm tính với Covid-19, nhưng đối với người đến từ vùng 4 thì cần giấy xét nghiệm âm tính với Covid-19 còn hiệu lực (trong 72 giờ), hoặc chứng nhận đã khỏi bệnh Covid-19 (trong 6 tháng).
Lái xe và phụ xe tải vận chuyển hàng hóa, khi qua chốt đèo Chuối phải khai báo trên 2 phần mềm. Ảnh LÂM VIÊN
Đối với đội ngũ lái xe và phụ xe tải vận chuyển hàng hóa, khi qua chốt ngoài khai báo y tế điện tử trên phần mềm Vietnam Health Declaration còn khai báo lịch trình di chuyển trên http://quanlylaixe.lamdong.gov.vn để qua chốt
Theo thống kê của chốt đèo Chuối chỉ trong 5 ngày (từ 30.10 – sáng 3.11), có tổng cộng 19.134 phương tiện các loại qua chốt đèo Chuối để vào Lâm Đồng. Trong đó có 7.160 xe tải, 9.605 ô tô con (gia đình, công ty) và 2.371 xe máy, với tổng số người qua chốt 27.273 người.
Vì sao vẫn ùn tắc và có những xe phải quay đầu?
Trung tá Phạm Văn Chi cho rằng từ ngày 30.10 lượng phương tiện lưu thông qua chốt đèo Chuối quá đông, mỗi ngày có từ 3.500 đến trên 5.000 xe các loại với 5.000 đến trên 6.000 người làm các thủ tục để qua chốt, do đó phải chờ đợi.
Một nguyên nhân khác, đa số người dân đến từ TP.HCM sử dụng phần mềm khai báo y tế PC-Covid-19, nhưng chốt đèo Chuối sử dụng phần mềm Vietnam Health Declaration. Do đó, khi đến chốt người dân mới tải phần mềm này và thực hiện khai báo do vậy kéo dài thêm thời gian. Khi khai báo xong người dân quét mã QR tại chốt. Chốt đèo Chuối sẽ cấp giấy chứng nhận đã khai báo y tế thành công để người dân qua chốt vào Lâm Đồng
Lượng ô tô gia đình lên Lâm Đồng quá đông khiến chốt đèo Chuối bị ùn tắc. Ảnh LÂM VIÊN
Ngày 2.11, UBND tỉnh Lâm Đồng có quyết định thành lập chốt kiểm soát phòng chống dịch bệnh Covid-19 tại Cảng hàng không Liên Khương nhằm kiểm tra, giám sát người vào Lâm Đồng, nhất là những khách tới từ vùng dịch theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. Thời gian hoạt động của chốt kiểm soát sẽ theo lịch bay thực tế của các hãng hàng không kể từ 7 giờ ngày 2.11 cho đến khi có thông báo mới.
Một lý do gây ùn tắc nữa, vì bãi đậu xe giới hạn, chỉ cần một vài xe đậu phía trước “trục trặc” trong khai báo y tế dẫn đến ùn ứ những xe sau.
Ông Chi thừa nhận có những xe khách chạy tuyến cố định khi đến chốt đèo Chuối phải quay đầu về. “Xe khách chạy tuyến cố định muốn qua chốt đèo Chuối phải có sự thống nhất giữa Sở GTVT Lâm Đồng với Sở GTVT các tỉnh, TP.HCM. Hiện nay tỉnh Lâm Đồng chưa khai thác các tuyến xe cố định”, ông Chi nói.
Chuyển mạnh lúa, ngô kém hiệu quả sang dâu tằm
Những năm gần đây, người dân huyện Đam Rông (Lâm Đồng) tập trung chuyển đổi diện tích lúa, bắp kém hiệu quả sang sản xuất dâu tằm cho hiệu quả cao.
Theo Phòng NN-PTNT huyện Đam Rông (Lâm Đồng), khu vực Đầm Ròn thuộc 3 xã gồm Đạ Long, Đạ Tông, Đạ M'Rông là nơi có tỷ lệ người đồng bào dân tộc thiểu số trên 90%. Đây là khu vực có nhiều diện tích đất ven sông, suối và người dân chủ yếu sản xuất lúa một vụ, trồng bắp...
Những năm gần đây, việc sản xuất lúa, bắp đạt hiệu quả thấp, chỉ thu về khoảng 2 - 3 triệu đồng/1.000m2 mỗi năm nên ngành nông nghiệp địa phương hướng dẫn người dân chuyển đổi mô hình, khuyến khích và hỗ trợ vốn để người dân chuyển diện tích lúa, bắp kém hiệu quả sang trồng dâu nuôi tằm.
Nhờ phát triển nghề dâu tằm, người dân vùng Đầm Ròn cải thiện nguồn thu nhập, ổn định đời sống. Ảnh: M.H.
Theo ông Nguyễn Văn Chính, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Đam Rông, cây dâu tằm phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng địa phương và đặc biệt vốn đầu tư không quá cao, kỹ thuật canh tác đơn giản, đầu ra ổn định nên địa phương khuyến khích người dân sản xuất. Đến nay, sau 4 năm thực hiện việc chuyển đổi từ đất lúa, bắp kém hiệu quả sang dâu tằm, người dân đã đi vào nề nếp sản xuất, cải thiện nguồn thu nhập và ổn định cuộc sống.
Theo đánh giá, xã Đạ M'Rông hiện có 138 hộ dân trồng dâu nuôi tằm với tổng diện tích ở vào khoảng 50,7ha. Trong số này có 87 hộ dân được nhà nước hỗ trợ nguồn vốn phát triển với diện tích tổng cộng 24,7ha.
Tại xã Đạ M'Rông, quy mô sản xuất dâu tằm hộ gia đình giao động từ 1.000 - 5.000m2. Ông Nguyễn Hoàng Mai, Bí thư Đảng ủy xã Đạ M'Rông cho hay, trong giai đoạn 2018 - 2021, nhờ nghề trồng dâu nuôi tằm mà 10 hộ gia đình đã thoát nghèo.
Về phần người dân, nhận thấy việc phát triển dâu tằm cho kết quả khả quan nên hiện có 32 hộ dân xã Đạ M'Rông đang đăng ký chuyển đổi 5,7ha lúa một vụ, đất trồng bắp kém hiệu quả qua trồng dâu. Dự kiến, trong giai đoạn 2021 - 2022, địa phương này sẽ có thêm 20 ha dâu tằm.
Lâm Đồng hiện có 9.344ha diện tích dâu phục vụ nuôi tằm và dự kiến tăng lên 10.000ha vào năm 2023. Ảnh: M.H.
Trong khi đó, xã Đạ Tông cũng phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm với quy mô 137 hộ, diện tích khoảng 52,4ha. Trong số này có 105 hộ được nhà nước hỗ trợ sản xuất với tổng diện tích khoảng 31,4ha. Toàn bộ diện tích dâu ở địa phương là chuyển đổi từ đất lúa một vụ kém hiệu quả ở các cánh đồng Đạ Nhinh, Đạ Kao, Păng Út, Chiêng Tor, Buôn Yông, Liêng Trang. Kỹ thuật canh tác đang ngày càng được cải thiện và hiện nay, năng suất dâu của địa phương đạt 3 - 3,5 tạ/1.000m2.
Tại xã Đạ Long, người dân cũng thực hiện chuyển đổi khoảng 6,7ha qua sản xuất dâu tằm và dự kiến tiếp tục mở rộng trong thời gian tới.
Theo ngành nông nghiệp huyện Đam Rông, nghề trồng dâu nuôi tằm ở 3 xã vùng Đầm Ròn mang lại hiệu quả rõ rệt. Các hộ dân trồng dâu nuôi tằm có nguồn thu nhập trung bình 7 triệu đồng/hộp tằm.
Chính quyền huyện Đam Rông xác định việc phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm là hướng đi quan trọng giúp bà con vùng Đầm Ròn thoát nghèo. Do vậy, địa phương đang tuyên truyền, vận động và hỗ trợ người dân tập trung sản xuất, chuyển đổi đất kém hiệu quả sang trồng dâu nuôi tằm để phát triển kinh tế.
Hỏa hoạn thiêu rụi 2 căn nhà ở Đà Lạt Trên địa bàn xã Xuân Trường, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng vừa xảy ra vụ hỏa hoạn làm 2 ngôi nhà của gia đình bà Võ Thị Kim Hương và gia đình ông Hoàng Văn Toàn bị thiêu rụi. Theo thông tin ban đầu, vào khoảng 16 giờ ngày 28/10, ngọn lửa bắt nguồn từ nhà bà Võ Thị Kim Hương,...