Muốn con gần thiên nhiên, người mẹ trẻ tự tay biến “chuồng cọp” 6m2 thành ban công sáng, xanh, đẹp
Với mong muốn cả nhà có không gian nghỉ ngơi, con được gần thiên nhiên, bà mẹ trẻ ở Hà Nội đã cải tạo ban công thành nơi đẹp và xanh.
Tự tay đóng đồ gỗ, làm đẹp ban công suốt 2 năm
Ở các gia đình sống trong chung cư, ban công được xem là khoảng không gian quan trọng. Bởi đây là nơi để đón ánh sáng, để gia đình có thể hít bầu không khí trong lành. Nhiều gia đình có điều kiện còn biến ban công thành nơi để cả nhà ngồi ăn, thưởng trà, nghỉ ngơi lúc mệt mỏi…
Chị Hồng Nghĩa và con gái.
Với những gia đình có ban công nhỏ, cũ thì điều đó rất khó. Tuy nhiên, không có nghĩa là không làm được nếu như có ý tưởng và quyết tâm. Chị Hồng Nghĩa và chồng con đang sống trong một khu tập thể cũ ở Hà Nội. Với thiết kế kiểu cũ, ban công khá hẹp và chật. Trước đây, không gian này chỉ có diện tích chỉ 6m2 nên gần như gia đình chị Nghĩa chỉ dùng làm nơi phơi đồ và không gian không hề thoáng.
“Ban công nhà tôi trước đây chỉ đơn giản là chuồng cọp trong nhà tập thể. Nhà tôi dùng phơi đồ, sau đó có sửa một góc để thành nơi trồng một vài cây nho nhỏ”, chị Nghĩa cho hay.
Ban đầu, ban công không được dùng làm gì ngoài phơi đồ và đặt vài cây nên khá trống. Sau đó, chị Nghĩa bắt đầu bài trí và biến ban công thành không gian cho gia đình. Mặc dù, hiện nay, trên thị trường có rất nhiều công ty cung cấp dịch vụ thiết kế nhà và ban công, nhưng chị Nghĩa không thuê. Bởi bà mẹ này cho rằng, diện tích ban công hẹp, nếu thuê chưa chắc đã có bên nào nhận.
Nói về mục đích thay đổi ban công nhỏ, chị Nghĩa cho hay: “Tôi muốn thay đổi cho ban công vì muốn con gái được gần với thiên nhiên, cho con cùng chăm sóc cây”. Thực tế trăn trở của chị Nghĩa cũng là suy nghĩ của nhiều ông bố bà mẹ ở thị thành. Bởi, vốn đất ở thành phố chật chội, đông người, không mấy gia đình có được khoảnh vườn như ở quê. Cho nên, trẻ em cũng vì vậy không có cơ hội thăm cây, chăm cây hay tưới hoa như các em bé sống ở nông thôn.
Ngoài ra, chị Nghĩa kỳ vọng sự thay đổi cho ban công giúp nhà có một góc cây thoáng mát, thỉnh thoảng ngồi nghỉ ngơi và chăm sóc cây để cảm thấy cuộc sống ý nghĩa hơn.
Ngoài cây tự mua ngoài hàng thì các đồ bằng gỗ ở ban công như bàn ghế được chị Nghĩa tự đóng hoàn toàn. Theo lời chị Nghĩa, ngày còn bé, khi ở nhà vẫn thường cùng bố đóng các vật dụng bằng gỗ nhỏ nên cũng có chút kinh nghiệm.
“Vì muốn đóng theo nhu cầu của mình nên tôi tự đóng. Chồng tôi cũng biết nhưng không biết diễn tả cho anh ấy như thế nào nên tôi tự tay làm dù cũng chưa đẹp lắm”, chị Nghĩa tâm sự.
Mỗi ngày, chị Nghĩa bắt đầu đóng bàn ghế bằng các tấm gỗ pallet sau khi đã hoàn thành các công việc khác. Thông thường, công việc này bắt đầu lúc 17h và sau 4-5 tiếng sẽ hoàn thành một kệ gỗ hoặc ghế dài. Dẫu khá vất vả nhưng chị Nghĩa đã biến đam mê và mong muốn có ban công để con gái gần với thiên nhiên làm động lực.
Video đang HOT
“Tôi có tham khảo trên mạng nhưng chỉ nhìn hình thôi. Tôi cắt dựng theo kích thước dựa trên mẫu khoảng 50% và thay đổi để phù hợp với khả năng của mình”, chị Nghĩa trải lòng.
Chọn cây phù hợp cho ban công
Điều khiến chúng tôi thật sự ngạc nhiên là chị Nghiã đã mất tới khoảng 2 năm để thay đổi cho ban công. Theo lời chị Nghĩa, chi phí bỏ ra khoảng 10 triệu đồng kể cả mùa các tấm pallet về đóng và mua cây xanh. Trong 2 năm đó, chị chăm chút, tô điểm cho ban công từng ngày, mua các loại cây khác nhau về đặt ở ban công. Sau sự nỗ lực đó, ban công chật chội ngày nào đã “lột xác”.
Vì diện tích ban công bé nên chọn cây để trồng và bày biện cũng khiến chị Nghĩa phải suy nghĩ. Chị Nghĩa cho rằng, bản thân ưu tiên chọn những cây như sen đá, cây cảnh, không trồng hoa vì không có đủ nắng .
“Với các cây sen đá, tôi tìm hiểu kỹ thuật trồng sen, thuần môi trường từ nơi mua ở trong Nam đưa ra để phù hợp với khí hậu ngoài Bắc. Còn các cây cảnh khác thì có tìm hiểu cách trộn đất trước khi đưa cây vào chậu trồng, thường mua cây giống về thì tôi đều làm đất mới, sang chậu và chăm theo từng loại khác nhau, tuỳ vào chế độ tưới cây để sắp xếp việc cây để sao cho hợp lí để vừa vệ sinh và sạch sẽ chỗ trồng”, chị Nghĩa chia sẻ.
Ngoài ra chị Nghĩa cũng chọn các cây gia vị như: hương thảo, bạc hà, khuynh diệp có thể đuổi muỗi và giúp có thể lọc không khí… Sòn sen đá, trầu bà, dương xỉ… là các cây có sức sống tốt, dễ trồng và dễ chăm sóc. Khi mua cây về thường sẽ trộn lại đất, thay chậu, bón thêm phân để cây được phát triển tốt hơn, ìm hiểu một số cách chăm sóc đặc biệt của các giống cây như sen đá…
Anh Minh
Nghỉ ở nhà dài ngày, chàng trai Sài Gòn biến ban công 4m nhàm chán thành "khu vườn" xanh mướt đủ loại cây
Ở nhà dài ngày vì dịch, chàng trai trẻ Sài Gòn đã quyết định biến góc ban công thành khu vườn xanh mát để thêm hứng thú khi làm việc, thư giãn.
Ban đầu, vì bận rộn với công việc hàng ngày, với nhịp sống nhộn nhịp huyên náo Sài Thành, chàng trai Phạm Vương Quý Đôn không mấy quan tâm đến góc ban công nho nhỏ của nhà mình. Tuy nhiên, vì ở nhà dài ngày trong thời gian này, Quý Đôn quyết định cải tạo, thổi sức sống mới cho ban công với những loại cây cối mà mình yêu thích.
Quý Đôn hiện đang là sinh viên năm thứ 2 khoa hội họa, trường Đại học Mỹ thuật TP. HCM, đồng thời cũng là một họa sĩ minh họa tự do. Quý Đôn đang học tập và làm việc với bút danh Phạm Rồng. Chàng sinh viên trẻ còn tự nhận mình là một nông dân phố thị cần mẫn với trợ lý là... hai chú mèo lười.
Với khoảng diện tích 4m bao gồm bề ngang 4m và sâu hơn 1m, chàng trai trẻ đã biến khoảng "giếng trời duy nhất chiếu sáng" cho cả căn hộ nhỏ thành khu vườn thật đẹp.
Chàng trai trẻ có bút danh Phạm Rồng vô cùng yêu thích trồng cây và trang trí ban công bằng các loại cây chính mình chăm sóc.
Góc ban công những ngày đầu tiên cải tạo.
Quý Đôn cho biết: "Căn hộ này vốn là mình thuê từ người khác. Chị chủ nhà khá khó tính và tuyệt đối cấm những việc chỉnh sửa, đụng chạm đến căn nhà nên mình không dám sơn sửa hay đập phá gì, chỉ biết trồng thật nhiều cây để ngắm nhìn mỗi ngày".
Ban công hướng Nam nên ánh sáng không nhiều, đôi khi còn bị thiếu sáng nếu trời quá nhiều mây. Vì thế, Quý Đôn thường chọn trồng những loại cây không quá ưa sáng hoặc có thể phát triển tốt với ánh sáng gián tiếp. Chàng trai đặc biệt yêu thích những loại cây gia vị Tây phương như Rosermary và Basil.
Những loại cây này không ưa nắng gắt chói chang của Sài Gòn. Bởi thế, điểm cộng ở nhà hướng này chính là chàng trai có thể để hẳn các chậu cây ở ngoài ban công, mặc kệ mưa nắng vì ánh sáng phù hợp với sự phát triển của cây, kể cả vào lúc 12 giờ trưa.
Không gian đã trở nên đẹp mắt khi biến thành "khu vườn" với những loại cây bé xinh.
Quý Đôn trồng nhiều loại cây khác nhau.
Góc nhỏ xanh tươi.
Góc nhỏ đẹp mắt.
Để góc nhỏ thêm đẹp mắt, Quý Đôn tái chế lại các chai nhựa thừa, hũ sữa chua và lọ thủy tinh để làm chậu trồng cho nhiều loại cây khác nhau. Những chai nhựa thừa tưởng chừng xấu xí nhưng khi nhờ sự khéo léo và sáng tạo trong việc cắt, tái chế của Quý Đôn đã biến thành những chậu cây đẹp mắt.
Về phần hiên của ban công khá nhỏ nên Quý Đôn dùng các tấm PP dày khoảng 3cm đưa vào giữa khe lưới sắt để mở rộng. Từ đó có thể đặt thêm được khá nhiều chậu cây.
Hai chú mèo lười là bạn của chàng trai khi chăm sóc ban công nhỏ.
Dù mới bắt đầu yêu thích và trồng cây trong khoảng thời gian ngắn, dù chưa có nhiều kinh nghiệm nhưng Quý Đôn đã sắp xếp thời gian để học hỏi thêm về kinh nghiệm trồng cây, xem các clip hướng dẫn trên mạng để mở mang thêm kiến thức. Chàng trai đặt quyết tâm khi trồng cây nào sẽ tìm hiểu thật kỹ cách chăm sóc loại cây đó. Quý Đôn cũng thường xuyên kiểm tra lại cường độ ánh sáng, lượng nước, vị trí đặt cây để xem môi trường có hợp lý giúp cây phát triển hay không, có cần thay đổi gì hay không.
Chàng trai cho biết thêm: "Mình cố gắng quan sát màu sắc lá cây mỗi ngày, để ý xem lá có bị rũ, héo, đổi màu..., và so sánh cây của mình với hình ảnh cây đó ở trạng thái khỏe để ngay lập tức điều chỉnh ánh sáng, nước tưới cũng như chế độ chăm sóc".
Các loại cây đẹp hơn khi được bố trí gọn gàng.
Theo kinh nghiệm của Quý Đôn, cây trồng rất cần nước. Do sống ở chung cư nên nước thường có tỉ lệ clo khá cao, bởi thế anh thường để hai âu nước tưới ở ngoài khoảng 1 đêm để giảm bớt nồng độ clo.
Quý Đôn không bón phân cho cây. Thay vào đó, chàng trai trẻ tưới cây bằng nước vo gạo. Anh cũng thường xuyên bón cây bằng vỏ trứng hoặc vỏ cam, vỏ chuối xay nhuyễn. Những nguyên liệu này vừa rẻ, dễ kiếm và không gây xót đất, lại vô cùng tốt cho sự phát triển của cây cối.
Mỗi loại cây cũng thường phù hợp với vùng khí hậu khác nhau. Vì thế, cần quan sát cây từng ngày, chăm sóc bằng tất cả tình yêu và sự tận tâm để nhận được thành quả không bao giờ khiến bản thân thất vọng.
Quý Đôn mong muốn qua đợt dịch này, nếu có thời gian và điều kiện, anh sẽ tiếp tục trồng thêm thật nhiều loại cây vừa tốt cho môi trường, vừa tạo cảm giác thư giãn, đặc biệt là với anh, một người trẻ đang sống giữa thành phố Sài Gòn nhộn nhịp.
Nhật Ánh
Ninh Thuận: Blue Ocean Villa Tọa lạc đường Tl702, thôn Khánh Tường, xã Tri Hải, huyện Ninh Hải, Ninh Thuận. Với thiết kế phòng độc đáo, gần gũi thiên nhiên, chọn màu xanh làm điểm nhấn, không gian view cảnh cực đẹp với nhiều góc sống ảo cho giới trẻ và tiện lợi để bạn có thể tận hưởng một thế giới với không gian xanh và an...